Bạn có thể nói rõ hơn ba-anpha là gì được không? Khó hiểu lắm!!
T_T nó chỉ là các phản ứng phóng xạ hạt nhân thôi mà T_T
những năm gần đây người ta còn phát hiện kết cấu dang kin hình lồng chuột gọi là buckmister faller ,là đại phân tử hình quả cầu hoàn chỉnh có 60 nguyên tử Cacbon cấu tạo thành do 2 nhà bác học của trường saicon (anh) phát hiện
Cho em hỏi cái: Ai là người phát hiện ra khí oxi vậy? Có phải A.Lavoadie ko? Xin đa tạ! :chocwe (
Nước Pháp cho rằng Lavoadie là người tìm ra oxi nhưng IUPAC chỉ công nhận 2 nhà bác học sau:
- Prixli, người Anh
- Sile, người Thụy Điển Còn Lavoadie chỉ đặt tên cho loại khí này vào năm 1779 là oxygenium, xuất phát từ hai chữ của Hi Lạp “oxus” có nghĩa là axit và “gennao” có nghĩa là sinh ra. Bạn có thể tham khảo thêm một vài trang web sau: The periodic table of the elements by WebElements Oxygen - Wikipedia
nghe đâu trung quốc cũng nói là họ fát hiện ra oxy nhờ nhiệt fân HgO
Không phải đâu. Nhiệt phân HgO đó là do Prixili. Ngày 1/8/1774, ông lấy một ít hợp chất thủy ngân màu đỏ cho vào ống nghiệm rồi dùng thấu kính do ông sáng chế ra để đốt nóng. ông thấy có khí thoát ra và thủy ngân lóng lánh xuất hiện.
Titan 22 Scandi ← Titan → Vanadi ↑ Ti ↓ Zr
Bảng đầy đủ
Tổng quát Tên, Ký hiệu, Số Titan, Ti, 22 Phân loại kim loại chuyển tiếp
Nhóm, Chu kỳ, Khối 10, 4, d
Khối lượng riêng, Độ cứng 8.908 kg/m³, 6,0 Bề ngoài kim loại màu trắng bóng Tính chất nguyên tử Khối lượng nguyên tử 47,867 đ.v.
Bán kính nguyên tử (calc.) 140 (176) pm
Bán kính cộng hoá trị 136 pm
Bán kính van der Waals
- pm Cấu hình electron [Ar]3d2 4s2
e- trên mức năng lượng 2, 8, 16, 2 Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) +4 (lưỡng tính) Cấu trúc tinh thể lục giác Tính chất vật lý Trạng thái vật chất Rắn Điểm nóng chảy 1.941 K (3.034 °F)
Điểm sôi 3.560 K (5.949 °F) Thứ tự hiện tượng từ ??? Thể tích phân tử
- ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 425 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 14,15 kJ/mol Áp suất hơi
- Pa tại - K
Vận tốc âm thanh 5.090 m/s tại r.t K
Linh tinh Độ âm điện 1,54 (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng 25,060 J/(kg•K)
Độ dẫn điện 2,381x106 /Ω•m
Độ dẫn nhiệt 21,9 W/(m•K)
Năng lượng ion hóa
- 658,8 kJ/mol
- 1.309,8 kJ/mol
- 2652,5 kJ/mol Chất đồng vị ổn định nhất iso TN t½ DM DE MeV DP
Ti44 tổng hợp 63 năm ε
-
Sc44
γ
0,07D/0,08D
Ti46 8,0% Ổn định có 24 nơtron
Ti47 7,3% Ổn định có 25 nơtron Ti48 73,8% Ổn định có 26 nơtron Ti49 5,5% Ổn định có 27 nơtron Ti50 5,4% Ổn định có 28 nơtron
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú.
Bài này nói về một nguyên tố hóa học. Xem các nghĩa khác, ví dụ như vệ tinh Titan của Sao Thổ, từ Titan (định hướng) Titan là một nguyên tố hóa học, một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 22.
Bột titan Titan là một kim loại chuyển tiếp với màu trắng bạc. Titan được dùng trong các hợp kim cứng và nhẹ (đặc biệt là với sắt và nhôm). Hợp chất phổ biến nhất của nó, ôxít titan, được dùng làm chất nhuộm trắng. Chất có chứa titan được gọi là titaniferous. Nguyên tố này có mặt trong nhiều khoáng vật với nguồn chính là rutil và ilmenit, được phân bố rộng khắp trên Trái Đất. Có hai dạng thù hình và năm đồng vị tự nhiên của nguyên tố này: Ti-46 đến Ti-50, với Ti-48 là phổ biến nhất (73,8%). Một trong những tính chất quan trọng nhất của titan là nó cứng như thép nhưng chỉ nặng bằng 60% thép. Tính chất vật lý và hóa học của titan tương tự như Zirconi. • Những đặc tính nổi bật
Các miếng titan trong lọ thủy tinh Titan là một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt (giống như platin). Nó có thể chống ăn mòn kể cả với axít, khí clo và với các dung dịch muối thông thường. Ở trạng thái tinh khiết, titan có thể được kéo sợi dễ dàng (nhất là trong môi trường không có ôxy), dễ gia công. Nhiệt độ nóng chảy của titan tương đối cao nên nó được dùng làm kim loại chịu nhiệt. Titan cứng như thép nhưng nhẹ hơn 40%, và nó nặng hơn nhôm nhưng cứng hơn gấp đôi. Những đặc tính này của titan giúp nó chịu đựng được sự mỏi kim loại. Kim loại này tạo một lớp ôxít bảo vệ bên ngoài (nên nó có thể chống ăn mòn) trong không khí ở nhiệt độ cao nhưng ở nhiệt độ phòng nó chống lại sự xỉn màu. Kim loại này khi được đốt ở 610°C hoặc cao hơn trong không khí sẽ tạo thành titan điôxít, và nó cũng là một trong những kim loại có thể cháy trong khí nitơ tinh khiết (nó cháy ở 800°C và tạo thành titan nitrit). Titan cũng không bị tan trong axít sulfuric và dung dịch axít clohyđric, cũng như khí clo, nước clo và hầu hết axít hữu cơ. Nó cũng thuận từ (ít hấp dẫn bởi nam châm) và ít dẫn điện và dẫn nhiệt. Thực nghiệm cho thấy titan tự nhiên trở nên có tính phóng xạ sau khi bắn đơteri, phát ra chủ yếu hạt positron và tia gamma. Khi nóng đỏ, nó có thể kết hợp với ôxy, và khi đạt tới 550°C nó có thể kết hợp với clo. Nó có thể phản ứng với các halogen và hấp thụ hyđrô. Ứng dụng
Đồng hồ đeo tay mạ titan Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titan điôxít (TiO2), một thuốc nhuộm trắng trong sơn, giấy, kem đánh răng và nhựa. Sơn được làm từ titan điôxít phản chiếu tốt bức xạ hồng ngoại nên được dùng rộng rãi trong ngành thiên văn học và các loại sơn bên ngoài. Nó cũng được dùng trong xi măng, đá quí và giấy. Vì có khả năng kéo dãn tốt (kể cả khi nhiệt độ cao), nhẹ, chống ăn mòn tốt, và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa. Nó được dùng trong hợp kim thép để giảm kích thước và chống ôxi hóa; nhưng trong thép không gỉ nó dùng để giảm lượng cácbon. Titan thường được luyện với nhôm, vanađi, đồng (để cứng thêm), sắt, mangan, môlípđen và với nhiều kim loại khác.
Máy bay Airbus A380 dùng hợp kim của titan làm vỏ và động cơ Hợp kim với vanađi được dùng làm vỏ máy bay, vỏ chịu nhiệt, càng đáp, và ống dẫn hơi nước. Báo cáo của Titanium Metals Corporation năm 2004 ước đoán lượng titan trong hàng không hiện đại là 58, 43 và 18 tấn cho máy bay Boeing 777, 747 và 737; còn đối với máy bay Airbus là 24, 17 và 12 tấn cho các loại A340, A330 và A320. Nói chung, các loại càng mới thì dùng càng nhiều và các loại thân rộng dùng nhiều nhất. Với các loại máy bay hiện đại nhất, Boeing 787 có thể dùng 91 tấn, và Airbus A380 dùng 77 tấn. Động cơ dùng khoảng 10-11 tấn titan. Nhiều sản phẩm khác cũng dùng titan để chế tạo như gậy đánh golf, xe đạp, dụng cụ thí nghiệm, nhẫn cưới và máy tính xách tay. Các công dụng khác: • Do chống ăn mòn tốt với nước biển, titan được dùng làm chân vịt và nơi trao đổi nhiệt trong các máy lọc nước mặn. • Dùng để sản xuất các loại đá quý mềm nhân tạo. • Titan tetraclo (TiCl4), dung dịch không màu, được dùng làm kính ngũ sắc; nó cũng tạo khói khi gặp không khí ẩm nên được dùng làm chất tạo khói. • Titan điôxít (TiO2) cũng được dùng làm thuốc chống nắng. • Do được xem như trơ về mặt sinh học, nó được dùng làm các khớp giả, các dụng cụ y tế và các ống dẫn trong chế biến thực phẩm. • Hợp kim titan được dùng làm gọng kính. Loại gọng này khá đắt tiền, nhưng nó rất bền. Cả hai loại hợp kim bình thường và hợp kim nhớ vị trí (tiếng Anh shape memory alloy) đều được sử dụng để chế tạo.
Bảo tàng Guggenheim ở Bilbao, Tây Ban Nha được bao bọc bởi các tấm titan Titan đôi khi cũng được dùng để xây dựng các công trình. Tượng đài cao 45 m của Yuri Gagarin ở Moskva được làm từ titan. Bảo tàng Guggenheim và thư viện Cerritos là những công trình đầu tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ được bao bọc bởi các tấm titan. Lịch sử Titan được lấy từ tên thần Titan, các con của Gaia và Uranus. Titan được phát hiện ra ở Anh bởi William Gregor vào năm 1791. Ông nhận thấy sự hiện diện của nguyên tố mới trong khoáng vật ilmenit (FeTiO3), và đặt tên nó là menachit. Cùng khoảng thời gian đó, Franz Joseph Muller cũng tạo ra một chất tương tự, nhưng không thể xác định nó. Nguyên tố được phát hiện lại một cách độc lập nhiều năm sau bởi nhà hóa học người Đức Martin Heinrich Klaproth trong quặng rutil. Klaproth xác nhận nó là nguyên tố mới vào năm 1795 và đặt tên cho nó là Titan. Kim loại này luôn khó tách ra được từ các quặng của nó. Titan kim loại tinh khiết (99,9%) được tách ra lần đầu vào năm 1910 bởi Matthew A. Hunter bằng cách nung TiCl4 với natri trong bom thép ở 700–800°C bằng quy trình Hunter. Titan kim loại chưa được dùng bên ngoài phòng thí nghiệm cho đến năm 1946 khi William Justin Kroll chứng minh là titan có thể sản xuất thương mại bằng cách khử titan têtraclo với magiê bằng quy trình Kroll và phương pháp này vẫn còn dùng đến ngày nay. Trong thập niên 1950–1960, Liên Xô mua vét titan trên thị trường thế giới như là một chiến thuật của Chiến tranh Lạnh nhằm ngăn cản quân đội Mỹ sử dụng nó. Mặc dầu vậy, Mỹ cũng có được một lượng lớn titan khi các công ty châu Âu mở mặt trận cho tình báo Mỹ mua nó. Xuất hiện trong tự nhiên và sản xuất Titan kim loại không tìm thấy ở dạng tự do nhưng nó là nguyên tố phổ biến thứ 9 trên vỏ Trái Đất (chiếm 0,63% khối lượng), nó xuất hiện trong hầu hết đá lửa và đá trầm tích. Nó cũng được phân bố rộng khắp và hiện diện chủ yếu trong khoáng vật anatas, brookit, ilmenit, perovskit, rutil, titanit (hay còn gọi là sphen), cũng như trong nhiều quặng sắt. Trong các loại khoáng vật này, chỉ có ilmenit và rutil có giá trị kinh tế quan trọng, nhưng rất khó tìm với mức độ tập trung cao. Vì nó phản ứng dễ dàng với ôxy và cácbon ở nhiệt độ cao nên rất khó có được titan kim loại, tinh thể và bột tinh khiết. Các quặng titan lớn nằm ở Úc, Bắc Mỹ, Scandinavia và Malaysia. Nơi sản xuất Triệu tấn tổng cộng Úc 1.291,0 30,6 Cộng hòa Nam Phi 850,0 20,1 Canada 767 18,2 Na Uy 382,9 9,1 Ukraina 357 8,5 Tổng cộng: 5 quốc gia hàng đầu 3.647,9 86,4 Tổng cộng trên thế giới 4.221,0 100,0 Chiffres de 2003, en milliers de tonnes de dioxide de titane Nguồn: L'état du monde 2005, annuaire économique géopolique mondial Kim loại này được tìm thấy trong thiên thạch và cũng đã được tìm thấy trong Mặt Trời và trong các ngôi sao loại M. Đá từ Mặt Trăng do tàu vũ trụ Apollo 17 mang về chứa 12,1 TiO2. Titan cũng được tìm thấy trong tro than, cây và cả trong cơ thể con người. Các qui trình sản xuất titan hiện hay được sử dụng: • Quy trình Kroll được phát triển vào năm 1946 • Quy trình FFC Cambridge • Quy trình van Arkel deBoer sản xuất lượng nhỏ titan với độ tinh khiết rất cao Titan điôxit được sản xuất thương mại bằng nghiền quặng và trộn với kali cacbonat và dung dịch axít flohyđric. Kết quả thu được kali florotitanat (K2TiF6). Nó được tách ra với nước nóng và thủy phân với amôniắc. Hợp kim titan thông dụng thường được sản xuất bằng phương pháp khử. Thí dụ: cuprotitanium (rutil và đồng bị khử), ferrocacbon titanium (ilmenit khử với than cốc trong lò nung điện), và manganotitanium (rutil với mangan hoặc mangan ôxít bị khử). Hợp chất Số ôxi hóa +4 chiếm đa số trong các hợp chất của titan, nhưng số ôxi hóa +3 cũng khá phổ biến. Vì có số ôxi hóa cao, nhiều hợp chất của titan có mức độ cộng hóa trị cao. Mặc dù titan là kim loại khá hiếm, vì giá thành sản xuất cao, nhưng titan điôxít (còn gọi là titan(IV), titan trắng, hay titania) lại rẻ, không độc, có sẵn nhiều, và được dùng rộng rãi làm thuốc nhuộm trắng trong sơn, men, sơn mài, nhựa và xi măng xây dựng. Bột TiO2 là chất trơ về mặt hóa học, chống mờ trước ánh sáng mặt trời, chắn sáng tốt: nó là thành phần chính của nhựa gia dụng có màu từ trắng tới nâu, xám. Trong tự nhiên hợp chất này được tìm thấy trong các khoáng chất anatas, brookit và rutil. Sơn được sản xuất từ titan điôxit chịu đựng tốt trong nhiều nhiệt độ, và có khả năng tự làm sạch, và chịu được điều kiện môi trường biển. Titan điôxit có độ khúc xạ cao và độ tán sắc lớn hơn kim cương. Đồng vị Trong tự nhiên, titan có 5 đồng vị bền: Ti-46, Ti-47, Ti-48, Ti-49 và Ti-50 với Ti-48 là phổ biến nhất (chiếm 73,8%). 11 đồng vị phóng xạ được nhận biết với Ti-44 là bền nhất với chu kỳ bán rã là 63 năm, Ti-45 với chu kỳ bán rã là 184,8 phút, Ti-51 với chu kỳ bán rã 5,76 phút, và Ti-52 với chu kỳ bán rã 1,7 phút. Tất cả đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã dưới 33 giây và có loại ít hơn ½ giây. Các đồng vị của titan có phân tử lượng 39,99 đơn vị (amu) (Ti-40) tới 57,966 amu (Ti-58). Thận trọng Khi ở dạng bột kim loại, titan có nguy cơ cháy cao, và khi nung nóng trong không khí thì có nguy cơ nổ. Phương pháp chữa cháy bằng nước và cacbon điôxit không hiệu quả đối với vụ cháy do titan. Cát, đất, hoặc bột đặc biệt mới có thể dập tắt. Muối của titan thường được xem như vô hại trừ các loại muối clorua, như TiCl3 và TiCl4, nó được xem như chất ăn mòn. Titan cũng có khuynh hướng tích lũy sinh học trong các mô chứa silic điôxit nhưng chưa có vai trò sinh học rõ ràng nào đối với con người.
um Vậy zirconi dùng để là gì hả bạn? Cũng công dụng gần giống như titan àh? K/s ở quê mình cũng khá nhìu titan.
chế tạo hợp kim siêu cứng
Còn vài thứ nữa về Zr, chẳng hạn như làm hợp kim trong lò pứ hạt nhân t nóng chảy tầm 4000 độ C, và vì tiết diện bắt notron thì phải.
um ở nước ta chưa sử dụng được zirconi nhìu đúng ko? Chủ yếu là mới sản xuất
tintan làm hợp kim tàu vũ trụ :-" nhưng mà hơi đắt một chút <đề nghị admin xoá bài viết này vì nó đã được Longraihoney viết cách đây gần 1 năm T_T>
mình có vài tấm hình của titan và 1 vài hình của các nguên tố hiếm ai cần hình nt nào thì PM nhe
nước mình sx Zr chưa mình ko bít. Nhưng Zr thường lẫn Hf và việc tách 2 KL này là 1 trong những vấn đề khó khăn nhất của hoá học vô cợ
Vậy là chủ topic vi phạm bản quyền của longrai phải ko !? Nếu đúng thì topic sẽ bị close theo đúng ý chủ nhân của nội dung !
Xin chào các bạn! Từ nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về lịch sử, nguồn gốc, tính chất lí hóa cơ bản của các nguyên tố hóa học! các bạn có biết nguyên tố hido được tìm ra năm nào và do ai không ? Nguyên tố Hidro có tên khoa học là hidrogen có nguồn gốc từ Hylạp " Hidro Genes".Nó có nghĩa là "tạo ra nước ".Hidro được biết từ thế kỷ 16.Mãi năm 1766 nhà bác học người Anh tên Cavendish đã tìm ra nó.Hidro được xem là nguyên tố có khối lượng và khối lượng riêng nhỏ nhất (M=1đvc, d=0.07g/cm3).Nhiệt độ nóng chảy 14 độ K, nhiệt độ sôi 20 độ K.Chính vì thế bình thường nó là chất khí.Ngoài ra nó là chất không màu, không mùi, không vị và ít ta trong nước nhưng điều thú vị là hidro có mặt trong hầu hết hợp chất hữu cơ!
thế ông nào tìm ra hidro nhỉ
nhà khoa học Anh Cavenđisơ H. (H. Cavendish) tìm ra năm 1766; đồng vị D được tìm ra năm 1932, còn đồng vị T được tìm ra năm 1934.
Antimon cũng như hợp chất của nó đã được biết từ rất lâu đời. Người đời xưa dùng antimon chủ yếu làm đồ mĩ phẩm, tô son và kẻ lông mày. Có hơn 90 khoáng sản có chứa antimon, nhưng khoáng sản nhiều nhất vẫn là loại sunfua và oxit. Việc điều chế kim loại từ quặng rất dễ dàng cũng như đối với kim loại chì. Tuy vậy người xưa lẫn lộn antimon với chì. Chỉ đến thời kì Trung cổ, nhiều nhà giả kim thuật mới phân biệt được rành rọt kim loại antimon. Thời Trung cổ, người ta tinh chế vàng bằng cách sau đây: đầu tiên nấu nóng chảy vàng với quặng antimon, sau đó đổ vào bình sắt hình nón. Vàng nặng nằm ở lớp dưới, trên là lớp xỉ. Vàng chưa phải đã tinh khiết. Người ta nấu nóng chảy nó 1 lần nữa rồi rải lông thú lên bề mặt nóng chảy. Lông thú cháy thành lớp khói trắng. Vàng trở nên tinh khiết. Ngày nay, chúng ta có thể giải thích quá trình tinh chế vàng bằng các phản ứng hóa học như sau: Trong vàng thường có lẫn Ag và Cu. Khi nấu nóng chảy với quằng sunfua, bạc và đồng bị tách ra khỏi vàng: Sb2S3 + 6Ag = 3Ag2S + 2Sb Sb2S3 + 6Cu = 3Cu2S + 2Sb Ở trạng thái nóng chảy, antimon vừa giải phóng ra liền hóa hợp với vàng tạo ra hợp chất AuSb2 (gọi là gian kim loại :cuoimim ( ). Việc đốt lông thú là để tạo 1 luồng ko khí mạnh. Khi đó, antimon bị oxi hóa, còn vàng thì không: 2AuSb2 + 3O2 = Au + Sb2O3 Những chữ in trong ngành in là hợp kim của kim loại antimon với một số kim loại khác (Pb, Sn). Ưu điểm của antimon là ở chỗ khi đông đặc (từ trạng thái nóng chảy sang trạng thái rắn) thể tích kim loại tăng lên. Antimon theo tiếng Hi Lạp “antimonos”, có nghĩa là “kẻ thù của cô đơn”. Khoáng vật antimon bao giờ cũng đi kèm theo với nhiều khoáng vật khác.