Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

mình có 1 thắc mắc trong phản ứng đóng vòng Dinxo-Ando : nếu trong phân tử đien có nhóm đẩy e(ko lam án ngữ ko gian) thì pu xảy ra nhanh hơn, trong khi nhom hút e lam cho pu cham lai. bạn nào biết giúp mình nhé, thanks !

Vì bây giờ đang trong thời gian ôn thi học kì, nên tụi mình không có thời gian trả lời bạn một cách sâu sắc, đề tài này cứ gáac lại đó, đợi thi xong, chúng ta sẽ bàn về tất cả tổng quan về cycloaddition reactions, ok!!! Mình thấy câu hỏi của bạn giống hệt một câu hỏi bên h2vn, bạn có thể qua đo tham khảo trước mấy bài trả lời bên đó, rồi sau này chúng ta sẽ thảo luận! link: http://www.h2vn.com/community/index.php?topic=55.0 chúc bạn thi tốt !!!

theo tui đây là phản ứng đóng vòng do HOMO của đien tương tác với LUMO của diennophin do vậy khi có nhóm đẩy e vào obital bị chiếm năng lượng cao của dien thì phản ứng sẽ sảy ra nhanh hơn và ngược lại không biết có đúng không

Cái này là bạn đang nói đến khả năng donor và acceptor của MO, đúng vậy, khi xét HOMO ta xét đến khả năng donor, năng lương càng cao thì khả năng donor càng tăng! Còn khi xét đến LUMO, ta xét khả năng acceptor, năng lượng càng thấp thì khả năng acceptor càng cao!!! Các bạn tham khảo thêm topic FMO theory sau: http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=327 Đây chỉ là topic thử nghiệm, chưa hoàn chỉnh, sau khi thi học kì xong, BM sẽ viết lại trọn vẹn hơn!!! Chúc anh em thi tốt!!!

từ benzen và các h/c vô cơ cần thiết hãy điều chế axit tactric

Topic cơ chế phản ứng hữu cơ mà em thấy còn bàn hơi ít về đề tài này thì phải. Em cũng mới học hữu cơ thôi nên rất mong được các anh chi chia sẻ một ít kinh nghiệm để viết đúngcơ chế và sản phẩm PU hữu cơ.Ví dụ như ngoài việc nắm tính chất hóa học ,điều kiện môi trường thì còn cần những yếu tố nào đẻ xét PU(trong sách em thấy theo kiểu xh trung tâm +,-hút nhau, tách loại…) Em rất mong được mọi người chỉ bảo!!!

trước tiên, em nên nắm kỹ về độ bền của cacbocation, anion, gốc, mà cụ thể hơn là các hiệu ứng. Cơ chế các phản ứng quan trọng nhất là các điểm này

Câu hỏi của bạn thiên về phần tổng quan về cơ chế rồi, tùy theo pứ mà ta biện luận cơ chế có thể có, để làm được chuyện này đòi hỏi phải quen làm việc bằng cơ chế khi xét mọi pứ hữu cơ, tuy mới đầu chắc chắn sẽ chậm nhưng rồi sẽ quen. Hai yếu ốt ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ chế hữu cơ đó là lập thể (để xét mặt định hướng pứ) và hiệu ứng (để xét độ bền, từ đó đưa ra hướng pứ thuận lợi nhất) Chúc anh em vui!!! :nhau (

Mình thấy việc học nhiều cơ chế bên hữu cơ cũng không phải hay lắm. Nói các bạn giỏi về cơ chế nhưng khi gặp các phản ứng với xúc tác thì gặp ngay nhiều khó khăn. Mà hiện nay, công nghiệp tổng hợp hữu cơ luôn gắn liền với xúc tác, mà cơ chế phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào xúc tác, và khi đó hoàn toàn khác với cơ chế đã học. Liệu nên chăng việc giảm bớt khối lượng môn cơ chế này???

Thực ra em thấy việc học cơ chế dù đã cũ thì cũng không thừa. Không biết có phải cứ làm thật nhiều bài cơ chế->quen->học tốt là một phương pháp không. Nói chung các vấn đề cơ bản về cacbocation, hóa lập thể…em đều nắm được nhưng khi lập cơ ché cho một chất lạ thì thấy không chắc chắn lắm, không biết mọi người có kinh nghiệm gì không.

Không chắc là sao em? Đối với một pư lạ, thì em phải suy đoán mọi cơ chế có thể xảy ra. Có thể từ lý thuyết hoặc dùng các chương trình tính toán. Từ đó mới tiến hành làm thực nghiệm để tìm xem thực tế xảy ra theo cơ chế nào. Chứ đâu phải là do em ngồi đó suy nghĩ ra rồi gán cho mó. Nói đến cơ chế là phải đặt vô một đk thực nghiệm cụ thể. Với cùng các tác chất ban đầu, nhưng đk ban đầu khác nhau, thì cơ chế pư có thể sẽ khác.

Hơi lấn sân một chút, mấy anh em hữu cơ có gì bổ sung nhé.

Theo BM, đối với môn hữu cơ (vì BM theo hữu cơ nên chỉ dám nói về hữu cơ), cơ chế phản ứng trong sách rất nhiều, nhưng đa số các sách ít có đề cập đến hiệu suất, mà chỉ nêu những hướng tổng hợp, hoặc nêu cơ chế đơn thuần, mà không đề cập đến chuyện hiệu suất là bao nhiêu %, có thể có những tạp chất gì, và loại chúng ra bằng cách nào, dùng pứ nào để ít có tạp chất nhất, tạp chất dễ loại ra nhât… Và đặc biệt hơn hết là những phương pháp bảo vệ nhóm chức, trong hóa học hữu cơ đặc biệt quan tâm đến chuyện bảo vệ nhóm chức, BM thấy vậy !!! À, vừa qua BM có tham gia trình một seminar về separate chiral compound, và cảm thấy rất hứng thú về mảng này, hiệu cũng đã tích lũy được kha khá kiến thức về chủ đề này, nhưng những kiến thức đó chỉ đứng trên mặt lí thuyết, chính vì vậy, qua thi, chắc chắn BM sẽ viết một bài về chủ đề này, và mong anh em có kinh nghiệm vào lab lâu năn rồi chỉ cho BM biết những phương pháp separate nào là khả thị Một vấn đề nữa BM thắc mắc, đó là tổng hợp các chất hấp phụ trong cột sắc kí dùng để tách chiral compound, ở đây BM thấy có vẽ hơi giống hóa học xúc tác, mà trong 4rum cao thủ hóa xúc tác hơi nhiều, mong các đàn anh góp ý tích cực nhé !!! Về mặt cơ chế pứ, BM nghĩ chúng ta đừng nên chỉ nêu tên pứ, và nói những điều chung chung về pứ đó, mà anh em cùng nêu những pứ thường gặp nhất, thảo luận về những pứ đó, đến khi thuần thục những pứ đó rồi, thì việc xét các pứ phức tạp khác cũng sẽ rất đơn giản, đừng quên bây giờ xu hướng thế giới không còn xét định tính một pứ có xảy ra hay không bằng cách bàn luận khơi khơi, mà phải đứng trên quan điểm của cả hệ thống, dùng công cụ chính là MO theory, càng tốt khi có mặt IT (nhưng xét ở đây có lẽ không cần thiết ). Tại sao BM lại nhắc đến MO nhiều, lí do cũng dễ hiểu, vì vừa qua, BM thấy có nhiều pứ mà các phòng lab trên thế giới họ làm, trái hẳn với nhiều qui luật của cơ chế hóa hữu cơ thuần túy (đó là không còn ảnh hưởng của steric cũng như nhiều thứ khác…) , có dịp, BM sẽ giới thiệu cho anh em, để chúng ta lại cùng nhau tám về những pứ đó !!! Chúc anh em thi tốt và luôn ủng hộ 4rum !!! :heorung(

  1. Các bước tống hợp liên kết peptit Gồm 5 giai đoạn a.Khóa nhóm amino của aminoaxit N-đầu cuối b. Khoá nhóm cacboxyl của aminoaxit C-đầu cuối c. Hoạt hoá nhóm cacboxyl của aminoaxit N-đầu cuối d. Phản ứng tạo liên kết peptit e. Gỡ bỏ các nhóm bảo vệ
  2. Chiến thuật tổng hợp polypeptit a. Có thể tổng hợp từng bước : có thể kéo dài mạch từ aminoaxit N-đầu cuối hoặc C-đầu cuối . b. Có thể ghép các đoạn mạch peptit với nhau .Mỗt bước và mỗi kĩ thuật phải tránh được sự raxemic hoá

:noel2 ( Khai trương :nhamhiem

cho mình hỏi có loại este đơn chức nào mà pư đc với dd AgNO3/NH3 —> Ag kết tủa ko? nghĩ hoài ko ra??? :mohoi (

ester của acid formic á, có nhóm CHO mà.

Vậy mình xin đặt 1 câu hỏi là : HCOOH có tham gia phản ứng tráng gương được không??? Và dùng phản ứng tráng gương để nhận biết HCHO với HCOOH được không? Nhớ suy nghĩ kỹ nhé

Em có một bài muốn hỏi mọi người : Xiclohexenoxit PU với axit loãng cho trans 1,2-xiclohexandiol còn trans-xiclooctenoxit cho trans-1,4 xiclooctandiol. ĐA là ở TH xiclooctenoxit có sự chuyển vị xuyên vòng nhưng tại sao hex không có và tại sao lại chuyển vị vào vị trí đó? Thêm nữa là nếu chuyển vị cacbocation thì sp cho hh dồng phân cis , trans nhưng ở đây chỉ cho sp trans

Một câu hỏi nữa em muốn hỏi luôn: Sự cân bằng giữa các đồng phân cis và trans của etyl-4-tertbutylxiclohexan ở 25C thu được 84,7% dp trans và 15,3% cis. Sử dụng số liệu này như thế nào để đánh giá năng lượng tự do giữa axial và equatorial etylxiclohexancacboxylat?

Câu này dễ ợt, chắc không ai muốn trả lời thôi Acid HCOOH cũng bi oxy hoá vì có nhóm CHO tương tự aldehide formic nên không thể dùng AgNO3/NH3 để nhận biết đươc. Để nhận biết -với điều kiện HCHO tinh khiết, không bị oxy hoá - thì dễ nhất là dùng giấy quỳ là xong.

Mình có tính đa nghi, nên ko bít trong môi trường Axít như HCOOH có ảnh hưởng gì ko, lại “suy nghĩ thật kỹ” ặc thôi chi bằng dùng quỳ cho xong ,