Có cách này không biết thế nào. Nhưng ở phản ứng 3 tạo ra đồng phân trans với lượng nhiều hơn cis. (Hình như trans là 80%). Nhưng về lí thuyết thì có thể chấp nhận được
Rõ ràng là đồng phân trans sẽ nhiều hơn =.= ở đây người ta cho như thế tức là chỉ thêm các tác nhân vô cơ thôi, thế nên mình mới phải biến đổi cái axeton dài ngoằng ra thế kia :nhau (
Vả laij cái bước cuối của bạn làm sao mà este hóa nhanh thế @@ phải thêm 1 công đoạn nữa :24h_023:
Mình có một số câu hỏi và bài tập cần đựoc các bạn giải đáp !
- Toluten có tác dụng với Hidro( xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng). Nếu có thì H nằm ở vị trí nào
- Anken có tác dụng với H20 không
- Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en, toluen. Có phải đầu tiên mình cho cho 3 chất vào KMnO4 và đun nóng–> toluen,rồi cho 2 chất vào KMnO4 nguội–> hex-1-en phải không Cám ơn các bạn !:012:
- Hidro cacbon X là chất lỏng có tỉ khối so với không khí bằng 3.17. Đốt cháy hoàn toàn X thu đựoc CO_2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng H_2O.Ở nhiệt ộ thường, X không làm mất màu dung dịch Brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dd KMnO_4 Tìm công thức phân ử và viết công thức cấu tạo của X
2.Khi tách Hidro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 g A vừa đủ làm mát màu của 60 ml dd brom 0,15M. a. tính hiệu suất của phản ứng tách hidro của elylbenzen b.tính khối lượng siren trùng hợp
Toluen va Benzen đều tác dụng H2 /Ni nhiệt độ cao. H2 dư thì khử cả vòng. H2 thiếu thì khử random, ưu tiên vị trí cạnh liên kết -CH3 của toluen.
Anken có tác dụng với nước xúc tác axit tạo rượu.
thuốc thử: KMnO4, cái nào làm mất màu đk thường là hexen, đk to cao là toluen, ko làm mất màu là Benzen.
Giải thích giúp tớ câu sau nhé: 1- Cấu tạo hoá học chỉ cho biết thứ tự liên kết các nguyên tử trong phân tử : SAI 2- Cấu tạo hóa học cho biết thứ tự và bản chất liên kết các nguyên tử trong phân tử : ĐÚNG 3- Cấu trúc hóa học chỉ cho biết vị trí không gian của các nguyên tử trong phan tử: SAI.
Bạn nói thường thường tức là có những trường hợp ngoại lệ?Có phải là những TH ngoại lệ đó gây ra những TH khác với các nhận xét trên?Giải thích sự khác nhau về moment đó ntn vậy bạn:24h_091:
Câu 1 sai vì câu 2 đúng Câu 2 đúng vì +cấu tạo hóa học cho biết thứ tự liên kết của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử khi thay đổi vị trí của nguyên tử hay nhóm nguyên tử thì xuất hiện đồng phân cấu tạo ví dụ : CH3-CH2-OH (rượu etylic) và CH3-O-CH3 (dimetyl ete) được gọi là đồng phân cấu tạo của nhau khi thay đổi vị trí của oxi trong phân tử CH3-CH2-NH2(etyl amin) và CH3-NH-CH3(dietyl amin) là đồng phân cấu tạo của nhau khi thay đổi vị trí của nitơ trong phân tử . + Cấu tạo hóa học còn cho biết bản chất liên kết của các nguyên tử trong phân tử ví dụ : CH3-CH2-CH3 (propan) ngoài việc cho ta biết vị trí sắp xếp của các nguyên tử thì còn cho ta biết bản chất liên kết giữa C-C và C-H là liên kết xích ma( liên kết đơn ) . CH3-CH=CH2 (propen) liên kết giữa cacbon thứ nhất với cacbon thứ hai là kiên kết pi (liên kết đôi ) còn liên kết giữa cacbon thứ hai và thứ ba là liên kết xích ma (liên kết đơn )và tất cả các liên kết C-H trong phân tử đều là liên kết đơn . Câu 3 sai vì khi nói đến cấu trúc của một phân tử là khái niệm tổng quát (bao gồm cấu tạo , cấu hình , cấu dạng ) chứ không phải là chỉ cho biết sự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử .
Không phải đâu bạn. Cái từ “thường thường” ở trên của mình là ý mình nói sự so sánh giữa moment cis và trans. Thường gặp cảnh moment cis lớn hơn trans. Đơn giản thế thôi Tức là vẫn có những đứa ngoại lệ, có moment trans > cis. còn ý chung vẫn là Moment càng cao thì nhiệt độ sôi càng cao.
:4:Cho m gam muối halogen của 1 kim loại kiềm PƯ với 50 ml axit H2SO4 đặc nóng,lấy dư.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B.Trung hoà B bằng 200 ml dd NaOH 2M rồi làm bay hơi nước cẩn thận thu được 199,6 gam hỗn hợp D(khô).Nung D đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp muối E có khối lượng 98 gam. Nếu cho dd BaCl2 dư vào B thì thu được kết tủa F có khối lượng gấp 1,4265 lần khối lượng muối E.Dẫn khí A qua dd Pb(NO3)2 thu được 23,9 gam kết tủa màu đen 1/Tính nồng độ % dd H2SO4 (D= 1,1715g/ml) và m gam muối 2/Xác định kim loại kiềm;halogen và viết các phương trình PƯ (Đề thi HSG lớp 9 quận Lê Chân/Hải Phòng 2003-2004)
Bài tập: Hỗn hợp khí X chứa eten và hidro. Tỉ khối của A đối với hidro là 7,5. Dẫn A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì A biến thành hỗn hợp khí B có tỉ khối đối với Hidro là 9,0. Tính hiệu suất phản ứng cộng hidro của eten
Các bạn tính giúp mình bài này nhé
Cái này thì bác nhầm rồi.Mình đọc sách thấy có nói benzen tham gia phản ứng cộng H2 nhưng ko dừng lại ở một nối đôi riêng nào cả,mà nó cộng H2 vào cả 3 nối đôi luôn
Cái này do điều kiện phản ứng. Nếu xài H2/Ni dư thì khử tuốt về xiclohexan. Nếu xài Na/ROH thì chỉ khử 1 nối đôi tạo 1,4-xiclohexandien.
Các bác cho mình hỏi:Tại sao pKa1 của HOOC-CH2-COOH là 2.848 thấp hơn so với của HOOC-CH2-CH2-COOH là 4.207 đúng với quy tắc,nhưng pKa2 của HOOC-CH2-COOH lại là 5.697 cao hơn so với HOOC-CH2-CH2-COOH là 5.636???Các bác mod nhớ vào giúp mình nhá,mình đang cần gấp câu này!!! Thân!!! :017:
Bởi vì sau khi phân ly H+ thứ nhất, 2 ion của bạn là 2 ion âm, nó dễ dàng tạo chelat (Phức liên kết Hydro vòng) làm giảm khả năng tách H+. Chetlat vòng 5 cạnh và 6 cạnh là bền, nên khả năng phân ly H+ của cái sucxxinic thấp hơn là đúng roài
Nếu bạn dùng thiếu H2 nó vẫn khử 1 Benzen về xiclohexan. bởi vì sau khi phá vỡ được tính thơm, năng lượng cung cấp cao hơn Ea của phản ứng khử 2 lk đôi còn lại rất nhiều, nên sẽ ưu tiên khử 2 lk đôi chứ ko ưu tiên khử vòng benzen khác.
Hướng dẫn em cân bằng phưuwong trình này cái
C6H5-C---CH+KMnO4 + H2SO4->................... sản phẩm là gì em quên mất:leuleu (
và nhưng ứng dụng của hệ số bão hòa
cảm ơn anh chị nhìu:012::012::012::012:
theo minh thi san pham la: C6H5 - COOH va CH3 - COOH. cac sản pham con lai la vo co. Ve trai can them H2O nua
UHm cảm ơn nhưng mình muốn biết cách cân bằng phương trình hữu cơ này
5C6H5CH2-CH3 + 12KMnO4 + 18H2SO4 –> 5C6H5COOH + 5CO2 + 6K2SO4 + 12MnSO4 + 28H2O Bác ơi, ra CO2 chứ ^^. CB vầy mà ko hỉu thì mình chịu thoy CB: C(-2) + C(-3) –> C(+3) + C(+4) + 12e Mn(7+) + 5e –> Mn2+