Vào thời trung cổ , thợ mỏ đôi khi gặp những thứ quặng lạ lùng , rất giống các thứ quặng sắt. Nhưng điều phiền toái là ko bao giờ thu được sắt ở những quặng đó. Thợ mỏ cho rằng sự thất bại của họ là do trò chơi ác của bọn quỷ - những con quỷ độc ác mà ở Đức gọi là cobon và loài quỷ hay bắt chước có tên là Nic
Sau đó , rõ ràng quỷ chẳng có liên quan gì đến chuyện này. Những quặng đó ko chứa sắt , nhưng lại chứa hai thứ kim loại khác giống như sắt. Để ghi nhớ các lầm lẫn cũ , người ta đặt tên cho hai kim loại này là coban và niken
Cũng vào thời trung cổ , những kẻ Tây Ban Nha đi chinh phục tìm thấy 1 thứ kim loại lạ ở bờ sông Platin Den Pino thuộc Nam Mỹ. Thứ kim loại nặng , bóng lạ này ko tan trong bất kì axit nào , và được đặt tên là platin. Ba thế kỉ sau , người ta tìm thấy platin hầu như luôn luôn có mặt cùng 5 đồng bạn tên ruteni , rodi , paladi , osimi , iridi. Sáu thứ kim loại hiếm này rất khó phân biệt với nhau và nhóm thật sự ko thế tách biệt chúng được gọi là nhóm platin
^ ^ Chắc nhiều bạn muốn tìm hiểu về các nguyên tố ít khi được đề cập đến trong bảng tuần hoàn lắm nhỉ ^^ Hôm nay mình lập ra topic này nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn ( Đa số mình sưu tầm trong từ điển bách khoa mở WIKI)
Telua là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Te và số nguyên tử bằng 52.
Nó có màu sáng óng ánh bạc của á kim, trông giống thiếc. Telua có quan hệ hóa học gần gũi với selen và lưu huỳnh. Nó hay được dùng trong pha chế hợp kim và chất bán dẫn.
Hình ảnh về telu
Bảng đầy đủ
Tổng quát
Tên, Ký hiệu, Số telua, Te, 52
Phân loại Á kim
Nhóm, Chu kỳ, Khối 16, 5, p
Khối lượng riêng, Độ cứng 6 240 kg/m³, 2,25
Bề ngoài màu óng ánh bạc xám
Tính chất nguyên tử
Khối lượng nguyên tử 127,60 đ.v.
Bán kính nguyên tử (calc.) 140 (123) pm
Bán kính cộng hoá trị 135 pm
Bán kính van der Waals 206 pm
Cấu hình electron [Kr]4d105s25p4
e- trên mức năng lượng 2, 8, 18, 18, 6
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) ±2,4,6 (axít trung bình)
Cấu trúc tinh thể hình lục phương
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất rắn
Điểm nóng chảy 722,66 K (841,12 °F)
Điểm sôi 1.261 K (1.810 °F)
Thứ tự hiện tượng từ không từ tính
Thể tích phân tử 20,46 ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 52,55 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 17,49 kJ/mol
Áp suất hơi 23,1 Pa tại 272,65 K
Vận tốc âm thanh 2.610 m/s tại 293,15 K
Linh tinh
Độ âm điện 2,1 (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng 202 J/(kg·K)
Độ dẫn điện ? /Ω·m
Độ dẫn nhiệt 2,35 W/(m·K)
Năng lượng ion hóa 869,3 kJ/mol
1.790 kJ/mol
2.698 kJ/mol
3.610 kJ/mol
5.668 kJ/mol
6.820 kJ/mol
13.200 kJ/mol
Chất đồng vị ổn định nhất
iso TN t½ DM DE MeV DP
120Te 0,096% Ổn định có 68 neutron
122Te 2,603% Ổn định có 70 neutron.
123Te 0,908% >1013 năm ε 0,051 123Sb
124Te 4,816% Ổn định có 72 neutron
125Te 7,139% Ổn định có 73 neutron
126Te 18,952% Ổn định có 74 neutron
128Te 31,687% 2,2 1024 năm Bêta 0,867 128Xe
130Te 33,799% 7,9 1020 năm Bêta 2,528 130Xe
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú.
Mục lục [giấu]
1 Thuộc tính
2 Ứng dụng
3 Lịch sử
4 Độ phổ biến
5 Đồng vị
6 Cảnh báo
7 Tham khảo
8 Liên kết ngoài
Thuộc tính
Telua là nguyên tố hiếm, có tính chất hóa học giống ôxy, lưu huỳnh, selen và poloni (các nguyên tố của nhóm nguyên tố 16).
Ở dạng tinh thể, Telua có màu sáng bạc và khi ở trạng thái nguyên chất, nó có óng ánh kim loại. Nó giòn, dễ vỡ, dễ nghiền thành bột. Telua vô định hình có thể được tạo ra từ kết tủa trong axít chứa Telua (Te(OH)6). Tuy nhiên có tranh cãi rằng dạng kết tủa có thể không thực sự vô định hình mà gồm các vi tinh thể.
Telua là một chất bán dẫn loại p, có độ dẫn điện phụ thuộc hướng sắp xếp của các nguyên tử trong tinh thể. Liên hệ hóa học với selen và lưu huỳnh, độ dẫn điện của Telua tăng nhẹ khi được chiếu sáng. Chất bán dẫn Telua có thể được pha thêm đồng, vàng, bạc hay kim loại khác.
Telua cháy trong không khí tạo lửa xanh lá cây-xanh lam và sinh ra ôxít Telua. Khi nóng chảy, Telua ăn mòn đồng, sắt và thép không gỉ.
Ứng dụng
Pha chế hợp kim: cho thêm vào chì để tăng độ cứng, độ bền và chống sự ăn mòn của axít sunfuríc. Cho thêm vào đồng và thép không gỉ để dễ chế tạo. Cho thêm vào gang để dễ làm nguội.
Dùng trong đồ sứ.
Hợp chất Telua với Bismút (???) được dùng trong các thiết bị nhiệt điện.
Dùng trong ngòi nổ.
Dùng với cadmi (???) để làm pin mặt trời có hiệu suất sinh điện cao.
Lịch sử
Telua (tiếng Latin nghĩa là đất) được khám phá năm 1782 bởi Franz-Joseph Müller von Reichenstein ở Rumani. Năm 1798 nó được đặt tên bởi Martin Heinrich Klaproth người đã chiết tách được chất này.
Những năm 1960, các ứng dụng nhiệt điện và công nghệ chế tạo thép thuận tiện đã nâng nhu cầu sử dụng Telua.
Độ phổ biến
Telua thỉnh thoảng có thể tìm thấy nguyên chất, nhưng thường hay thấy trong các hợp chất với vàng, hay các kim loại khác. Do cùng chuỗi hóa học với Selen và lưu huỳnh, Telua cũng tạo hợp chất tương tự với các kim loại, hyđrô and hay các iôn kiểu này, gọi là teluarít (??). Các teluarít vàng và bạc được coi là các quặng tốt.
Nguồn thu Telua chủ yếu từ bùn dính tại các điện cực anốt trong lúc điện phân tinh lọc các xốp đồng.
Đồng vị
Telua có 30 đồng vị đã biết, với khối lượng nguyên tử từ 108 đến 137. Trong tự nhiên tồn tại 8 đồng vị Telua (bảng bên) .
Cảnh báo
Nồng độ Telua 0,01 mg/m3 hay ít hơn trong không khí gây nên mùi giống mùi tỏi. Telua và các hợp chất của nó được coi là độc và cần phải cẩn trọng khi làm việc với chúng.
Tổng quát
Tên, Ký hiệu, Số iốt, I, 53
Phân loại halogen
Nhóm, Chu kỳ, Khối 17, 5, p
Khối lượng riêng, Độ cứng 4.933 kg/m³, 7,7 GPa
Bề ngoài
Tím-xám thẫm
Tính chất nguyên tử
Khối lượng nguyên tử 126,90447(3) đ.v.
Bán kính nguyên tử (calc.) 140 (115) pm
Bán kính cộng hoá trị 133 pm
Bán kính van der Waals 198 pm
Cấu hình electron [Kr]4d105s25p5
e- trên mức năng lượng 2, 8, 18, 18, 7
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) ±1, 5, 7 ()
Cấu trúc tinh thể trực giao
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất Rắn
Điểm nóng chảy 113,7 K (236,66 °F)
Điểm sôi 184,3 K (363,7 °F)
Thứ tự hiện tượng từ không từ tính
Thể tích phân tử ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi (I2) 41,57 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy (I2) 15,52 kJ/mol
Áp suất hơi Pa tại K
Vận tốc âm thanh m/s tại K
Linh tinh
Độ âm điện 2,66 (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng (25 °C) (I2) 54,44 J/(kg·K)
Độ dẫn điện (0 °C) 1,3×107 /Ω·m
Độ dẫn nhiệt (300 K) 449 W/(m·K)
Năng lượng ion hóa 1008,4 kJ/mol
1845,9 kJ/mol
3180 kJ/mol
Chất đồng vị ổn định nhất
iso TN t½ DM DE MeV DP
127I 100% Ổn định có 74 neutron
129I tổng hợp 1,57×107 năm β- 0,194 129Xe
131I tổng hợp 8,02070 ngày β- 0,971 131Xe
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú.
Iốt (có gốc từ tiếng Hy Lạp Iodes, nghĩa là “tím”; tên gọi chính thức theo Hiệp hội Quốc tế về Hóa Lý thuyết và Ứng dụng là Iodine) là một nguyên tố hoá học. Trong bảng tuần hoàn nó có ký hiệu I và số nguyên tử 53.
Đây là một trong các nguyên tố vi lượng cần cho sự sống của nhiều sinh vật. Về mặt hoá học, iốt ít hoạt động nhất và có độ âm điện thấp nhất trong các halogen. Mặc dù Astatin được cho là còn ít hoạt động hơn với độ âm điện thấp hơn, nguyên tố đó quá hiếm để khẳng định giả thuyết này. Iốt được dùng nhiều trong y khoa, nhiếp ảnh, thuốc nhuộm. Giống như các halogen khác (thuộc nhóm nguyên tố VII trong bảng tuần hoàn), iốt thường có mặt ở dạng phân tử hai nguyên tử, I2.
Tính chất
Iốt là chất rắn có màu tím thẫm/xám có thể thăng hoa tại nhiệt độ thường tạo ra chất khí màu tím hồng có mùi khó chịu. Chất halogen này có thể tạo thành hợp chất với nhiều nguyên tố hóa học khác, nhưng nó ít hoạt động hơn so với các nguyên tố khác trong nhóm nguyên tố VII và nó có thêm một số tính chất hơi giống kim loại. Iốt có thể hòa tan trong cloroform, cacbon têtraclorua, hay carbon đisulfua để tạo thành dung dịch màu tím. Nó hòa tan yếu trong nước tạo ra dung dịch màu vàng. Màu xanh lam của một chất gây ra khi tương tác với tinh bột chỉ là đặc điểm của nguyên tố tự do.
Ứng dụng
Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Tại những vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn có nguồn gốc từ đại dương; tình trạng thiếu iốt có thể xảy ra và gây nên những tác hại cho sức khỏe, như sinh bệnh bướu cổ hay thiểu năng trí tuệ. Đây là tình trạng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc dùng muối iốt như muối ăn hằng ngày (có chứa nhiều hợp chất iốt có thể hấp thụ được) có thể giúp chống lại tình trạng này.
Các ứng dụng khác của iốt là:
Là một trong các halogen, nó là vi lượng tố không thể thiếu để hình thành hormone tuyến giáp, thyroxine và triiodothyronine, trong cơ thể sinh vật.
Thuốc bôi iốt (3% iốt trong nước/êtanol) dùng trong tủ thuốc gia đình, để khử trùng vết thương, khử trùng bề mặt chứa nước uống
Hợp chất iốt thường hữu ích trong hóa hữu cơ và y khoa.
Muối Iốđua bạc dùng trong nhiếp ảnh.
Iốđua kali (KI) có thể dùng để điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân để rửa trôi đồng vị phóng xạ Iốt-131, kết quả của phản ứng phân hạch hạt nhân. Chu kỳ bán rã của iốt-131 chỉ là 8 ngày, do đó thời gian điều trị chỉ kéo dài vài tuần. Trong trường hợp nguy cơ phóng xạ không có phản ứng phân hạch hạt nhân, như bom bẩn, không cần dùng phương pháp này. KI cũng có thể rửa xêzi-137, một sản phẩm khác của phản ứng phân hạch hạt nhân, vì xêzi có quan hệ hóa học với kali, nhưng NaI cũng có tác dụng như vậy. NaI hay có trong muối ăn ít natri. Tuy nhiên xêzi-137 có chu kỳ bán rã kéo dài tới 30 năm, đòi hỏi thời gian điều trị quá dài.
Iốđua vonfram được dùng để làm ổn định dây tóc của bóng đèn dây tóc.
Nitơ triiôđua là chất gây nổ không bền.
Iốt-123 dùng trong y khoa để tạo ảnh và xét nghiệm hoạt động của tuyến giáp.
Iốt-131 dùng trong y khoa để trị ung thư tuyến giáp và bệnh Grave và cũng dùng trong chụp ảnh tuyến giáp.
Nguyên tố iốt (không nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác) tương đối độc đối với mọi sinh vật.
Lịch sử
Iốt (gốc tiếng Hy Lạp iodes nghĩa là tím) được khám phá bởi Barnard Courtois năm 1811. Ông là con trai của một người sản xuất nitrat kali (dùng trong thuốc súng). Vào thời điểm Pháp đang có chiến tranh, thuốc súng được tiêu thụ mạnh. Nitrat kali được tách từ rong biển lấy tại bờ biển Normandy và Brittany. Để tách kali nitrat, rong biển được đem đốt và tro đem rửa vào nước. Những chất không phải là nitrat kali bị phá hủy bởi việc thêm axít sunfuríc. Vào một ngày Courtois thêm quá nhiều axít sunfuríc khiến một chất khí màu tím bay ra. Courtois nhận thấy hơi này kết tinh trên các bề mặt lạnh tạo ra các tinh thể màu sẫm. Courtois nghi ngờ rằng đây là một nguyên tố hóa học mới nhưng thiếu kinh phí để theo đuổi các quan sát chi tiết hơn.
Tuy vậy ông đã đưa các mẫu tinh thể này cho các bạn, Charles Bernard Desormes (1777–1862) và Nicolas Clément (1779–1841) để họ tiếp tục nghiên cứu. Ông cũng đem mẫu vật cho Joseph Louis Gay-Lussac (1778–1850), một nhà hóa học nổi tiếng lúc đó, và André-Marie Ampère (1775–1836). Ngày 29 tháng 11 năm 1813 Dersormes và Clément thông báo cho đại chúng về phát hiện của Courtois. Họ miêu tả mẫu vật tại một cuộc họp của Viện Hoàng đế Pháp. Ngày 6 tháng 12 Gay-Lussac thông báo rằng mẫu vật đó có thể là một nguyên tố hóa học mới hoặc một hợp chất ôxy. Ampère đưa một số mẫu vật cho Humphry Davy (1778–1829). Davy đã tiến hành một số thí nghiệm trên mẫu vật và nhận thấy sự tương tự của nó với clo. Davy gửi một bức thư ngày 10 tháng 12 tới Hội Hoàng gia Luân Đôn nói rằng ông đã tìm thấy nguyên tố mới. Một cuộc cãi cọ lớn giữa Davy và Gay-Lussac về việc ai đã tìm ra iốt trước tiên đã nổ ra, nhưng cả hai đều đồng ý rằng Barnard Courtois là người đầu tiên đã tách nguyên tố hóa học mới này.
Độ phổ biến và điều chế
Hợp chất iốt thường gặp trong muối với natri và kali (KI) hay trong KIO3.
Iốt có thể thu được ở dạng rất tinh khiết bằng phản ứng giữa KI với sunfat đồng (II). Cũng có vài cách khác để tách nguyên tố hóa học này. Mặc dù nguyên tố này khá hiếm, tảo bẹ và một số loài cây khác có khả năng hấp thụ và tập trung iốt trong cơ thể chúng, dẫn đến việc mang iốt vào dây chuyền thức ăn tự nhiên và giúp việc điều chế iốt có giá thành thấp.
Đồng vị
Có 37 đồng vị của iốt, trong đó chỉ có duy nhất 127I là bền. Đồng vị phóng xạ 131I (phát ra tia bêta), còn được biết đến với tên gọi iốt phóng xạ có chu kỳ bán rã là 8,0207 ngày, đã được dùng trong điều trị ung thư và các bệnh khác liên quan đến tuyến giáp. 123I là đồng vị phóng xạ thường dùng trong chụp ảnh tuyến giáp và đánh giá điều trị cho bệnh Grave.
129I (chu kỳ bán rã 15,7 triệu năm) là kết quả của bắn phá hạt nhân 129Xe bởi tia vũ trụ khi đi vào khí quyển Trái Đất và các phản ứng phân hạch của urani và plutoni, trong đất đá trên bề mặt Trái Đất và các lò phản ứng hạt nhân. Các quá trình xử lý nhiên liệu hạt nhân hoặc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đã tạo ra lượng đồng vị lớn lấn át các đồng vị tạo ra bởi quá trình tự nhiên. 129I được dùng trong nghiên cứu nước mưa sau thảm họa Chernobyl. Nó cũng có thể đã được dùng trong nghiên cứu mạch nước ngầm để tìm dấu vết rỏ rỉ chất thải hạt nhân ra môi trường tự nhiên. Nếu 129I được cho tiếp xúc với người, tuyến giáp sẽ hấp thụ nó như thể nó là iốt không phóng xạ thông thường, dẫn đến nguy cơ ung thư tuyến giáp cao. Đối với những người sống gần nơi có phản ứng phân hạch, hay nhứng nơi tương tự, có nguy cơ tiếp xúc với iốt phóng xạ khi tai nạn xảy ra, người ta thỉnh thoảng được cho uống viên iốt. Việc hấp thụ một lượng lớn iốt sẽ làm bão hòa tuyến giáp và ngăn việc thu nhận thêm iốt.
129I có nhiều điểm giống với 36Cl. Nó là halogen hòa tan được, ít hoạt động hóa học, tồn tại chủ yếu ở dạng anion không hấp thụ, và được sinh ra bởi các tia vũ trụ, nhiệt hạt nhân, và các phản ứng phân hạch khác. Trong lĩnh vực nghiên cứu về nước, mật độ 129I được đo theo tỷ lệ 129I trên tổng I (hầu hết là 127I). Tương tự 36Cl/Cl, tỷ lệ 129I/I trong tự nhiên là rất nhỏ, 10-14 đến 10-10 (cực đạt nhiệt hạt nhân của 129I/I trong thập niên 1960 và 1970 là 10-7). 129I khác 36Cl ở chỗ chu kỳ bán rã dài hơn (15,7 so với 0,301 triệu năm), xuất hiện trong các sinh vật ở nhiều dạng ion với nhiều ứng xử hóa học khác nhau. 129I dễ dàng du nhập vào sinh quyển, nằm trong cây cỏ, đất, sữa, mô sinh học…
Lượng lớn 129Xe trong thiên thạch được cho là kết quả của phân rã bêta của hạt nhân 129I. Đây là hạt nhân phóng xạ tuyệt chủng đầu tiên được nhận dạng trong hệ Mặt Trời. Nó phân rã theo sơ đồ đo tuổi phóng xạ I-Xe cơ bản, bao trùm 50 triệu năm của sự tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Cảnh báo
Iốt khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây thương tổn, do đó cần phải cẩn thận khi thao tác với nguyên tố hóa học này. Hơi iốt có thể gây khó chịu cho mắt và các màng nhầy. Đối với các tiếp xúc kéo dài khoảng 8 tiếng đồng hồ, mật độ iốt trong không khí không được vượt quá 1 miligam/mét khối, lấy trung bình theo thời gian.
Dinh dưỡng
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo (21 CFR 101.9 (c)(8)(iv)) cả nam và nữ nên tiêu thụ khoảng 150 microgam iốt mỗi ngày.
Tổng quát
Tên, Ký hiệu, Số xenon, Xe, 54
Phân loại khí hiếm
Nhóm, Chu kỳ, Khối 18, 5, p
Khối lượng riêng, Độ cứng 5,894 kg/m³, 0
Bề ngoài không màu
Tính chất nguyên tử
Khối lượng nguyên tử 131,293(6) đ.v.
Bán kính nguyên tử (calc.) ? (108) pm
Bán kính cộng hoá trị 130 pm
Bán kính van der Waals 216 pm
Cấu hình electron [Kr]4d105s25p6
e- trên mức năng lượng 2, 8, 18, 18, 8
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) 0, 1, 2, 4, 6, 8
hiếm khi khác 0 (axít rất nhẹ)
Cấu trúc tinh thể lập phương tâm mặt
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất khí
Điểm nóng chảy 161,4 K (-169,1 °F)
Điểm sôi 165,03 K (-162,62 °F)
Thứ tự hiện tượng từ không nhiễm từ
Thể tích phân tử ? ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi 12,64 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy 2,27 kJ/mol
Áp suất hơi 100.000 Pa tại 165 K
Vận tốc âm thanh 1090 m/s tại 162 K
Linh tinh
Độ âm điện 2,6 (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng 20,786 J/(kg·K)
Độ dẫn điện ? /Ω·m
Độ dẫn nhiệt 5,65 W/(m·K)
Năng lượng ion hóa 1.170,4 kJ/mol
2.046,4 kJ/mol
3.099,4 kJ/mol
Chất đồng vị ổn định nhất
Tiêu bản:Đồng vị Xe
Đơn vị SI và STP được dùng trừ khi có ghi chú.
Xenon là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Xe và số nguyên tử bằng 54. Là một khí hiếm không màu, không mùi và rất nặng, xenon có trong khí quyển Trái Đất với một lượng nhỏ dạng dấu vết và là một phần của hợp chất khí hiếm đầu tiên được tổng hợp.
Đặc trưng nổi bật
Xenon là thành viên của nhóm các nguyên tố hóa trị 0 được gọi là các khí hiếm hay khí trơ. Từ “khí trơ” đã được sử dụng từ lâu để chỉ nhóm các nguyên tố này, song có lẽ cần phải bỏ do một số nguyên tố hóa trị 0 cũng có thể tạo ra hợp chất với các nguyên tố khác. Trong các ống chứa khí thì xenon phát ra ánh sáng màu xanh lam khi khí này bị phóng điện qua. Với áp lực nén hàng gigapascal thì xenon dạng kim loại được tạo ra. Xenon cũng có thể tạo ra các mắt lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt trong lưới của các phân tử nước.
Ứng dụng
Khí này được dùng rộng rãi nhất và nổi tiếng nhất trong các thiết bị phát ra ánh sáng gọi là các đèn chớp xenon, được sử dụng trong các đèn chớp của máy ảnh, để tạo ra môi trường kích hoạt trong các thiết bị tạo laser mà sau đó sẽ phát sinh ánh sáng giao thoa?, trong các đèn diệt khuẩn (hiếm dùng) và sử dụng trong một số ứng dụng y học liên quan đến bệnh da liễu. Các đèn hồ quang xenon liên tục, hồ quang ngắn, áp suất cao có nhiệt độ màu gần với ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa và được dùng trong các thiết bị giả lập Mặt Trời, một số hệ thống đèn chiếu và một số ứng dụng đặc biệt khác. Chúng là các nguồn rất tốt để tạo ra các tia cực tím có bước sóng ngắn cũng như chúng có các bức xạ rất mạnh trong các bước sóng gần tia hồng ngoại, được sử dụng trong một số thiết bị quan sát ban đêm. Các sử dụng khác của xenon bao gồm:
Được sử dụng như là chất gây mê toàn phần, mặc dù giá thành quá đắt.
Trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân nó được sử dụng trong các buồng bọt, máy dò và trong các khu vực khác mà phân tử lượng lớn cũng như tính trơ là các yêu cầu.
Các perxenat được sử dụng như là tác nhân ôxi hóa trong hóa phân tích.
Đồng vị Xe133 là có ích trong vai trò của một đồng vị phóng xạ.
Việc chụp cộng hưởng từ (MRI) siêu phân cực phổi và các cơ quan nội tạng khác sử dụng Xe129 .
Nhiên liệu thích hợp cho động cơ đẩy dùng ion do phân tử lượng cao, dễ bị ion hóa, lưu trữ như là chất lỏng ở nhiệt độ phòng (với áp suất cao) và dễ dàng chuyển ngược lại dạng khí để nạp năng lượng cho động cơ, bản chất trơ làm cho nó là thân thiện môi trường và ít ăn mòn đối với động cơ ion so với các loại nhiên liệu khác, chẳng hạn thủy ngân hay xêzi. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có các ý kiến trái ngược nhau về khả năng phổ biến trong tương lai về việc sử dụng nó trong công nghiệp thám hiểm vũ trụ, do nó sẽ bị mất đi vĩnh cửu trong không gian và làm suy giảm nguồn cung cấp hữu hạn trong khí quyển Trái Đất.
Được sử dụng phổ biến trong tinh thể học protein. Khi ở áp suất cao (~600 psi) tác động vào các tinh thể protein thì các nguyên tử xenon liên kết chủ yếu trong các hốc không ưa nước, thông thường tạo ra dẫn xuất nặng nguyên tử, đồng hình và chất lượng cao.
Lịch sử
Xenon (tiếng Hy Lạp xenon có nghĩa là “kỳ dị”) được William Ramsay và Morris Travers phát hiện tại Anh năm 1898 trong phần còn lại sau khi cho các thành phần khác của không khí lỏng bay hơi.
Sự phổ biến
Xenon là khí ở dạng dấu vết trong khí quyển Trái Đất, ở mức 1 phần 20 triệu (0,05 ppm). Nguyên tố này thu được trong công nghiệp nhờ chiết ra từ phần còn lại của không khí hóa lỏng. Khí hiếm này trong tự nhiên được tìm thấy như là khí thoát ra từ một số suối nước khoáng. Xe133 và Xe135 được tổng hợp bằng chiếu xạ nơtron trong không khí làm mát các lò phản ứng hạt nhân.
Hợp chất
Các tinh thể XeF4. Ảnh chụp năm 1962.Trước năm 1962, xenon và các khí hiếm khác nói chung được coi là trơ về mặt hóa học và không thể tạo ra các hợp chất hóa học. Các chứng cứ sau đó chỉ ra rằng xenon, cùng với các khí hiếm khác, trên thực tế có tạo ra các hợp chất. Một số hợp chất của xenon là điflorua xenon, têtraflorua xenon, hexaflorua xenon, hiđrat và đơterat cũng như perxenat natri. Hợp chất có tính gây nổ cao là triôxít xenon cũng được tạo ra. Có ít nhất 80 hợp chất của xenon, trong đó flo hay ôxy được liên kết với xenon. Một số hợp chất của xenon có màu nhưng đa phần là không màu.
Đồng vị
Xenon nguồn gốc tự nhiên bao gồm 7 đồng vị ổn định và 2 đồng vị phóng xạ nhẹ. Ngoài các dạng ổn định này còn có 20 đồng vị không ổn định đang được nghiên cứu. Xe129 được tạo ra nhờ phân rã beta của I129 (chu kỳ bán rã: 16 triệu năm); Xe131m, Xe133, Xe133m và Xe135 là một phần sản phẩm phân rã hạt nhân của cả U235 và Pu239 và vì thế được dùng làm chỉ số của các vụ nổ hạt nhân.
Đồng vị nhân tạo Xe135 có tầm quan trọng đáng lưu ý trong hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân. Xe135 có tiết diện vuông lớn cho các nơtron nhiệt (2,65x106 barn, vì thế nó đóng vai trò của chất hấp thụ nơtron hay “chất độc” mà có thể làm chậm hay dừng các chuỗi phản ứng sau một thời gian hoạt động. Đây đã là một vấn đề đáng kể trong các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được Dự án Manhattan của Mỹ xây dựng để sản xuất plutoni.
Nồng độ tương đối cao của các đồng vị xenon phóng xạ cũng được phát hiện là tỏa ra từ các lò phản ứng hạt nhân do sự giải phóng của khí này từ các thanh nhiên liệu bị gãy hay sự phân hạch của urani trong nước làm mát. Nồng độ của các đồng vị này nói chung vẫn là thấp khi so với các khí hiếm phóng xạ nguồn gốc tự nhiên, như Rn222.
Do xenon là nguồn dò vết cho 2 đồng vị cha, tỷ lệ các đồng vị của xenon trong các thiên thạch là công cụ mạnh để nghiên cứu sự hình thành của hệ Mặt Trời. Phương pháp I-Xe trong xác định niên đại bằng phóng xạ cho ta khoảng thời gian đã trôi qua giữa tổng hợp hạt nhân và sự đông đặc của các thiên thể rắn từ tinh vân Mặt Trời. Các đồng vị xenon cũng là công cụ mạnh để nghiên cứu sự tiến hóa của đất đá. Tỷ lệ cao của Xe129 tìm thấy trong các giếng khí điôxít cacbon ở New Mexico được cho là do sự phân rã của các khí có trong lớp phủ ngay sau khi Trái Đất hình thành.
Phòng ngừa
Khí này có thể lưu giữ an toàn trong các chai lọ thủy tinh có gắn nắp thông thường ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. Xenon là không độc, nhưng nhiều hợp chất của nó là độc do tcác tính chất ôxi hóa mạnh của chúng.
Do xenon nặng hơn không khí, nên tốc độ truyền âm thanh của nó thấp hơn so với không khí, và khi bị hít thở phải thì nó làm giảm các tần số cộng hưởng của hệ thống thanh âm. Nó tạo ra cường độ âm thanh thấp đặc trưng, tương tự như cường độ âm thanh lớn sinh ra do hít thở phải heli. Vì một vài lý do, sự hít thở phải xenon là nguy hiểm hơn so với hít thở phải heli. Đầu tiên là do các tính chất gây mê của xenon còn ít được nghiên cứu, tương tự như các tính chất của ôxít nitrơ. Sự hít thở phải xenon có thể gây ra các hiệu ứng từ nhẹ đến trung bình, kéo dài không lâu, bao gồm các cảm giác lạ đối với ánh sáng và âm thanh.
Do các nguy hiểm gắn liền với sự hít thở phải xenon nên nhiều trường đại học đã không còn cho phép sử dụng nó như là sự minh họa trong hóa đại cương. Xenon trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là rất đắt tiền (giá của nó khoảng 60 USD trên 0,077 pps). Khí hexaflorua lưu huỳnh nói chung được sử dụng để thay thế.
Ununocti
Nguyên tố thứ 118 ~ như một nguyên tố phá vỡ giới hạn bền tuyệt vời nhất ^ ^(bây giờ thì không còn nữa rồi người ta khám phá ra nguyên tố Z=164 cũng rất bền(Anh ZERO cho biết thông tin)
Tổng quát
Tên, Ký hiệu, Số ununocti, Uuo, 118
Phân loại khí trơ
Nhóm, Chu kỳ, Khối 18, 7, p
Khối lượng riêng, Độ cứng kg/m³, 0
Bề ngoài không có, có thể không màu
Tính chất nguyên tử
Khối lượng nguyên tử dự đoán 314 g/mol đ.v.
Bán kính nguyên tử (calc.) () pm
Bán kính cộng hoá trị pm
Bán kính van der Waals pm
Cấu hình electron [Rn] 5f14 6d10 7s2 7p6
e- trên mức năng lượng 2, 8, 18, 32, 32, 18, 8
Trạng thái ôxi hóa (Ôxít) ()
Cấu trúc tinh thể
Tính chất vật lý
Trạng thái vật chất khí
Điểm nóng chảy K ( °F)
Điểm sôi K ( °F)
Thứ tự hiện tượng từ
Thể tích phân tử ×10-6 m³/mol
Nhiệt bay hơi kJ/mol
Nhiệt nóng chảy kJ/mol
Áp suất hơi Pa tại K
Vận tốc âm thanh m/s tại K
Linh tinh
Độ âm điện (thang Pauling)
Nhiệt dung riêng J/(kg·K)
Độ dẫn điện /Ω·m
Độ dẫn nhiệt W/(m·K)
Năng lượng ion hóa
Chất đồng vị ổn định nhất
Tiêu bản:Đồng vị Uuo
Ununocti (Latinh: ununoctium) là tên tạm thời của một nguyên tố tổng hợp siêu nặng trong bảng tuần hoàn có ký hiệu tạm thời là Uuo và có số nguyên tử là 118. Nó chắc có các đặc tính của nhóm của nó, nhóm khí hiếm, giống radon về các đặc tính hóa học; vì thế, một số tài liệu nguyên cứu đã gọi nó là eka-radon. Nếu phải thì ununocti là nguyên tố thể khí phóng xạ thứ hai và khí bán dẫn đầu tiên dưới tình hình chuẩn.
Trừ ra tính không ổn định do có lẽ phóng xạ, các nhà khoa học dự đoán là ununoctium sẽ phản ứng hơn xenon và radon. Nó chắc có thể tạo thành oxít ổn định (UuoO3 v.v.) cùng với các clorua và florua.
Lịch sử:
Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực hóa học, vật liệu học và khoa học đời sống ở Phòng Thí nghiệm Quốc Gia Lawrence Livermore (LLNL), hợp tác với các nhà nghiên cứu đến từ Dubna, Viện hợp tác nghiên cứu hạt nhân (JINR - Joint Institute for Nuclear Research) ở Nga, đã cùng khám phá ra nguyên tố thứ 118, một nguyên tố mới nhất với khối lượng phân tử rất lớn.
Vào giữa tháng 2 và tháng 6 năm 2005, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm với thiết bị JINR U400 cyclotron, và quan sát sự phân hủy của chuỗi nguyên tử cấu tạo bởi nguyên tố thứ 118. Ở những chuỗi nguyên tử đang phân rã này, nguyên tố thứ 118 phân hủy bởi các hạt alpha sẽ tạo ra nguyên tố thứ 116.
Kết quả cuộc thí nghiệm nghiên cứu được xuất bản vào tháng 10 năm 2006 trên tạp chí Physical Review C. Thí nghiệm đã cho ra 3 nguyên tử của nguyên tố thứ 118 khi bắn ion canxi vào nguyên tố phóng xạ californium. Sau đó, nhóm nghiên cứu quan sát sự phá hủy chuỗi nguyên tử do hạt alpha thì thấy nguyên tố thứ 118 phân rã đến nguyên tố thứ 116 và đến nguyên tố thứ 114. Trong các cuộc thí nghiệm trước đây, nhóm hợp tác nghiên cứu Livermore-Dubna đã tạo ra chất đồng vị tương tự nguyên tố thứ 116.
Qua cuộc nghiên cứu này, nhóm hợp tác nghiên cứu Livermore-Dubna đã khám phá ra được 5 nguyên tố mới (nguyên tố thứ 113, 114, 115, 116 và 118).
Ken Moody, người dẫn đầu nhóm Livermore, nói:“Tính chất khi phân hủy của tất cả các chất đồng vị mà chúng ta đã khám phá cho đến nay đã thêm vào danh sách các “nguyên tố bền” - “Island of Stability” ; điều này cho thấy rằng chúng ta có thể may mắn thành công nếu chúng ta cố gắng tiếp tục nỗ lực nghiên cứu hơn nữa”.
Thuật ngữ “nguyên tố bền” - “Island of Stability” xuất phát từ vật lý hạt nhân diễn tả khả năng có thể cân bằng ổn định số lượng proton và neutron của các nguyên tố. Điều này cho phép các chất đồng vị của nhiều nguyên tố transuranic (là các nguyên tố có số lượng nguyên tử lớn hơn 92) có thể ổn định bền hơn so với các nguyên tố khác, và do đó phân hủy chậm hơn.
Nguyên tố thứ 118 được kỳ vọng là một chất khí quý hiếm đứng ngay phía dưới chất radon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố.
Moody nói: “Có khoảng 90 nguyên tố hóa học, và thật là tuyệt vời khi chúng có thể tìm hiểu học hỏi bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hơn nữa. Qua đó, chúng ta hiểu sự tồn tại và cấu tạo của thế giới này”.
Các thành viên trong nhóm Livermore gồm: Moody, Dawn Shaughnessy, Mark Stoyer, Nancy Stoyer, Philip Wilk, Jacqueline Kenneally, Jerry Landrum, John Wild, Ron Lougheed và cựu nhân viên Joshua Patin.
Giám đốc Hiệp hội Hóa học, Vật liệu và Khoa học đời sống - Chemistry, Materials and Life Sciences Associate, Tomas Diaz de la Rubia nói: “Điều này hoàn toàn là một bước đột phá trong lĩnh vực khoa học. Chúng ta đã khám phá ra một nguyên tố mới cho ta những hiểu biết sâu sắc các tính chất của vũ trụ. Đối với các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thì đây là một bản di chúc mạnh mẽ và có giá trị đối với Khoa học kỹ thuật tại Phòng Thí nghiệm này”.
Kể từ khi thành lập năm 1952, Phòng Thí nghiệm Livermore đã khám phá ra nhiều nguyên tố nặng. Trong những năm qua, nhờ được cung cấp các vật liệu đặc biệt để làm thí nghiệm, nhóm nghiên cứu ở đây đã gặt hái nhiều thành công trong việc khám phá ra các nguyên tố mới. Năm 1999 và 2001, Phòng Thí nghiệm thông báo đã phát hiện lần lượt các nguyên tố 114 và 116. Năm 2004, nhóm hợp tác nghiên cứu Livermore-Dubna tiến hành khảo sát nguyên tố 113 và 115.
Trong tương lai, nhóm hợp tác nghiên cứu LLNL-Dubna sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều nguyên tố trong bảng các “nguyên tố bền”. Năm 2007, nhóm nghiên cứu dự định sẽ tìm ra nguyên tố thứ 120 bằng cách bắn phá Plutonium vào chất đồng vị của sắt.
Mark Stoyer nói: “Sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguyên tố mới trong nhóm các nguyên tố nặng cho đến giới hạn bền của hạt nhân. Hy vọng sẽ tìm ra giới hạn đó”.
Phòng Thí nghiệm Quốc Gia Lawrence Livermore, thành lập năm 1952, có nhiệm vụ bảo đảm an toàn quốc gia và ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào những vấn đề quan trọng trong thời buổi hiện đại này. Phòng Thí nghiệm Quốc Gia Lawrence Livermore do Đại Học California, Bộ Quản Lý Năng lượng An Toàn Hạt Nhân Quốc Gia của Mỹ quản lý
Trạng thái ôxi hóa 1
AlH được điều chế khi nhôm bị nung nóng ở nhiệt độ 1500°C trong hiđrô.
Al2O được điều chế bằng cách nung nóng ôxít thông thường, Al2O3, với silic ở nhiệt độ 1800°C trong chân không.
Al2S được điều chế bằng cách nung nóng Al2S3 với vỏ nhôm ở nhiệt độ 1300°C trong chân không. Nó nhanh chóng bị chuyển thành các chất ban đầu. Selenua được điều chế tương tự.
AlF, AlCl và AlBr tồn tại trong pha khí khi ba halua được nung nóng cùng với nhôm.
Trạng thái ôxi hóa 2
Subôxít nhôm, AlO có thể được tồn tại khi bột nhôm cháy trong ôxy.
Trạng thái ôxi hóa 3
Quy tắc Fajans chỉ ra rằng cation hóa trị ba Al3+ là không được mong chờ tìm thấy trong các muối khan hay trong các hợp chất nhị phân như Al2O3. Hiđrôxít nhôm là một bazơ yếu và muối nhôm của các axít yếu, chẳng hạn như cacbonat, không thể tạo ra. Muối của các axít mạnh, chẳng hạn như nitrat, là ổn định và hòa tan trong nước, tạo thành các hiđrat với ít nhất sáu phân tử nước kết tinh.
Hiđrua nhôm, (AlH3)n, có thể sản xuất từ trimêthyl nhôm và hiđrô dư thừa. Nó cháy kèm nổ trong không khí. Nó cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của clorua nhôm trên hiđrua liti trong dung dịch ête, nhưng không thể cô lập thành dạng tự do từ dung dịch.
Cacbua nhôm, Al4C3 được sản xuất bằng cách nung nóng hỗn hợp hai nguyên tố trên 1.000°C. Các tinh thể màu vàng nhạt có cấu trúc lưới phức tạp,và phản ứng với nước hay axít loãng tạo ra mêtan. Axêtylua, Al2(C2)3, được điều chế bằng cách cho axêtylen đi qua nhôm nóng.
Nitrua nhôm, AlN, có thể được sản xuất từ các nguyên tố ở nhiệt độ 800°C. Nó bị thủy phân bởi nước tạo ra amôniắc và hiđrôxít nhôm.
Phốtphua nhôm, AlP, được sản xuất tương tự, và bị thủy phân thành phốtphin (PH3).
Ôxít nhôm, Al2O3, tìm thấy trong tự nhiên như là corunđum, và có thể điều chế bằng cách đốt nóng nhôm với ôxy hay nung nóng hiđrôxít, nitrat hoặc sulfat. Như là một loại đá quý, độ cứng của nó chỉ thua có kim cương, nitrua bo và cacborunđum. Nó gần như không hòa tan trong nước.
Hiđrôxít nhôm có thể được điều chế như là một chất kết tủa dạng gelatin bằng cách cho thêm amôniắc vào trong dung dịch của các muối nhôm. Nó là lưỡng tính, vừa là bazơ yếu vừa là axít yếu, có thể tạo ra các muối aluminat với kim loại kiềm. Nó tồn tại trong các dạng tinh thể khác nhau.
Sulfua nhôm, Al2S3, có thể điều chế bằng cách cho sulfua hiđrô đi qua bột nhôm. Nó là một chất đa hình.
Florua nhôm, AlF3, có thể điều chế bằng cách cho hai nguyên tố tác dụng với nhau hay cho hiđrôxít nhôm tác dụng với HF. Nó tạo thành phân tử lớn, bay hơi không qua pha nóng chảy ở nhiệt độ 1.291°C (thăng hoa). Nó là một chất rất trơ. Các trihalua khác là các chất dime, có cấu trúc cầu nối.
Các hợp chất hữu cơ của nhôm có công thức chung AlR3 tồn tại và nếu không phải là các phân tử lớn, thì là các chất dime hay trime. Chúng được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ, ví dụ trimêtyl nhôm.
Các chất alumino-hyđrua của phần lớn các nguyên tố có khả năng tích điện dương đã được biết, trong đó có giá trị nhất là hiđrua nhôm liti, Li[AlH4]. Khi bị đốt nóng, nó phân hủy thành nhôm, hiđrô và hiđrua liti, nó bị thủy phân trong nước. Nó có nhiều ứng dụng trong hóa hữu cơ. Các alumino-halua [AlR4] có cấu trúc tương tự.
topic này nói về các ứng dụng của các hợp chất vô cơ trong cuộc sống :nhamhiem
Bari được sử dụng chủ yếu trong sản xuất buji, ống chân không, pháo hoa và bóng đèn huỳnh quang.
Được sử dụng để làm chất thu khí trong các ống chân không.
Hợp chất bari sunfat có màu trắng và được sử dụng trong sản xuất sơn, trong chẩn đoán bằng tia X, và trong sản xuất thủy tinh.
Barít được sử dụng rộng rãi để làm chất độn trong hoạt động khoan tìm giếng dầu và trong sản xuất cao su.
Bari Cacbonat được dùng làm bả chuột và có thể được sử dụng trong sản xuất thủy tinh và gạch.
Bari Nitrat và Bari Clorua được sử dụng để tạo màu xanh lá cây trong sản xuất pháo hoa.
Bari Sunfua không tinh khiết phát lân quang sau khi đặt dưới ánh sáng.
Các muối của Bari, đặc biệt là Bari Sunfat, có khi cũng được sử dụng để uống hoặc bơm vào ruột bệnh nhân, để làm tăng độ tương phản của những tấm phim X quang trong việc chẩn đoán hệ tiêu hóa.
Lithopone (một chất nhuộm chứa bari sunfat và kẽm sunfua) có khả năng bao phủ tốt và không bị thẫm màu khi tiếp xúc với những muối sunfua.
Bari perôxít được sử dùng làm chất xúc tác để bắt đầu một phản ứng tỏa nhiệt nhôm khi hàn các thanh ray lại với nhau.
Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa can xi có thể dẫn đến sỏi thận. Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn canxi.
Để hiểu thêm về vai trò của canxi trong thế giới sự sống, xem thêm bài Canxi trong sinh học.
Các ứng dụng khác còn có:
Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như uran, ziriconi hay thori.
Chất chống ôxi hóa, chống sulfua hóa hay chống cacbua hóa cho các loại hợp kim chứa hay không chứa sắt.
Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê.
Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng.
Vôi sống (CaO) được sử dụng trong nhiều quy trình làm sạch hóa học và được sản xuất bằng cách nung nóng đá vôi. Khi thêm nước vào vôi sống thì nó tạo ra vôi tôi Ca(OH)2. Khi Ca(OH)2 được trộn với cát nó tạo ra vữa sử dụng trong xây dựng, vữa này cứng lại khi để lâu trong không khí do điôxít cacbon có phản ứng chậm với vôi tôi tạo ra cacbonat canxi. Trộn với các chất khác, chẳng hạn đất sét và thạch cao khi bị nung nóng ở nhiệt độ cao, CaO tạo ra một thành phần quan trọng của xi măng Portland là cờ lanh ke (clinker).
Khi nước thấm qua đá vôi hoặc các loại đá cacbonat,nó hòa tan một phần của đá (do sự hiện diện của khí CO2) và sinh ra các loại hình nhũ đá cũng như hình thành nên nước cứng. Các hợp chất quan trọng của canxi là nitrat, sulfua, clorua, cacbua, xyanamua và hypôclorit canxi.
Chì có số hiệu nguyên tử cao nhất trong các nguyên tố bền.
Chì là thành phần chính tạo nên ắc quy, sử dụng cho xe.
Chì được sử dụng như chất nhuộm trắng trong sơn
Chì sử dụng như thành phần màu trong tráng men
Vì độ đặc của nó, chì dùng làm đồ chì, đạn
Chì dùng làm các tấm ngăn để chống phóng xạ hạt nhân.
Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính và hóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỉ 20 như là một kim loại công nghiệp thiết yếu.
Các ứng dụng khác:
Vàng có thể được làm thành sợi và dùng trong ngành thêu.
Vàng thực hiện các chức năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, đầu máy máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác.
Tính dẫn điện cao và đề kháng với ôxi hoá của vàng khiến nó được sử dụng rộng rãi để mạ bề mặt các đầu nối điện, bảo đảm tiếp xúc tốt và trở kháng thấp.
Vàng được dùng trong nha khoa phục hồi, đặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả.
Vàng keo (hạt nano vàng) là dung dịch đậm màu hiện đang được nghiên cứu trong nhiều phòng thí nghiệm y học, sinh học, v.v. Nó cũng là dạng được dùng làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung.
Chlorauric acid được dùng trong chụp ảnh để xử lí ảnh bạc.
Disodium aurothiomalate dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.
Đồng vị vàng Au-198, (bán huỷ: 2,7 ngày) được dùng điều trị một số ung thư và một số bệnh khác.
Vàng được dùng để tạo lớp áo phủ, giúp cho các vật chất sinh học có thể xem được dưới kính hiển vi điện tử quét.
Ứng dụng cơ bản nhất của bạc là như một kim loại quý và các muối halôgen. Đặc biệt nitrat bạc được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh (đây là sử dụng nhiều nhất của bạc). Các ứng dụng khác còn có:
Các sản phẩm điện và điện tử, trong đó cần có tính dẫn điện cao của bạc, thậm chí ngay cả khi bị xỉn. Ví dụ, các bảng mạch in được làm từ sơn bạc, bàn phím máy tính sử dụng các tiếp điểm bằng bạc. Bạc cũng được sử dụng trong các tiếp điểm điện cao áp vì nó là kim loại duy nhất không đánh hồ quang ngang qua các tiếp điểm, vì thế nó rất an toàn.
Các loại gương cần tính phản xạ cao của bạc đối với ánh sáng được làm từ bạc như là vật liệu phản xạ ánh sáng. Các loại gương phổ biến có mặt sau được mạ nhôm.
Bạc được sử dụng để đúc tiền từ năm 700 TCN bởi người Lydia, trong dạng hợp kim của vàng và bạc. Muộn hơn, bạc được làm tinh khiết và đúc tiền trong dạng nguyên chất. Các từ “bạc” và “tiền” là có cùng ý nghĩa trong ít nhất 14 ngôn ngữ.
Kim loại này được chọn vì vẻ đẹp của nó trong sản xuất đồ trang sức và đồ bạc, thông thường làm từ hợp kim của bạc được xem như là bạc đủ tuổi, chứa 92,5% bạc.
Tính dễ uốn, không độc và vẻ đẹp của bạc làm cho nó có lợi trong nha khoa để làm răng giả.
Thuộc tính xúc tác của bạc làm cho nó thành lý tưởng để sử dụng như một chất xúc tác trong các phản ứng ôxi hóa - khử; ví dụ, việc sản xuất foócmalđêhít từ mêtanol và không khí bằng các tấm lọc bằng bạc hay các chất kết tinh chứa tối thiểu 99,95% bạc theo trọng lượng.
Bạc được sử dụng để làm que hàn, công tắc điện và các loại pin dung tích lớn như pin bạc-kẽm hay bạc-cadmi.
Sulfua bạc, còn được biết đến như bạc Whiskers, được tạo thành khi các tiếp điểm điện bằng bạc được sử dụng trong khí quyển giầu sulfua hiđrô.
Fulminat bạc là một chất nổ mạnh.
Clorua bạc có tính trong suốt và được sử dụng như chất kết dính cho các loại kính.
Iốtua bạc được sử dụng nhằm tụ mây để tạo mưa nhân tạo.
Trong truyền thuyết, bạc thông thường được coi là có hại cho các loài vật siêu nhiên như người sói và ma cà rồng. Việc sử dụng bạc trong các viên đạn cho súng là các ứng dụng phổ biến.
Ôxít bạc được sử dụng làm cực dương (anốt) trong các pin đồng hồ.
Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm.
Kẽm được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để chống ăn rỉ.
Kẽm được sử dụng trong các hợp kim như đồng thanh, niken trắng, các loại que hàn, bạc Đức v.v. Đồng thanh có ứng dụng rộng rãi nhờ độ cứng và sức kháng rỉ cao.
Kẽm được sử dụng trong dập khuôn, đặc biệt là trong công nghiệp ô tô.
Kẽm dạng cuộn được sử dụng để làm vỏ pin.
Ôxít kẽm được sử dụng như chất liệu có màu trắng trong màu nước và sơn cũng như chất hoạt hóa trong công nghiệp ô tô. Sử dụng trong thuốc mỡ, nó có khả năng chống cháy nắng cho các khu vực da trần. Sử dụng như lớp bột mỏng trong các khu vực ẩm ướt của cơ thể (bộ phận sinh dục) của trẻ em để chống hăm.
Clorua kẽm được sử dụng làm chất khử mùi và bảo quản gỗ.
Sulfua kẽm được sử dụng làm chất lân quang, được sử dụng để phủ lên kim đồng hồ hay các đồ vật khác cần phát sáng trong bóng tối.
Methyl kẽm (Zn(CH3)2) được sử dụng trong một số phản ứng tổng hợp chất hữu cơ.
Stearat kẽm được sử dụng làm chất độn trong sản xuất chất dẻo (plastic) từ dầu mỏ.
Các loại nước thơm sản xuất từ calamin, là hỗn hợp của(hydroxy-)cacbonat kẽm và silicat, được sử dụng để chống phỏng da.
Trong thực đơn hàng ngày, kẽm có trong thành phần của các loại khoáng chất và vitamin. Người ta cho rằng kẽm có thuộc tính chống ôxi hóa, do vậy nó được sử dụng như là nguyên tố vi lượng để chống sự chết yểu của da và cơ trong cơ thể (lão hóa). Trong các biệt dược chứa một lượng lớn kẽm, người ta cho rằng nó có tác dụng làm nhanh lành vết thương.
Gluconat glycin kẽm trong các viên nang hình thoi có tác dụng chống cảm.
Đồng là vật liệu dễ dát mỏng và dễ uốn, vì vậy nó được sử dụng một cách rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm:
Dây điện.
Que hàn đồng.
Tay nắm và các đồ vật khác trong xây dựng nhà cửa.
Đúc tượng: Ví dụ tượng Nữ thần Tự Do, chứa 81,3 tấn (179.200 pao) đồng.
Cuộn từ của nam châm điện.
Động cơ, đặc biệt là các động cơ điện.
Động cơ hơi nước của Watt.
Rơ le điện, dây dẫn điện giữa các bảng mạch và các chuyển mạch điện.
Ống chân không, ống tia âm cực và magnetron trong các lò vi ba.
Bộ dẫn sóng cho các bức xạ vi ba.
Việc sử dụng đồng trong các mạch IC đã trở nên phổ biến hơn để thay thế cho nhôm vì độ dẫn điện cao của nó.
Là một thành phần trong tiền kim loại.
Trong đồ nhà bếp, chẳng hạn như chảo rán.
Phần lớn các đồ dùng bằng niken trắng dùng ở bàn ăn (dao, nĩa, thìa) có chứa một lượng đồng nhất định.
Trong chế tạo đồ đựng thức ăn bằng bạc (hàm lượng bạc từ 92,5% trở lên), có chứa một số phần trăm đồng.
Là thành phần của gốm kim loại và thủy tinh màu.
Các loại nhạc khí, đặc biệt là các loại nhạc khí từ đồng thau.
Làm bề mặt tĩnh sinh học trong các bệnh viện hay các bộ phận của tàu thủy để chống hà.
Các hợp chất, chẳng hạn như dung dịch Fehling, có ứng dụng trong phân tích hóa học.
Sulfat đồng (II) được sử dụng như là thuốc bảo vệ thực vật và chất làm sạch nước.
H2SO4 là acid vô cơ có vai trò quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hóa chất và trong nền kinh tế quốc dân. H2SO4 dùng để sản xuất phân Superphotphat, (NH4)2SO4, phân phức hợp và điều chế HCl, HF, H3PO4, CH3COOH … Ngoài ra để tinh chế các hợp chất hữu cơ, sản xuất thuốc nhuộm, sơn…
Tóm lại, sự ứng dụng của nó rất rộng rãi, rất đa dạng hầu hết các ngành đều sử dụng nó nên gọi nó là máu của ngành công nghiệp.
Nói về một số nguyên tố như kim cương , vàng , muối thì chắc ai cũng biết nhưng lai lich của các nguyên tố đó thì rất ít người nắm rõ. Ph62n này sẽ nói về vấn đề đó
trước hết là nguyên tố muối
Thời cổ đại , đôi lúc muối đc sử dụng làm tiền. Từ " salary " ( tiền lương đến từ chữ " sal " là tiếng Latinh để chỉ tới muối ( salt). những người lính La Mã đã đc lĩnh lương có một phần là muối
Người Ả Rập đã từng tin rằng ăn muối của 1 người khác có nghĩa là bạn có thể làm cho ngươi đó vô hại. Thật là một dấu hiệu xấu nếu bất kì người nào từ chối ăn muối khi anh ta là khách. Ở một vài vùng bên Châu Phi vẫn còn phong tục tốt đẹp là : khi bạn gặp một người bạn , bạn hãy đểcho anh ta liếm cái bánh muối của bạn
Muối là 1 chất mà tất cả mọi người phải dùng. Chúng ta ko thể sống mà ko có muối Dĩ nhiên phần lớn chúng ta điều thích vị của muối. Trong nước biển có muối nhưng hầu hết muối nằm ở lòng đất sâu Nó có những lớp muối đá ở đó , những lớp này đc hình thành khi nước biển mặn cách đây đã lâu bị bay hơi. Sau đó muối đc bao phủ bằng những lớp đá khác
Không khó khăn gì để lấy muối từ những lớp muối đá có trong lòng đất. Mỏ muối có thể đc đào xuống đất và lấy nước ra từng khối , hoặc là nước có thể đc đẩy xuống xuyên qua các ống tới lớp muối và rồi bơm ngược trở lên. Muối đc hòa tan trong nước có thể đc trích ra dễ dàng khỏi nước
Phần lớn muối là những tinh thể nhỏ li ti. Dưới một kính hiển vi , muối giống như nhưng hình khối tháp nhỏ bé
Bây giờ chúng ta ko thể sử dụng muối làm tiền vì muối quá dồi dào. Chúng ta chắc chắn rằnng có đủ muối cho con người dùng muối đến hàng triệu năm
Có nhiều muối thì thật tốt , vì chúng ta đang sử dụng 1 lương muối khổng lồ. Chúng ta dùng hàng triệu tấn muối mỗi năm
Dĩ nhiên là chúng ta ko sử dụng tất cả số muối đó dể nêm thức ăn , mà còn dùng muối để thịt khỏi hư. Ở những xứ tuyết , người ta còn dùng muối để làm tan chảy băng đá trên đường phố và xa lộ. Nó có mặt trong phản ứng xà phòng hóa. Chúng ta còn sử dụng phần lớn muối để sản xuất các hóa chất khác
Các phản ứng có muối sử dụng trong việc sản xuất gelatin , thuốc nhuộm , thuốc chữa bệnh , da và pháo bông. Chúng còn đc dùng để tẩy trắng vải và lau chùi các chi tiết bằng kim loại
ơ :batthan ( bài viết này nói về nguồn góc của các nguyên tố sao? Nguyên tố kim cương? oh không… kim cương chỉ là một dạng thù hình của cacbon thôi chứ không phải là một nguyên tố? Còn muối được coi là MỘT NHIÊN TỐ trong suốt một thời gian rất dài… Nhưng hiện nay hóa học điện đại đã chứng minh được Muối là một hợp chất mà? :batthan (
Nói tầm bậy tầm bạ!! :chocwe (
Em về đọc lại mấy cuốn lịch sử hoá học đi,hồi trước người ta cũng đâu ngớ ngẩn đến mức nói muối là nhiên tố(theo định nghĩa của ông Stan)!!