Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

bạn à, tớ chưa hiểu lắm câu này: Bước đầu là bạn tính độ bất bão hòa của chất theo công thức: X=(2+số nguyên tử từng nguyên tố(hóa trị của nguyên tố tương ứng - 2))/2 giải thích lại hộ dùm tớ với???ví dụ như C5H10

tớ chưa hiểu rõ lắm về delta = 1 chứng tỏ 1 vòng hay 1 nối đôi ( vòng cũng có đồng phân hình học), nhưng đề yêu cầu đồng phân hh của anken, vậy bạn cứ làm từng bước delta ở đây tính bằng cách nào hả bạn???:24h_021:

các bạn nêu rõ lun đi, cách viết đồng phân dạng CnH2n dùm tớ với

CnH2n tức là anken tức là có 1 nối đôi, hoặc là xicloankan là mạch có 1 vòng và no.

để xác định số oxi hóa của một chất hữu cơ, bạn nên viết phương trình điện ly của chất cần xác định rồi sử dùng hóa trị và quy tắc xác định số oxi hóa cơ bản là ra thôi. ví dụ HNO3 điện ly ra H+ và NO3- quy ước O2 có số OXH bằng -2 nên -2.3=-6 lấy một điện tích trừ ở trên NO3 còn -5 => N có số OXH bằng +5

Một hỗn hợp khí X gồm H2, 1 anken A, 1 ankyn B. Cho hỗn hợp X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì được 1.61g kết tủa. Hỗn hợp còn lại Y có thể tích = 90% thể tích hỗn hợp X. Nếu nung nóng với chất xúc tác thích hợp để hydro hóa hoàn toàn thì được hỗn hợp Z có thể tích = 70% thể tích X. Sự hydro hóa A,B đều biến thành hydrocacbon duy nhất C. Tỉ khối hơi Z so với H2 là 9. a. Tính V của X, xác định công thức cấu tạo A,B,C b. hydrat hóa A chỉ cho 1 sản phẩm. định công thức đúng của A. c. điều chế A từ B và ngược lại

Có ai biết vì sao dạng trans nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn và sôi ở nhiệt độ thấp hơn dạng cis không?:vanxin(

Lưu ý đây chỉ là 1 nhận xét chung chứ có rất nhiều ngoại lệ, phải xét cụ thể từng trường hợp.Nhìn chung thì đồng phân trans có dạng phân tử đối xứng hơn do đó dễ xếp khít hơn => có nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Tuy nhiên khi xét tới nhiệt độ sôi thì do khoảng cách các phân tử dãn ra nên sự khít nhau không đóng vai trò quan trọng bằng tương tác Vanđecvan giữa các phân tử, các phân tử dạng trans đối xứng nên gần giống hình cầu => diện tích tiếp xúc nhỏ hơn => tương tác giữa các phân tử yếu hơn => nhiệt độ sôi thấp hơn

Nhiệt độ sôi giải thích bằng moment lưỡng cực bạn ạ.

Em đang học lớp 11. Em cần tìm một số tài liệu hóa học (cả vô cơ lần hữu cơ càng tốt ) bằng tiếng Anh để học. Các anh chị kiếm mấy cái dễ dễ đã, em mới bắt đầu học mà. Cảm ơn mọi người nhiều !:24h_076:

Vậy giải thích bằng mô men lưỡng cực thì ntn hả các bác?

Moment lưỡng cực càng lớn thì phân tử càng phân cực, lực hút lưỡng cực lưỡng cực càng cao, thường thường mà nói thì moment cis lớn hơn trans, nên nhiệt độ sôi phải cao hơn.

bạn vào 1 số web thông dụng để searrch ebook ấy, ví dụ như gigapedia.org … rồi đăng kí 1 account, search ebook trên đó thoải mái luôn :slight_smile: Trong diễn đàn cũng có nhiều sách trong tài nguyên nhưng chắc ko phù hợp vs lớp 11 :smiley: “Tự túc là hạnh phúc” :24h_123:

Mình đã học các chương: Hidrocacbon no, không no và bài benzen. Nhưng trong đó có nhiều điều kiện quá nên mình cứ nhầm. Vậy các bạn có thể tóm gọn mình trong phản ứng của chất gì với chất gì đó thì có những điều kiện gì không ?:slight_smile:

các anh giúp em nếu cách điều chế cumarintừ cumen nha

Theo mình nghĩ muốn nắm vững điều kiện phản ứng, thì phải học cơ chế, từ cơ chế đó sẽ nhớ điều kiện phản ứng.:nhau (

Hi, Có 2 cách học 1 là bạn lấy các bài tập căn bản trong SGK và các sách khác để làm, trước khi làm thì học lý thuyết, khi làm thì cố gắng nhớ, không mở tập. 2 là tự vẽ sơ đồ, 1 dạng sơ đồ là ghi tác chất ở giữa, chẳng hạn CH4, C2H2 hay C6H6, bên trái là phản ứng điều chế, dẫn đến chất đó, bên phải là phản ứng, từ chất đó đi ra. Sau khi lập được sơ đồ đó rồi thì tìm cách liên kết các sơ đồ đó lại, ví dụ CH4 liên kết với C2H2 rồi từ đó tới C6H6. sơ đồ liên kết thì không cần vẽ ra vì rất rối và không cần thiết, cỉ cần nhìn biết và hiểu để làm bài tập là được . Sau khi làm 1 trong 2 bước trên, mất thời gian khoảng 2 giờ, là làm bài tập ngay, mỗi ngày bỏ 1 đến 2 giờ luyện tập, 1 tuần 3 ngày, cần cù liên tục là sẽ nhớ ngay. Hóa phổ thông chỉ cần đầu tư mõi ngày 1 chút, chăm chỉ và liên tục là ok, đừng ngắt quãng hay bỏ ngang là sẽ quên ngay. Chúc bạn học tốt . Thân!

Khá nhiều bước, trong công nghiệp có lẽ họ dùng cách khác :smiley:

ý của bro tigerchem là hay đó, chỉ tội mấy em phổ thông thì điều kiện phải học thuôc, chứ ở đại học ko cần phải nhớ, vì ko có yêu cầu, chỉ cần tra trong handbook. to chem0407p: ở phổ thông chưa học cơ chế nên mấy em làm sao biết được,

Quên cái gì ghi ra giấy dán vào tường ấy, khi tường chằng chịt những tờ giấy “nhớ” thì cũng là lúc bạn thuộc hết cả rồi :smiley: