À không có thể tạo vòng 9 cạnh nhưng cách đặt liên kết pi có thể thay đổi
Giải thích thì dễ thôi: liên kết đoi và 3 có liên kết pi kém bền nên dễ phá vỡ đẻ tạo lên kết xich ma với các nguyên tử khác hay chính bản thân nó. câu hỏi của cậu giúp tớ rất nhiều đó cảm ơn
Sao mà ra câu như bạn nói thế thì thừa H à
những công thức này em đã học nhưng em chưa tìm được sách có bài tập dạng này để làm. Anh chị có thể giúp em tìm sách được ko ?
mấy anh chị giải thích giùm em hiện tượng này cha. cho 3 ống nghiệm lần lượt chứa etanol, propan-1-ol, propan-2-ol; sau đó cho vào dung dịch Iode,lắc. Tiếp tục cho dd NaOH,lắc kĩ thấy dd nhạt dần đến màu vàng. Nếu ống nghiệm bị mất màu thì thêm tiếp dd Iode cho dd có màu vàng . Đặt ống nghiệm trong nước ấm 5 phút thì thấy 2 ống nghiệm có kết tủa vàng iodoform, còn propan-1-ol bị mất màu. Vậy propan-1-ol không có phản ứng iodoform, nhưng tại sao lại mất màu Iode.anh chị nào biết giải thich giùm em càm ơn nhìu:24h_017:
Thứ nhất là cả 3 chất gặp iod đều xả ra phản ứng oxi hóa khử đưa nhóm chức rượu lên nhóm aldehyd. Điều này làm cho I2 bị nhạt màu. Còn đối với 2 rượu C2H5OH và propanol-2 sau khi bị oxi hóa lên là CH3CHO và aceton là 2 chất có khả năng phản ứng iodofom, tạo 2 kết tủa vàng CHI3, còn propanol-1 sau khi oxi hóa lên propanal lại không có phản ứng này. (bản chất là sự thế cả nhóm -CH3 cạnh C=O làm đứt mạch carbon ngay tại đó, không có trường hợp tương tự cho những nhóm không phải -CH3)
có thể là đông phân hình học
Em nghĩ là 2 chất (không có đồng phân hình học) , do để có tính phẳng thì các C phải ở trạng thái lai hóa sp2, hoặc đính vào sp2 , còn nếu xét cả tính phẳng với H thì không có chất nào
Mình thì nghĩ là phản ứng với rượu trước! Vì đã chứng minh đc là dù cho Na với số mol ít hơn nước vào trong hỗn hợp này thì cũng sẽ tạo ra C2H5ONa mà! Vả lại mình thì nghĩ 2 cái này xảy ra đồng thời, nêys mà có trc sau thì khoảng thời gian cũng chỉ bằng “con cá heo sau búng theo con cá heo trước” mà thôi! Chắc chẳng ai ra cái đề là cho Na vào hỗn hợp rượu và nước tính C2H5ONa và NaOH tạo ra đâu! :D. chỉ là ý kiến cá nhân nha, xin đừng la em vì em mới vào mà!
theo minh thi
ca? 2 cung` xay? ra 1 luc’…
phan? ung’ nhu sau :
C2H5OH + Na –> C2H5ONa+1/2H2
HOH+Na–> NaOH + 1/2H2
Câu trả lời là phản ứng với nước trước, anh Minh Duy đã giải thích cụ thể rồi đó. Cái này giống như cho Na vào dung dịch HCl thì Na sẽ phản ứng với axit trước, tương tự H2O có tính axit mạnh hơn ancol nên sẽ phản ứng trước với Na. Đặt giả thiết phản ứng với ancol trước tạo C2H5ONa thì chất này cũng phản ứng mạnh liệt với H2O–> C2H5OH + NaOH ( giải thích tính bazơ mạnh của C2H5ONa).
- Bổ sung là dạng bài tập cho Na vào dung dịch ancol rất phổ biến trong các đề thi đại học- cao đẳng, cách giải hợp lí luôn xét phản ứng với nước trước.
theo mìk là ko phải do tính phân cực của nc lớn hơn ancol chứ
Vui quá! Các bạn cãi nhau um sùm nhưng mà ai cũng có cái đúng cả. -Nếu xét cụ thể từng thời điểm thì không thể xác định được chất nào phản ứng trước đâu, vì nước và rượu trộn lẫn với nhau, chất nào cũng có khả năng tiếp xúc với Na. Vậy tại sao nó k pứ cơ chứ? -Nếu xét về kết quả cuối cùng thì có thể coi nước phản ứng xong mới đến rượu (Các lí do thì một số bạn đã nói rõ). Nếu làm bài tập thì chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng trường hợp thứ 2: Khi kết thúc phản ứng -> coi nước pư trước… Ok?
Việc nhìn nhận nước phản ứng trước dựa trên lý thuyết rồi định tính, câu trả lời phù hợp với câu hỏi của 1 bạn hs PT đã đặt ra. Em cũng đồng ý với thầy codon, cả 2 đều có khả năng phản ứng. @ hoangtuchem: mình đã quan sát khá nhiều bài của bạn và chưa nhận thấy chất lượng trong bài viết, khi reply thì bạn cũng phải suy nghĩ rồi đưa ra lý do thay vì nhận định 1 câu không có cơ sở như vậy, theo bạn như thế nào là phân cực, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân cực? Bạn nên học chắc lại các khái niệm cơ bản trước đã. Thân^^
Em xem sách thì thấy người ta giải các bài toán đều viết phản ứng của Na với rượu trước rồi mới đến nước. Như thế có nghĩa là rượu phản ứng trước???
Em xem trong sách thấy người ta sắp xếp độ bền của các gốc tự do như thế này -C(CH3)3 > -CH(CH3)2 > -CH2(CH) > -CH3 Em không hiểu vì càng nhiều nhóm ankyl thì hiệu ứng +I càng lớn sẽ đẩy e về phía nguyên tử C làm tăng mật đọ e lên, mà muốn tăng độ bền thì phải làm giảm mật độ e chứ? Mọi người có thể giải thích cho em được không
P/S: Em đọc một số sách khác thấy ghi là có hiệu ứng H làm giải toả e.Như vậy là sao ?
nhóm ankyl thì là nhóm đẩy đện tử mà nếu vậy thì C có bậc cao nhất sẽ bền nhất chứ sao nữa đúng hem
Tăng độ bền liên kết thì phải tăng mật độ e chứ sao giảm mật độ e được !!
/ Tùy trường hợp mà tăng mật độ e sẽ làm tăng tính bền hoặc ngược lại. Trong hữu cơ có 3 dạng trung gian: cacbocation, cacbanion và gốc tự do. Gốc tự do vì chưa đủ bát tử làm bền e nên vẫn bị coi là “háo e” - electrophile, và như thế, việc các nhóm thế làm tăng mật độ e cho gốc sẽ làm tăng độ bền. Trường hợp của cacbocation tương tự vậy, còn của cacbanion thì ngược lại hoàn toàn!
theo mình thì hông nên xét nào phản ứng trước mà xét là khi cân bằng cố tồn tại cái nào chứ nếu trước sau thì làm sao mà trả lời được Na vào gặp phân tử nước thì nó phản ứng với phân tử nước gặp rượu thì nó phản ứng với rượu chứ nó đâu có lựa chọn đâu