Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Theo link nay thi Natri thiosunphate con dung de tach vang nua

cho em hỏi tại sao ta lại nhìn thấy bầu trời có màu xanh nhạt? có phải là màu O3 ,và O3 khác màu O2?

please ref here: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=604&highlight=trời+xanh

Enjoy.

Ai cho em hỏi xem H2SO4 đđ + CaO ~~~> ??? ??? và có thể cho em xin tài liệu về tất cả các Pứ khó nhớ của H2SO4 đđ dc hem ạ???

Bạn ui, bạn nên nắm các nguyên lý, tính chất của hóa chất để viết ptpứ thì tốt hơn là học thuộc đấy :mohoi (. Chúng ta chỉ nên học thuộc những p/ứ nào ko thuộc quy luật thôi bạn nhé :cuoi (. Memory của chúng ta có giới hạn mà, đừng phí “dung lượng” của memory chứ :cuoi (. H2SO4 đđ ngoài tính acid mạnh ra còn có tính oxi hóa mạnh —> khi p/ứ với 1 k/loại hay oxid kim loại mà soh của k/loại này chưa đạt max thì sẽ có sự tăng soh của k/loại trong hợp chất mới tạo thành (oxi hóa k/loại lên đến số oh cao nhất có thể) + SO2 (thông thường trong trường hợp này là SO2) + H2O VD: FeO + H2SO4đđ —> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Cu + H2SO4đđ —> CuSO4 + SO2 + H2O Còn ptpứ của bạn theo moi nghĩ là…: CaO + H2SO4đđ —> CaSO4 + H2O thui bạn ah Ý của moi là dzậy. Các a e cho ý kiến thêm nhé. Thân!

Nếu nghe cái chữ H2SO4 đậm đặc mà còn nhận thấy là mấy cái muối SO4 này tan ít mà muối HSO4 tan nhiều thì vụ này phải tạo ra Ca(HSO4)2 mới đúng chứ! Mọi người qua thảo luận xem em nói như thế có đúng ko ạ?

Cho 1 dd A là hh gồm HF 0,1M VÀ NaF 0,1M. a, tình pH của dd A b, pH của dd A thay đổi như thế nào nếu ta thêm vào 1l dd A 0,01 mol HCl. c, pH của dd A thay đổi như thế nào nếu ta thêm vào 1,5l dd A 0,6g NaOH. Biết Ka HF là 6,8x10^-4

Làm hộ tớ với các bạn :tinh (

a) Ta thấy dd là hệ đệm. Áp dụng ct pH = pKa -lgCa/Cb là ra. Còn hai câu kia viết pt, tính lại nồng độ mol —> pH

ngồi xem phần “tính chất của kim loại kiềm”, thấy phân vân về hidrat, tìm trong diễn đàn không thấy nên mình post 1 bài xem: quá trình hidrat là quá trình kết hợp của nước với các phân tử, nguyên tử và ion. quá trình có thể dẫn đến sự phá hủy hoặc không phá hủy phân tử H2O. quá trình hidrat hóa không có sự phá hủy phân tử H2O tạo thành hidrat. quá trình hidrat được quy định bởi tương tác tính điện, tương tác van-de-van, liên kết phối trí và liên kết hydro.

Cần phân biệt sản phẩm hydrat hóa (keyword: hydrate - wikipedia.org) và quá trình hydrat hóa (hydration process or hydration).

Quá trình hydrat hóa theo mình hiểu là sự solvate hóa nhưng với dung môi là nước.

Còn định nghĩa trên của chemistry_ru09 hình như là sản phẩm hydrat hóa.

Nhưng đọc hết bài post, vẫn hok biết bạn phân vân cái gì :sangkhoai

Có thể tham khảo hydration ở link sau, khá chi tiết:

Thân chào !

quy co bac nao co tai lieu ve hang so nghiem soi cho em xin voi

vậy tại sao Iodine lại là chất rắn ở đkiện thường trong khi các halogen khác thì ko phải như vậy?

Với tư cách là cựu mod mình xin lưu ý bạn nên đọc lại những bài viết trước đây của các bạn, mọi vấn đề về halogen đã được giải quyết gần như hoàn chỉnh cho mức độ chuyên phổ thông. Việc post này gây nhiều phiền phức, chã ai muốn nhắc đi nhắc lại hoài nữa. Mà trong lúc lục lại những bài viết trước kia, mình đảm bảo rằng bạn sẽ nhận ra còn nhiều điều thú vị bất ngờ hơn bạn tưởng nữa đấy :slight_smile: Đó là tất cả những bài học và kinh nghiệm của thế hệ đi trước để lại, đủ để thế hệ sau học trong một thời gian dài đấy ^^ thân!

cảm ơn link của bm! d/n trên của mình nói về quá trình hydrat hóa, chứ có nói đến sản phẩm hydrat hóa đâu. ah! còn mình đã có thắc mắc như sau: tại sao trong dãy các muối từ Li - Cs, xu hướng tạo thàng tinh thể hidrat giảm dần ( chúng được biết nhiều đối với Li, ít hơn đối với Na, và rất ít đối với các kl kiềm khác)?theo mình nghĩ: yếu tố “bán kính Me+” quy định xu hương trên.

Do từ Li-> Cs bán kính nhỏ dần mà huynh

Z tăng, R tăng, ở đâu mà giảm :ngungay (

mình có thêm 1 thắc mắc này: các muối của Be2+ và Mg2+ bị thủy phân, còn các muối Ca2+, Sr2+, Ba2+, Ra2+ chứa anion của acid mạnh thì không bị thủy phân. [u][b] thắc mắc được mình in nghiêng. mong sự giúp đỡ của mọi người!

câu “các muối của Be2+ và Mg2+ bị thủy phân, còn các muối Ca2+, Sr2+, Ba2+, Ra2+ chứa anion của acid mạnh thì không bị thủy phân” là được trích từ sách. theo mình có thể trong trường hợp này, người ta bỏ qua cân bằng tạo ra muối ít tan của Ca2+, Sr2+, tức coi như trong dung dịch chúng tồn tại hoàn toàn dưới dạng Ca2+(H2O)n, Sr2+(H2O)n, chứ ko có [Ca(OH)]+, Ca(OH)2 ít tan (tượng tự với các ion khác), và chỉ xét đến cân bằng của các anion: anion của acid mạnh thì không phản ứng với H2O. Đấy là suy nghĩ mới của mình. có gì mọi người xem xét, bổ sung hộ!

:bepdi( Em nhầm. sr ^^ Cái câu củ huynh chemistry_ru09 thì do độ tan các hidroxit tăng dần từ Be -> Ba. 2 cái Be(OH)2 với Mg(OH)2 tủa nên Mg2+ với Be2+ bị thủy phân mạnh :cuoimim (

các bạn có tài liệu về este vòng, axit cacboxylic (kiến thức nâng cao) không cho mình xin với (nếu có bài tập nữa thì càng tốt) xin cám ơn rất nhiều