Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

do Fe2+ khi gap +o2+c02---->Fe3+ket tua tao mau vang virut se bi nuoc muoi lay het nuoc trong nhan qua duong mang

RNH2 -> ROH -> RCN -> RCOOH -> RCOCl Phenylendiamin là NH2-C6H4-NH2, toluidin là CH3PhNH2 NH2PhNO2 -> N2ClPhNO2 -> ClPhNO2 -> ClPhNH2 -> ClPhN2Cl -> ClPhI

bà con ơi khi làm các bài tập về chất khí em thường lung tung trong các bài vầ áp suất vậy có cách nào để làm thành thạo phần này ko :tinh

Các bác cho em hỏi: chì có khả năng hấp thụ bức xạ cao tần như tia rơnghen, vậy với sóng radio, tia hồng ngoại thì chì còn có khả năng ấy không?

hấp thụ hết các tia như radio hay tia hồng ngoại thì chỉ làm cho mảnh chì nóng lên hay một phần bức xạ bị phản xạ lai hay chyển thành nhiệt bởi vì sóng là các bức xạ mang E năng lượng này có thể chuyển thành giao động ion (+) tức là nhiệt hay có thể kích e lên mức năng lượng cao hơn rồi sau đó e lại trở về mức cũ tức là sóng bị phản xạ :yeah (

theo mình được biết các khí gây độc bao gồm SO2 CO2 H2S Cl F… vậy còn có khí nào nữa??? mong các bạn chỉ giáo

Tại sao CaC2 mùi hắc, còn C2H2 lại ko mùi?

Do calcium carbide tiếp xúc với hơi nước, nhưng trong calcium carbide có lẫn 1 ít tạp chất như Al2S3 hoặc Ca3P2 nên khi thủy phân cho 1 số khí là H2S hoặc PH3, mấy khí này có mùi hôi, nhưng mà do lượng nước ít nên các khí này không giải phóng ra mà lại bị hấp thụ lại trên bề mặt của calcium carbide -> tạo nên mùi hôi.

khoan nha lý luận có lẫn tạp chất Al2S3 và Ca3P2 có vẽ hợp lý nhưng quy trình điều chế từ CaO lẫn tạp chất Al thì có nhưng S với P thì lion lấy đâu ra vậy phôtphin cháy ngay trong khôgn khí còn H2S thì có mùi trứng thối khi hấp phụ trên CaC2 thì tại sao có mùi hắc Và cậu có chắc chắn là nếu tạo đựơc CaC2 tinh chất thì lúc đó sẽ không có mùi đặc trưng của đất đèn không ?

CaC2 được tổng hợp từ CaO và C trong công nghiệp. CaO có lẫn các tạp chất magnesium oxide, aluminum oxide, iron oxide và P. Carbon thì xuất phát từ dầu mỏ (petrolium coke), luyện kim (metallurgical coke) và than anthracite có nhiều tạp chất, trong đó có nhiều lưu huỳnh. Bạn có thể tham khảo thêm file đính kèm.

Mọi ngưòi ơi trong sách giáo khoa không có dạy về chất làm khô phải không? Nhưng mình có nghe nói chất làm khô phải có tính háo nước và không phản ứng với chất cần làm khô.Mình có nghe các bạn mình nói là P2O5 không dùng để làm khô những chất có chứa oxi và mình biết có những chất làm khô là CaO , CuSO4 khan, H2SO4 đ. Mọi người chỉ giúp mình có những chất làm khô nào và có những gì cần lưu ý khác ko?

CHo tui hỏi cái là CU có phải là nguyên tố lưỡng tính hok?

CU thì tui ko bít :mohoi ( :cuoi ( nhưng Cu thì có tính lưỡng tính đấy bạn ạ. Có thể nói kim loại d sớm & d muộn có tính lưỡng tính. Bạn tham khảo thêm trong sách “Hóa học vô cơ” quyển II & III của tác giả Hoàng Nhâm sẽ rõ hơn. Chúc học tốt! Thân!

Tui hổng rõ nguyên tố đồng có tính lưỡng tính hay không nhưng có thí nhiệm gây ngạc nhiên với ion đồng (II) như sau: nhỏ dung dịch baz đậm đặc NaOH hay KOH (nồng độ 30% trở lên) vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Ban đầu sẽ thấy kết tủa Cu(OH)2 tạo thành với màu xanh đậm rất đẹp. Nếu tiếp tục nhỏ dung dịch baz vào ống nghiệm và đun nóng, đến một lúc nào đó kết tủa Cu(OH)2 sẽ tan hết do tạo phức với baz.

CẢ LỚP TỚ THÍ NGHIỆM CHO THỬ TÍNH AXIT CỦA H2SO4 KHI CHO QUÌ ÀO NHUNG KO THẤY GÌ TẠI ?

có thể do nồng độ của H2SO4 hoặc do giấy quỳ của bạn bị hư mình cũng có lần thử dùng quỳ để thử NaOH nhưng nó kô đổi màu

ai cung cấp ộ tớ màu sắc của một số kim loại đươc không(càng nhiều càng tốt)!!! tớ sẽ cảm ơn nhiều lắm…(ah để làm bài trang trí màu ấy mà…tớ học mỹ thuật…thích hóa lắm) :danhmay (

Giấy quỳ là giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa, có màu gốc ban đầu là màu tím (nên còn được gọi là giấy quỳ tím), được sử dụng trong ngành hóa học để thử, kiểm nghiệm độ pH. Khi nhúng mảnh giấy quỳ vào dung dịch, nếu màu giấy quỳ giữ nguyên màu tím thì dung dịch đó trung tính, nếu ngả sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, nếu chuyển sang màu đỏ thì dung dịch đó mang tính axit. Giấy quỳ (pH indicator) pH dưới 4.5 pH trên 8.3 đỏ ↔ xanh (Trích từ Quỳ – Wikipedia tiếng Việt)

Có thể nồng độ dd H2SO4 của bạn quá cao nên đã oxy hóa hết các chất có tác dụng đổi màu khi pH dd thay đổi hoặc quỳ tím xủa bạn đã bị hỏng Ý kiến của mình là vậy. Các a e góp ý thêm với nhé. Thân!

Cảm ơn bạn tieulytamhoan. Cu đúng là nguyên tố lưỡng tính( Tui mới đọc trong một quyển sách) nhưng tính lưỡng tính của nó thể hiện hok rõ. Cảm ơn bạn nhìu

bạn ơi ko có khái niệm về nguyên tố lưỡng tính đâu nhé :mohoi ( mình hiểu ý bạn hỏi nhưng nên chú ý cách sử dụng các khái niệm. Với Cu thì hidroxit của nó thế hiện tính lướng tính ( tan 1 phần trong kiềm đặc nóng )

Có rất nhiều chất làm khô khác nhau, và hình như dùng P2O5 là ngon nhất vì lượng nước còn lại ít nhất. Còn 1 số chất là Mg(ClO4)2, silicagen, Mg kim loại, Ca kim loại… Nếu mình ko nhầm thì Mg(ClO4)2 là dùng trong CN nhiều nhất vì sau khi hút ẩm nó dễ dàng loại nước bằng cách nung nóng để sử dụng lại, và nó ko kiêng nể chất nào cả.