em chưa nhìn thấy phương trình tổng quát của cái này bao h cả. em viết thế này các anh xem có chấp nhận được không nhé R-C2H + KMnO4 ----> R-CHO-COOH + MnO2 + H2O + KOH với C2H2 thì R la H, phương trình trở thành H-C2H + KMnO4 ----> H-CHO-COOH + MnO2 + H2O + KOH vì có nhóm anđêhit nên H-CHO-COOH bị ôxi hóa tiếp để trở thành HOOC-COOH
Sản phẩm của phản ứng này rất phức tạp, tùy vào điều kiện thời gian, nhiệt độ và môi trường. C2H2 + MnO4-(nguội) trong môi trường nước thời gian đầu tạo ra HO-CH2-CHO; sau đó trở thành HO-CH2-COOH (nếu sản phẩm có thêm KOH thì acid này trung hòa tạo muối). C2H2 + MnO4- trong môi trường acid và nhiệt độ thì còn phức tạp hơn nhiều. Có khả năng xảy ra cắt mạch tạo HCOOH. Và cũng có thể không cắt mạch tạo oxalic.
Mình có 2 bài về tìm công thức cấu tạo mà nghĩ hoài chẳng ra! mọi người cùng xem rồi gợi ý giúp mình với! nản quá!:021:
-
Hợp chất hữu cơ X có công thức C9H12O4Cl4 cấu tạo mạch hở thoả mãn phương trình: X + NaOH = Y + NaCl + H2O biết Y có phản ứng với Na theo tỉ lệ mol 1: 1 thu dược khí H2. Tìm công thức phân tử của Y?
-
Hợp chất hữu cơ Y có công thức phân tử C6H6O4Cl4 cấu tạo mạch hở thoả mãn các phản ứng: ( Y) + NaOH = (Y1) + NaCl + H2O (Y1) + NaOH = CH3OH + Na2CO3 Hỏi Y có? Công thức cấu tạo phù hợp
(bài này đáp án là 4 công thức nhưng mình tìm hoài chỉ được 3 công thức ! mong mọi người giúp mình tìm xem công thức t4 là gì! cảm ơn mọi người nhiều! )
3 công thức mình tìm được là:
- Cl-CH2-COO-CH2-COO-C(Cl)2-CH2-Cl
- Cl-CH2-COO-CH2-COO-CH2-C(Cl)3
- (Cl-CH2-COO)2C(Cl)-CH2-Cl
Em nghĩ nên dùng Phương pháp tuyệt đối Korner là pƯ SE nhưng mà ta chỉ thế với tỉ lệ là 1:1 thôi.tác nhân có thể dùng là HNO3 hay là clo ấy. Đồng phân para chỉ cho 1 SP thế đồng phân meta thì cho 3 SP thế đồngphaann ortho thì chỉ cho 2 Sp thế. vì các đồng phân thì có số vị trí của H trong nhân là khác nhau ứng với số lượng SP tạo thành. Hoặc là ta có thế dùng tín hiệu phổ gì đó em không hiểu lắm! H ở những vị trí khác nhau thì cho những tín hiệu khác nhau dựa vào đó ta có thể nhân ra từng đồng phân.Có thể dùng phổ NMR .Bác nào có gì bổ sung cho em nha!
Cái bài đầu tiên ấy thì bài này có nhiề công thức lắm bạn ạ.Mình đưa ra 1 cái để từ đó bạn tìm tiếp nhé. ClCO-C-C(OH)Cl-C-CO-C-C-CCl-C(OH)Cl và bạn cũng có thể dùng các công thúc của ý 2 chúng cũng thỏa mãn đó. Còn bài 2 thì ban thêm công thức này nhé ClCO-C-C-O-CO-C-C-O-C(Cl)2-C-CCl bạn thủ xem có đc không nếu đc thì ok !
em nghĩ cái vòng thứ 5 là vòng do ngưng tụ nhóm -CO và nhóm OH như là trong cabohidrate ấy có nhóm OH hemiaxetal.Vòng này vấn tồn tại nhưng không bền.\Còn cái 1 và cái 4 thì không có gì khác nhau cả vì đều là dạng của 1 este
Đây mình mới gia nhập nên giờ mới đọc bài của bạn.Mình có mấy ý kiến cái 1 thì ban cho isopropylamin tác dụng với cái CH2O ấy.SP là CH2=N-CH(CH3)2 sau đó thì hợp H2 là ok cái thứ 2 thì là pƯ thủy phân este bình thường thôi bạn cái đó là axit béo mà.SP là CH2OH-CH(OH)-CH2(OH) và muối K của axit linoleic CH3(CH2)4-CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7-COOK Cái thứ 3 thì bạn cho PƯ với CH3COOCOCH3(anhidrit axetic) CÁi thứ 4 thì bạn cứ cho Glyxin PƯ với nhau đầu tiên là 1:1 đc Sp là Monopeptit sau đó ban lấy SP đó cho PƯ với GLyxin ấy thì đc đipepeetit cần. Cái thứ 5 thì ĐK PƯ là NaOH và có nhiệt độ .SP là CH2OH-CH2OH và muối Na của axit terephtlaic p-NaOOC-C6H4-COONa Cái thứ 6 thì bạn cho bezen PƯ với C2H4 có xúc tác là H+ và nhiệt độ ta đc SP là C6H5-CH2-CH3 sau đó tách H2 từ Sp này Ta đc C6H5-CH=CH2 và đem trùng hợp là ok Cái thứ 7 thì bạn viết PƯ như thường thôi n CH2=CH-CN -> -(CH2-CH(CN))- n có xúc tác nhiệt và áp suất Cái tiếp thì bạn viết như là cái tạo Glyxin ấy nhưng mà tùy vào tỉ lệ mà có các SP khác nhau Tiếp thì bạn cho cái thứ 2 thành Sp có 2 đâu là -OH sau đó OXH tạo Axit HOOC-(CH2)4-COOH cái thứ nhất thì khử về amin H2N-(CH2)6-NH2 xúc tác là Fe+HCl sau đó trùng hợp 2 chất là đc còn ý cuối trong cái chất đầu tiên thì là thủy phân còn cái thứ 2 thì mình không rõ lắm hình như là dùng nhiệt Mình up hơi muộn nhưng mà hi vọng mọi ng đọc và cho ý kiến
cảm ơn bạn nhìu nhé! bài 2 mình mới tìm ra thêm một công thức nữa có vẻ phù hợp hơn:
(Cl-CH2-COO)2CH2-C(Cl)2 honk bít vậy có chính xác honk:smile:
bạn có thể viết rõ hơn không.Theo mình không phù hợp lắm . Mà bạn ơi mình tưởng công thức của Y bài 2 giống công thức phân tử của bài 1 chứ.Nếu không giới hạn thì có nhiều mà bạn
cái này thì tùy vào chất bạn ạ.Ví dụ như là axit maleic và fumaric ấy thì nhiệt độ sôi của cái maleic cao hơn và nó là đồng phân trans.do nó không tạo liên kết H nội phân tử như là fumaric
Câu 1 ấy thì mình chỉ biết là 1 cái là dung môi phân cực và 1 cái là không phân cực nó anh hưởng tới cấu hình của Sp trong pƯ cộng Br2 vào LIên kết đôi đó.vì trong Pư có quá trình tạo ion bromoni độ bền của ion này phụ thuộc vào dung môi.Còn về tốc độ pƯ thì mình không nắm rõ lăm Câu thứ 4 thì do chất nào có liên kết H nội phân tử thì NHiệt độ sôi nhỏ nhất còn cái liên kết hidro thì nó hình thành do sự hút tĩnh điện giữa nguyên tử H và nguyên tử có độ âm điện mạnh.Vì vây mà yếu tô quyết định độ bền là độ âm điên của nguyên tố đó và độ dương của nguyên tử H .Đôi khi còn dựa vào nhiều yếu tố khác như về không gian ( trong hữu cơ thì ặp nhiều hơn)
ak hai bài này là hoàn toàn khác nhau! công thức bài thứ 2 mà mình mới tìm rõ hơn là thế này:
C(Cl)2-OCO-CH2Cl | CH2-OCO-CH2Cl
mình nghĩ công thức này có vẻ phù hợp với yêu cầu của bài t2 nhưng honk bít là có chắc chắn đúng honk nữa!
không ý mình hỏi là cái công thức phân tử của bài 2 ấy thì nó là gì .Nếu không có công thức chính xác thì làm sao mà ta xác định đc
Những thành viên sau THAN PHIỀN với ý kiến của bạn minhduy2110: vunhunang (cách đây 3 tiếng)
Mình nói thật là mình rất dị ứng với chữ than phiền này, nếu bạn không có ý kiến giải thích gì lý do không đồng tình?
Hi mấy bro CHo a hỏi là tại sao mấy bro không nghĩ đến việc axetilen bị oxy hóa đến CO2 luôn nhỉ, mấy bro thử viết phản ứng ra CO2 rồi cân bằng xem sao
Cái thứ nhất thì chả do cái gì cả mà là do độ tan của C2H5OH trong nước khác với độ tan của xiclohexanol thôi vì trong dung dịch Br2 có nước mà.Dùng đ Br2 chỉ là để nhận ra dải phân cách giữa 2 phần chất lỏng khi hòa tan xiclohexanol thôi.OK!Ta không thể chỉ dung nguyên Br2 vì cả 2 chất đều không tan trong Br2 mà dùng nguyên nc thì khó nhận ra đc có sự phân lớp !
bị oxi hóa bởi KMnO4 thì trong môi trường H+ axetilen bị oxi hóa tới CO2
Cracking nhiệt cần nhiệt độ cao, cracking xuc tac nhờ xúc tác nên nhiệt độ thấp hơn. Đây là sự khác biệt cơ bản–>nhiều sự khác biệt nữa, ví dụ: sản phẩm tạo ra giữa cracking nhiệt và cracking xuc tác có sự khác biệt… Z>82 là nguyên tử phóng xạ vì hạt nhân của các nguyên tử này không bền, tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân.
theo mình thấy thì sự khác biệt giữa cracking nhiệt và cracking xúc tác là ở nhiệt độ , loại thiết bị thưc hiện, hiêu suất và năng suât của sản phẩm tạo ra. còn sản phẩm thì không khác nhau đâu bạn ạ!
đây là hai cái link về cracking nhiệt và xuc tác bạn tham khảo thêm nhé!