Em rất yêu thích hóa học.Cho em hỏi các liền anh liền chị là Hóa có phải là chỉ quanh quẩn quanh những bài toán hữu cơ hay vô cơ không .Có phải một hoc sinh giỏi hóa thì phải nhất thiết giỏi toán hóa không ? Và hóa học có liên quan mật thiết đến anh văn không ? Anh chị có thể giới thiệu cho em một số tài liệu hóa học tiếng anh dễ dịch trên mạng được không ? Xin cảm ơn các bạn !!:24h_033:
Không hiểu sao ông admin lại than phiền. Tôi thấy câu hỏi này hay đấy, tôi cũng đang muốn biết câu trả lời.
Theo minh thì về cơ bản, phổ thông, học sinh giỏi hóa là phải giỏi các loại toán hóa (muốn giỏi toán thì lý thuyết phải không thể kém), và đúng là các bạn chỉ gặp toán vô cơ và hữu cơ thôi, khi thi học sinh giỏi cấp tỉnh thành cũng chỉ vậy thôi bạn. trình độ quốc gia thì khác nữa, mình không đủ tư cách bàn tới.
nếu hóa học (và các môn tự nhiên khác) là hướng đi của bạn trong tuơng lai thì tiếng anh đúng là cực quan trọng trong việc nghiên cứu đó bạn mình có trang này tặng bạn
vài lời góp ý thân!
Chú đã vào ChemVN rồi còn hỏi một câu hết sức … (chẳng biết nói từ gì cho xứng cả).
Nếu chú chỉ muốn hỏi ở Phổ Thông thì câu hỏi của chú … đúng một phần. Nhưng cũng vào box Phổ Thông xem có gì ở đó, nhiều thứ để học/phải học hay chỉ quanh quẩn mấy bài tóan Hóa. Ngồi mà phán lung tung thằng Bo_2Q ra chém chít.
Còn vào box Đại Học tham khảo qua, thì những câu hỏi của chú … ngố nhất năm.
Lúc đầu đang tính move vào Recycle Bin luôn. Nhưng nghĩ lại để xem có đại ca nào vào ném đá không. Ai ngờ mình vẫn là nguời đầu tiên. :24h_082:
em nghĩ câu hỏi của em không ai ném đá đâu ,anh đừng lo !! em thấy chị daotrang biết chia sẽ cho các em thế thì em rất vui ! Em chỉ muốn đóng góp cho diễn đàn thôi
Muốn học giỏi Hóa thì nắm vững lý thuyết, nghe thầy cô giảng là trước nhất. Hóa học là một khoa học thực nghiệm, từ thực nghiệm xây dựng nên lý thuyết. Toán Hóa không dính gì vào đây cả, các chú càng học sâu về Hóa thì sẽ thấy Toán Hóa rất vướng víu, chẳng có chỗ dùng đâu. Và một khi chú nắm được lý thuyết, học Toán không tệ (7.0 trở lên) thì Toán Hóa chỉ là đồ con muỗi.
Về tiếng Anh, chú muốn nắm vững trước thì phải đi học một khóa IELTS hay TOEFL, và có một kiến thức cơ sở vững thì mới họa hoằn đọc được Anh văn chuyên ngành Hóa, nếu không thì cũng như Vịt nghe sấm thôi :)) . Có lật giở cuốn từ điển đến mòn tay cũng không khá hơn được đâu. Anh thì phải học TOEFL mất một năm mới dám xông vào nghiên cứu anh văn chuyên ngành Hóa đó .
Chú muốn học Hóa sâu, đó là điều tốt, nhưng trước hết nên học hết cuốn sách giáo khoa chú đang cầm, sau đó học Toán cho khá một chút, để rồi mua thêm một số sách tham khảo tiếng Việt mà đọc, tiếng Anh e tham vọng quá, trừ khi chú ở đội tuyển chuyên Anh trường, sau đó đổi sang Hóa học^^
Admin nói đúng, câu hỏi của chú nhiều khi anh thấy rất vớ vẩn
em xin lỗi anh admin .Em còn non nớt ,em chỉ muốn học hổi những người đi trước ,muốn noi gương ,muốn hỏi những điều mà mình chưa biết .Anh đừng move bài này vào thùng rác nhé. Rất mong mọi người ủng hộ bài viết này của em mặc dù nó hơi ngớ ngẩn
:022: em nó còn nhỏ tuổi sao khó tính với nó thế _. Cấp 2 và 3 em gặp chủ yếu là các dạng toán hóa . Đó chỉ là phần nhỏ trong hóa học thôi :5:, lên đại học em sẽ học sâu hơn về bản chất của phản ứng và nhiều điều thú vị khác .Môn nào cũng phải cần anh văn hết :24h_027:
anh nói toán hóa vướng víu là không hoàn toàn chính xác đâu ! Có toán háo thì chúng ta mới tính toán được nên điều chế một dung dịch có nồng độ bao nhiều tùy thích .Tất cả đều do sự tính toán
học hoá là để theo nobel đem bom cứu người , theo Paster kiếm chó dạy bắt ngựa làm vacxin , và theo ông anh-xtanh đem nấm phóng xạ trồng ở nhật bản , theo bà maricuri xuống mồ với bệnh ung thư và cuối cùng là để theo hàng ngàn nhà khoa học từ xưa đến nay đã cóng hiến hết mình cho nhân loại để nhân loại biết đc mọi thứ quanh ta là những chất kì diệu .
:it ( khi em học hữu cơ hay vô cơ người ta nói phản ứng đó xảy ra nhưng em có nghĩ tại sao nó xảy ra không(vui thì nó phản ứng buồn thì không phản ứng):24h_017:? có cái xảy ra nhưng có cái lại không xảy ra? trong môi trường này nó xảy nhưng trong môi trường khác nó có xảy ra không? đó là điều em sẽ học ở ĐH .Việc tính toán phản ứng cũng quan trọng nhưng bản chất phản ứng mới thực sự quan trọng:24h_068:
Bạn quan tâm đến tiếng Anh đến khi còn nhỏ thế là rất tốt, hơn hẳn bọn mình hồi xưa rồi, mấy anh lớn không nên than phiền bạn này :D. Mình giới thiệu bạn quyển này rất hay, dành cho học sinh từ cấp 2 đến thậm chí sau đại học. Nếu bạn sinh năm 1994 thật thì nên đọc phần đầu tiên, Fundamental, phần này thậm chí còn chỉ bạn cách tính số mol, cách tính theo phương trình phản ứng (kiến thức của lớp 8); Bạn sẽ học được những từ tiếng Anh cơ bản.
Phần nội dung chính chủ yếu dành cho sinh viên đại học ngành Hóa, cấp 3 có thể tham khảo được một số phần. Nếu ai làm biếng đọc, chỉ xem ảnh trong cuốn này không là đủ sướng rồi.
Chemical Principles - 4th by: Peter Atkins, Loretta Jones,
Written for calculus-inclusive general chemistry courses, Chemical Principles helps students develop chemical insight by showing the connections between fundamental chemical ideas and their applications. Unlike other texts, it begins with a detailed picture of the atom then builds toward chemistry’s frontier, continually demonstrating how to solve problems, think about nature and matter, and visualize chemical concepts as working chemists do.
Link download đây Một link khác của rapidshare
Cả hai link trên mình vừa check rồi, lấy từ GIGAPEDIA
Peter Atkins là một nhà hóa lý thuyết nổi tiếng trong vài thập niên trở lại đây, chắc nhiều đại ca ở đây biết.
Tiêu đề nghe thật hay nhưng câu hỏi lại không hay bằng, làm một số bạn bị hẫng cũng đúng thôi. Em NguyenQuocBao này, em có tham vọng nhiều đấy nhưng em suy nghĩ thì chẳng có sâu sắc tí xíu nào. Nói như vậy nó cũng giống với câu: “thùng rỗng kêu to” đó. Em cần nghiêm túc hơn khi suy nghĩ về môn Hoá, và đừng nghĩ là mình đã giỏi hóa ở cấp 2, 3 thì mình có thể bàn xa thiệt là xa với cái môn này. Cần phải biết là những gì em học ở cấp 2-3, so với cái gọi là HÓA HỌC thì nó chẳng khác gì hạt muối bỏ bể.
Ocean này mỗi lần nghĩ về môn Hoá, lại thấy nó mênh mông và rộng lớn vô cùng. Không biết các bạn đã từng nghe kể câu chuyện này chưa: “Một số nhà Vật lý học và Hóa học, khi nghiên cứu thì gặp khó khăn ở phần tính toán, họ phải tạm ngưng việc nghiên cứu của họ lại và nhảy sang nghiên cứu về toán học, khi ra được các hàm, các thức họ cần rồi thì họ lại tiếp tục mảng nghiên cứu hóa lý”. Hàm mũ, hàm Logarít có xuất thân như vậy đó, và một số thuật toán khác nữa.
Mình có người thầy, khi nghiên cứu sâu một vấn đề nào đó thì xách cặp đi học tiếng Nga, vì tài liệu tiếng Nga về Hóa thì bao la, mà sách dịch thì quá ít, tốt nhất là đi học tiếng của họ. Có thầy biết đến 4-5 thứ tiếng, không phải vì thầy là nhà Ngôn ngữ học, mà vì thầy quá yêu Hóa học.
Như vậy thì QuocBao nên biết là, không chỉ hỏi mấy câu sơ sài và được khen thì nghĩ mình đúng. Em chưa thật sự yêu môn Hoá, nếu không, em đã không hỏi như thế, vì khi đó em biết mình thật sự cần phải làm gì. Ocean mong nghe cậu nhóc hỏi những câu đại loại thế này:
- Kiến thức toán phải như thế nào mới đủ để đi sâu vào học môn Hóa ở Đại học?
- Kiến thức ngoại ngữ bằng B có giúp được em không? Cần học về ngoại ngữ chuyên ngành Hóa thì em có thể đăng ký ở đâu?
- Em thấy các box chia thành nhiều mảng, vậy chắc môn Hóa mình rộng lớn lắm, em nên định hướng như thế nào vì ý thích của em là …?
- …
Suy nghĩ lại về Hóa học đi nha nhóc!
@Ocean nói rất hay
hóa phổ thông có 2 công dụng 1 là học cho biết và gọi là ta đây đã học hóa 2 là để thi ĐH cho đậu khối A còn kì thực biển học vô bờ, dù là phổ thông hay ĐH thì cũng nhw nhau vì mỗi giai đoạn cần 1 mức độ yêu cầu cố định nào đó làm tiêu chuẩn ai đó học cao xa mà thi rớt ĐH thì ko còn ý nghĩa, cũng như lên ĐH giả tỉ có môn nợ vì thế thì ko ra gì, nói vậy ko phải dạy đời ai cả mà là manminhtiep nghĩ mỗi thời mỗi một nhu cầu phù hợp thì tốt hơn