Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

hic , em coi cuốn hoá vô cơ phi kim phần halogen của thấy An đâu có thấy nói tới HBrO2 và HBrO4 , trong cái bảng đó chỉ có HBrO và HBrO3 thoai àh

Không nói đến thì đâu có nghĩa là ko có đúng ko nè?! :cuoi ( Theo bạn thì hidrogen có vân đạo d ko nhỉ? :cuoi (

cuốn đó ghi là axit có oxi HXOn : với F2 : ko có Cl2 : HClO , HClO2 , HClO3 , HClO4 Br2 : HBrO , HBrO3 :chocwe (
I2 : HIO , HIO3 , HIO4

bác nêu đặc điểm của HBrO2 và HBrO4 ( nếu có ) đi há
:ngu9 (

Hic , VD chút thông tin về HBrO4 nhé :mohoi ( : HBrO4 ko tách đc ở dạng tự do , tồn tại trong dung dịch ko màu , nồng độ cực đại 83% về khối lượng , bền trong dung dịch dưới 55%. Hầu như ko chưng cất đc trong chân ko. Là 1 axit mạnh. Chất oxi hóa , Pư chậm HBrO4 đ => HBrO3 + 1/2 O2 2HBrO4+ I2 + 4H2O => 2H5IO6 + Br2 :sep (

ko phải sách nào cũng đủ mà bạn :cuoi ( Thân

Mấy anh chị cho em hỏi:

Tại sao khi đốt đồng trong bình cầu chứa khí clo thấy xuất hiện hỗn hợp khói trắng và khói màu nâu??

Bạn check lại dzụ này nhé . soh max của halogen là +7 mừ! :ngungay (

Thật ra mà nói thì bạn (và tôi) chưa hề tiếp xúc hoặc thực nghiệm qua các dd HBrO2 & HBrO4 đúng ko nè?! (ít nhất là về fía tui). Tất cả những gì tui & bạn bạn bít đa phần đều dựa trên…giấy! —> bạn muốn tui đưa ra các luận cứ về HBrO2 & HBrO4 là muốn làm khó hay muốn phản bác những vấn đề tui đưa ra??? Nếu quả thật như vậy thì tui đành hên bạn dịp khác vậy. Bi giờ tui đang rất bận nên ko thể clearly vấn đề này cho bạn được . Thông cảm nhé. Tui sẽ pm cho bạn hoặc post lên sau. Thân!

khói tráng là các hạt CuCl khói nâu là tinh thể CuCl2 rất nhỏ :cuoimim (

Nhân tiện các bác đang nói đến Iod, em cũng có một câu hơi ngu ngu muốn hỏi: Trong phương pháp iod ở chuẩn độ oxi hóa khử thì tại sao ko cho hồ tinh bột ngay lúc đầu và chuẩn độ cho đến khi mất màu mà lại cho vào lúc cuối cùng khi dd có màu vàng. Các bác giúp em nhé ! Thân !

Theo moi, do hồ tinh bột hấp phụ mạnh iod nên nếu bạn cho iod ngay từ đầu thì 1 lượng lớn iod sẽ bị hấp phụ mạnh khiến cho số liệu của quá trình trình chuẩn độ bị sai lệch so với giá trị thực (vì quá trình chuẩn độ là đưa iod ở dạng I3- về dạng I2, thường thì ng ta dùng thiosulfate natrium). Vì vậy, khi chuẩn iod thì ng ta chuẩn cho đến khi dd có màu vàng rơm thật nhạt thì mới thêm hồ tinh bột vào . Ý moi là vậy, các a e cho ý kiến với nhé. Thân!

để giải thích hợp chất có màu hay không màu, màu xanh hay màu đỏ, màu đậm hay màu nhạt,… các bạn phải sử dụng phổ hấp thụ (tài liệu tham khảo: các phương pháp vật lý ứng dụng trong hóa học): khi chiếu ánh sáng trắng vào một chất, các phân tử của chất đó sẽ hấp thụ một bước sóng đặc trưng (cấu trúc khác nhau thì hấp thụ các bước sóng khác nhau), màu nhìn thấy được của chất là màu bù với màu bị hấp thụ

Đầu thế kỷ 19, để giải thích cho sự không tồn tại của ion BrO4- nhiều nhà khoa học trong đó có Linus Pauling cho rằng đó là do sự xen phủ rất kém giữa orbital 4d của brom và orbital 2p của oxi. Nhưng lý thuyết này đã bị bác bỏ vào năm 1968 khi một nhà hóa học Mỹ Appelman tìm ra con đường tổng hợp ion perbromat: XeF2 (aq) + BrO3- (aq) + H2O (l) -----> Xe + 2 HF (aq) + BrO4- (aq) Ngoài ra còn một cách khác để tổng hợp ion perbromat, và được sử dụng chủ yếu hiện nay: BrO3- (aq) + F2 (g) + 2 OH- (aq) -----> BrO4- (aq) + 2 F- (aq0 + H20 (l) Ion BrO4- khá bền về mặt nhiệt động học nhưng lại luôn “trốn tránh” người tổng hợp vì thế khử rất cao của nó: Eo (BrO4-/BrO3-) = +1,74 V, vì vậy chỉ những tác nhân oxi hóa cực mạnh mới oxi hóa được bromat thành perbromat.

Cảm ơn nanoman nhìu nhé!!!:hun ( . Bạn đã giải đáp quá OK câu hỏi của divangcuoctinh dzề HBrO4. Mình xin bổ sung thêm vài chi tiết nữa:

divangcuoctinh nếu muốn tìm thông tin về HBrO2 & HBrO4 thì bạn có thể gõ các keyword sau vào google: “bromous acid” + HBrO2 & “perbromic acid” + HBrO4 . Chúc vui nhé! Thân! :welcome (

Au + HCN -> H[Au(CN)2] + H2 :sacsua (

Je ne pense pas comme toi :cuoi ( Je pense : Au + HCN ----> : non! :cuoi ( :chaomung

oh , huynh lại nghĩ là phải có chất oxi hóa nào đấy thì phản ứng mới sảy ra chứ gì! je pense que vous avez eu tort! quand j’ai d’or,je le prouverais!!! :sangkhoai ai có ý kiến gì thì post lên nhé, tieulytamhoan “CONSERVER” quá

He he he…bạn nói tui “conserver” là hơi quá đó nhe :nghi ( :cool (! Tui đã tham khảo từ 1 cao nhân rùi :cool (…Vị ấy bảo như thế…he he…:cool (

hehe, zậy thì huynh bảo cao nhân đấy viết bài ở mục này đi.je ne crois pas!!!

Tui ko có ý nói ngang hay lừa đảo bạn nhưng tui check được dzụ này là từ tư liệu vị ấy giải cho các học trò của vị ấy, may mắn tui có được tư liệu ấy, hum nay sắp xếp đồ đạc vô tình thấy nên mới post lên. Nếu bạn có nhã hứng muốn mục kích thì fiền bạn vào HCMC tui sẽ đáp ứng ngay! :welcome ( Dzụ vị ấy post bài lên đây thì tui ko có khả năng…hì hì… :liemkem ( . Nói chung dzụ dziệc này mang tính chất “tình ngay lý gian” nên tui vô phương biện minh…hix hix…:sacsua (

Mình thì không nghĩ iot tan được trong nước cho dung dịch có màu vàng nâu đâu. Cái đó là bạn quan sát thực tế hay sao? Mình đã từng thấy viên iot, để nó lên bề mặt nào đó thì chỉ một lát sau vùng xung quanh viên iot có màu đỏ vàng, nhạt dần từ trong ra. Nếu để lâu viên iot biến mất luôn. Mình nghĩ nó đã thăng hoa hết ra khí. Còn hiện tượng bạn nói có phải là chỉ có đáy hay thành của vật đựng có màu vàng nâu không? Đây là trả lời cho câu hỏi vì sao có màu, còn vì sao có màu đó thì không dựa vào lý thuyết được nữa. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lắm, thường là người ta biết qua thực nghiệm rồi mới dùng lý thuyết giải thích

Mình nói nó hòa tan yếu trong H2O tạo dd màu vàng nâu mà bạn. Iodine để ngoài không khí thì chỉ 1 lát sau nó sẽ thăng hoa vì hình như lk liên p/tử là lk Van der Waals :mohoi (. Màu sắc ở đây chỉ là mô tả thui bạn ah. Thấy sao thì nói vậy chứ bít gì được?! Nếu có thì chỉ có thể nói là “trời sinh ra nó vậy” :mohoi (. Giải thích màu sắc chẳng qua là nói về ás liên hợp. Ý tui là vậy. Các toi cho ý kiến thêm nhé. Thân!