Một vài vấn đề cần được góp ý, tư vấn về Nước Rửa Chén

Mình xin nhờ MOD hoặc ADMIN vui lòng Rename topic lại dùm mình, vì lúc đầu chỉ có ý định là lập 1 topic để nhờ mọi người góp chút ý kiến về Nước rửa chén thôi, nhưng nay thấy topic có vẻ thu hút được nhiều “cao thủ” trên diễn đàn nên mình có ý tưởng mở rộng topic ra (không chỉ giới hạn ở nước rửa chén nữa mà sẽ mở rộng thêm về các loại nước lau sàn, nước giặt, nước xả… hóa mỹ phẩm như dầu gội đầu… để mọi người cùng trao đổi và dễ trao đổi hơn vì mỗi người có 1 vốn kiến thức nhất định về 1 hay nhiều loại sản phẩm kể trên). Và cũng để làm tài liệu tham khảo cho mọi người trong duy nhất 1 topic, không cần phải tạo nhiều topic với các nội dung trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm.

Cuối cùng, mình mong ban quản lý giúp đỡ mình rename lại topic. Và phần nội dung này mình sẽ xóa sau khi tên topic đã được rename.

Chủ đề cũ: Một vài vấn đề cần được góp ý, tư vấn về Nước Rửa Chén Chủ đề đổi thành: Chất tẩy rửa và chăm sóc cá nhân (giống với tựa đề sách của Louis Hồ Tấn Tài).

Ngày 23 tháng 10 năm 2010:

Trước tiên, xin chào mọi người trong diễn đàn Chemvn nói chung và những người tham gia topic này nói riêng, mình là Hoàng, hiện đang là SV năm 2, mình là 1 IT. Số là ở nhà mình, Mẹ và anh trai được người giới thiệu và chỉ ra chợ Kim Biên để mua hóa chất và công thức về làm NRC để “kiếm thêm”, nhưng lại gặp một số trục trặc trong quá trình pha chế (lí do: chỉ đựa theo công thức có sẵn của ngoài Kim Biên để làm mà không hiểu rõ về chuyên môn).

Vì vậy, cách đây vài tháng (3-4 tháng gì đó, không nhớ rõ) mình bắt đầu mày mò, tìm hiểu về Nước Rửa Chén (NRC). Cụ thể là mình tìm hiểu về các thành phần, và công dụng của các hóa chất dùng để tạo thành NRC, nhưng do bận bịu trong việc học và làm nên lại bỏ dở, không có thời gian nghiên cứu sâu xa nên hôm nay mạo muội lập topic này để mong mọi người đóng góp chút kiến thức, giải đáp cho mình những vấn đề mà mình chưa nghiên cứu được (do thiếu điều kiện và kiến thức về hóa ứng dụng của mình bị giới hạn vì mình là dân Công Nghệ Thông Tin).

Để cho ra được một sản phẩm tẩy rửa hoàn hảo, cụ thể là NRC thì người lập công thức phải nắm rõ được những tính chất, công dụng của những thành phần có trong sản phẩm tẩy rửa (ở đây mình không đề cập đến vấn đề trước khi lập công thức phải đi khảo sát thị hiếu người dùng, sản phẩm bán ra được với giá thành bao nhiêu để điều chỉnh công thức… nhưng chỉ đề cập về thành phần hóa chất -> công thức tối ưu nhất).

Vấn đề thứ nhất là công thức: công thức thì mình đã tham khảo được một vài công thức: qua các diễn dàn hóa học, tham khảo tài liệu “các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân của Louis Hồ Tấn Tài”. Và có thể nói là mỗi người mỗi cách, mỗi công thức mỗi khác (khác ít hoặc khác nhiều). Nhưng tóm gọn thành phần chính để tại ra được NRC chỉ cần: 1- L.A.S: Chất hoạt động bề mặt (CHĐBM), có tính axit. 2- Naoh: là 1 Bazo tan, để cân bằng PH. 3- SLS: tạo bọt (có thể không cần). 4- HEC: làm đặc sản phẩm. 5- Muối điện li Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>. 6- Màu và Hương.

Từ đây phát sinh ra những vấn đề mà mình sẽ đề cập từ từ, để mong mọi người cùng góp ý, trao đổi và hướng dẫn.

Vấn đề thứ hai là “cùng nhau trao đổi”: Như mình đã nói ở trên, để cho ra được NRC chỉ cần những thành phần trên (tuy nhiên một số loại Nước Rửa Chén bán ngoài chợ với giá thành 2.500VNĐ-3.500VNĐ/1lit thì những thành phần nêu trên sẽ khác đi chút đỉnh). Từ đây mình có thắc mắc đầu tiên:

PHẦN A: Các Nguyên Liệu

I. L.A.S: Loại LAS này mình lấy của cty, so với loại LAS trc đây mà anh trai mình lấy (32.000vnđ/1kg) thì loại này tốt hơn, chất lượng hơn hẳn. Giá mình mua là 33.000vnđ/1kg. Đây là 1 số hình ảnh, đã để lóng trong 10 tiếng để kiểm tra chất lượng.

1) Mua LAS ngoài Kim Biên về kt thì loại này có tính axit. Nhưng khi tham khảo tài liệu của Louis Hồ Tấn Tài thì mình thấy có đề cập đến: “L.A.SNaOH”. Mong mọi người giải thích dùm vấn đề này. (đã đc giải đáp)

2) CHĐBM LAS theo mình biết nó là anionic ABS thẳng, như vậy nó sẽ có những tính chất đặc trưng gì ?. (chưa đc giải đáp)

3) Tỉ lệ LAS trong 1 công thức Nước Rửa Chén có thể lấy tối đa là bao nhiêu (và mình không biết tối đa trên lý thuyết và trên thực tế có khác nhau không ?. Nếu khác thì là do yếu tố nào ảnh hưởng ?.) (chưa đc giải đáp)

II. S.L.E.S: SLES này mình cũng lấy hàng của cty, giá là 45.000vnđ/1kg.

  • Thắc mắc thứ nhất của mình là có tài liệu thì ghi là LES, có tài liệu ghi là SLES, ra ngoài Kim Biên thì có chỗ kêu là ête. Như vậy, cho mình hỏi:

1) LES = SLES hay là LES # SLES và nếu khác thì khác cái gì (khác về tính chất hay công dụng) ? (đã được giải đáp)

2) SLES cũng là 1 chất hoạt dộng bề mặt như LAS, như vậy khi so sánh cùng 1 khối lượng n kg LAS với n kg SLES thì độ tẩy rửa của LAS cao hơn hay thấp hơn SLES, và nếu thấp hơn thì thấp hơn nhiều hay ít (nếu có số liệu cụ thể luôn thì mình rất cảm ơn) ? (đã được giải đáp)

3) Theo mình nghiên cứu và nhận thấy thì khả năng ra bọt của SLES có vẻ cao hơn LAS, và bọt ra mịn hơn, nhuyễn hơn. Khi phối hợp LAS:SLES theo tỉ lệ 2:1 thì sản phẩm rất thỏa mãn thị hiếu người dùng về vấn đề “bọt bèo”, nhưng còn độ tẩy rửa thì có vẻ bị giảm sút đi so với trc mặc dù khi phối hợp thêm SLES mình đã tăng thêm tỉ lệ của LAS trong công thức (thay vì lúc trc là 15% LAS thì sau đó, khi phối hợp 12% LAS và 6% SLES => khả năng tạo bọt và dai bọt rất cao, bọt rất mịn nhưng tính tẩy rửa không đạt so với khi dùng 15% LAS). Mọi người góp ý chỗ này giúp nha. (đã được giải đáp)

4) Từ “S.L.E.S” có phải là viết tắt của Sodium Lauryl Ether Sulfate không ?. Do đó ngoài Kim Biên gọi là Ête, gọi là ête thì có hợp lí không ? (đã được giải đáp)

5) Làm thế nào để hòa tan SLES dễ dàng ? (bởi vì khi hòa tan SLES với nước mình gặp vấn đề đó là SLES rất lâu tan và bị vón cục bám trên dụng cụ khấy). Mình đã thử hòa tan SLES bằng cách thêm vào với NaOH+Nước (để lấy nhiệt độ) nhưng nhận thấy cũng không cải thiện được nhiều (có đỡ hơn nhưng không đáng kể). (đã được giải đáp)

6) Tỉ lệ SLES tối đa chúng ta có thể lấy trong công thức là bao nhiêu % ? (chưa đc giải đáp)

III. S.L.S: Đây là Sodium Lauryl Sulfate, loại này mình cũng lấy của cty, giá mua là 50.000vnđ/1kg.

1) SLS có phải là viết tắt của Sodium Lauryl Sulfate không ?. (đã được giải đáp)

2) SLS cũng là chất HĐBM, đúng hay sai ?. (đã được giải đáp)

3) Nếu đã là chất HĐBM thì nó cũng góp phần trong việc tẩy rửa, và đồng thời mình được biết, nó tạo đệm cho hợp chất. Vậy, căn cứ vào đâu mà lại dùng thuật ngữ “dân gian” là “tạo bọt” để ám chỉ SLS?. Mong anh em ChemVN giải đáp giúp. (chưa được giải đáp)

4) Và với tỉ lệ LAS là 15% thì tỉ lệ SLS tương ứng là bao nhiêu (bao nhiêu trong 100, hoặc tỉ lệ LAS:SLS bằng ?:?) thì hợp lí ?. (chưa được giải đáp)

5) Tỉ lệ SLS tối đa được cho phép trong công thức Nước Rửa Chén là bao nhiêu % ? (chưa đc giải đáp)

Ngày 25 tháng 10 năm 2010: ///tiếp tục:

IV. C.A.P.B (tên thông dụng ngoài chợ còn gọi là CAB): [LEFT]Em này cũng là hàng cty, khi so sánh chất lượng với hàng bán trôi ngoài chợ thì thấy khắc hẳn, giá mình mua là 33.000vnđ/1kg.[/LEFT]

1) Theo một số tài liệu mình đọc thì đây cũng là 1 dạng CHĐBM (CHĐBM lưỡng tính) và nó góp phần như một chất xây dựng trong hợp chất, trong tài liệu của Louis Hồ Tấn Tài thì CAB được mô tả như sau:

  • dạng lỏng, màu vàng, mùi tinh dầu: các vấn đề này đều đúng vì mình kiểm tra được qua thực tế quan sát.
  • có tính tẩy rửa tốt: vậy, mình thắc mắc là tính tẩy rửa của nó tốt nhưng tốt ở mức độ nào khi so sánh nó với CHĐBM chính của mình trong công thức NRC đó là LAS. Và từ đó, thì lượng CAB nên thêm vào CT với lượng LAS 10 là bao nhiêu ?. Nếu cho nhiều hơn lượng CAB đó thì sao, còn cho thấp hơn lượng đó thì sao ? (điều này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sản phẩm của ta ?). (chưa được giải đáp)
  • khả năng tạo bọt và tính phù hợp của nó với da: từ nội dung của đoạn văn này, các bạn cho mình hỏi “khả năng tạo bọt” ở đây có phải là ám chỉ khả năng sinh bọt của chính CAB hay không ?. Và “tính phù hợp với da” có giống với “không kích ứng da” hay không ?. (chưa được giải đáp)

2) Lần đầu khi mình đến Kim Biên để tìm hỏi về CAB thì thấy 1 số chỗ ghi là “CAB giữ bọt”, 1 số chổ ghi “CAB treo bọt”. Như vậy thì ý của người bán hóa chất ngoài Kim Biên thì CAB này khi thêm vào sản phẩm phải chăng là làm cho sản phẩm khi được sử dụng sẽ có bọt dai hơn, lâu hủy bọt hơn ?. Viết là “giữ bọt” và “treo bọt” thì cách viết nào là đúng ?. (chưa được giải đáp)

3) Theo ý kiến của bạn contep thì tỉ lệ CAB tối đa trong CT là 4%, mọi người nhận xét thế nào về ý kiến này ?. (chưa được giải đáp)

Ngày 28 tháng 10 năm 2010: ///tiếp tục:

V. C.D.E: [LEFT]CDE này cũng là hàng cty nốt, giá mua là 60.000vnđ/1kg. Chất lượng của em này thì theo kinh nghiệm pha chế, mình thấy làm đặc sản phẩm khá tốt (tuy vậy, không thể nào so sánh được với HEC - đây là lẽ đương nhiên)[/LEFT]

1) Có 1 số tài liệu nói C.D.E là chất có khả năng giữ ẩm và hạn chế kích ứng da tay, không biết điều này có chính xác không vậy mọi người ?. (chưa được giải đáp)

2) Trong nhóm các chất có vai trò hỗ trợ thì C.D.E có nằm trong danh sách này hay không ? hay là nó nằm trong nhóm các chất HĐBM ?. (chưa được giải đáp)

3) Cũng theo ý kiến của bạn contep thì tỉ lệ CDE tối đa được lấy là 4%. Không biết con số này chính xác trăm phần trăm không mọi người ? (chưa được giải đáp)

Ngày 5 tháng 11 năm 2010: ///tiếp tục:

VI. Acid Citric (có 1 số người gọi là acid chanh): (hình ảnh thì chưa có vì mình chưa chụp, khi nào có sẽ cập nhật lên) 1) Đầu tiên, gọi acid citric là acid chanh đúng hay sai ?. Nếu sai thì gọi như thế nào là đúng (đừng nói với mình là cứ gọi là acid citric là đc nhé :chautroi). (đã đc giải đáp)

2) Trong thành phần của Nước Rửa Chén có thực sự cần thêm vào acid citric không ?. Và nếu bỏ qua vấn đề về giá thành thì acid citric được thêm vào sản phẩm với mục đích gì ?. Mong các bạn giải đáp giúp. (chưa được giải đáp)

3) Và nếu bạn nào giải đáp câu 2, mong là giải đáp luôn câu 3 này nhé. Tỉ lệ tối đa của acid citric trong CT là bao nhiêu % ?. (chưa được giải đáp)

VII. Rượu Ethanol: (nhìn hao hao như nước lã mình đang tính là khỏi post hình thằng này, nhưng thôi khi nào chụp được hình đẹp rồi mình đưa lên) 1) Cũng câu hỏi tương tự bên Acid Citric, các bạn giải đáp giúp.Trong thành phần của Nước Rửa Chén có thực sự cần thêm vào rượu Ethanol hay không ?. Và nếu bỏ qua vấn đề về giá thành thì rượu Ethanol được thêm vào sản phẩm với mục đích gì ?. Mong các bạn giải đáp giúp. (chưa được giải đáp)

[COLOR=red]2) Do Ethanol là rượu nên sẽ có gốc OH. Trước đây, lúc học phổ thông, mình nhớ là cô giáo có nói đặc điểm của gốc OH là làm hủy bọt, do mình đi theo ngành CNTT nên học xong chữ trả cho cô hết nên giờ cần xài tới lại mơ mơ hồ hồ, đặt lại vấn đề này mong mọi người chỉ giúp. [/COLOR](chưa được giải đáp)

3) Đặt trường hợp trong công thức có Ethanol, vậy thì ngoài Ethanol ra, chúng ta có thể thay thế bằng hóa chất khác được không ?. (chưa được giải đáp)

4) Và tỉ lệ Ethanol cho phép tối đa trong công thức là bao nhiêu phần % ?. (chưa được giải đáp)

Ngày 6 tháng 11 năm 2010: ///tiếp tục:

VIII. EDTA 2 Muối: [LEFT]EDATA này có tới vài loại, loại này của mình là loại 2 muối (không biết loại 4 muối, 6 muối trông ra sao ?). Giá mình mua là 120.000vnđ/1kg tương đương HEC[/LEFT]

EDTA này khi có trong công thức sẽ giúp ngăn chặn quá trình tái bám của dầu mỡ lên chén dĩa do nước cứng gây ra.

1) EDTA này mình đi hỏi thì được biết là có loại 6 muối, 4 muối, 2 muối (2 Natri). Và người bán nói là loại 2 muối thì tốt hơn và giá thành cũng cao hơn. Loại 6 muối thì 40.000 vnđ/1kg, 4 muối thì 60.000vnđ/1kg, 2 muối thì 120.000vnđ/1kg. Như vậy, các bạn có thể cho mình biết chi tiết về từng loại không ? (nói chung là về đặc điểm, 6 muối thì sao, 4 muối thì sao…) (chưa được giải đáp)

2) Lượng EDTA tối đa trong công thức là bao nhiêu % ?. (chưa được giải đáp)

IX. HEC (Cellulose Ether): Hiện mình vẫn chưa tìm được chất nào có khả năng thay thế cho HEC vì HEC làm đặc quá tốt nhưng chỉ mỗi tội là làm cho sản phẩm hơi đục. HEC mình mua là 130.000vnđ/1kg.

1) Theo bạn DarkAngelKiller thì HEC có khả năng làm bền bọt, các bạn nhận xét như thế nào về ý kiến này ?. (chưa được giải đáp)

2) Và cho mình hỏi thêm rằng, ngoài khả năng làm đặc sản phẩm ra thì HEC còn có những công dụng gì khác trong sản phẩm nữa hay không ?. (chưa được giải đáp)

3) Trên thực tế mình làm thí nghiệm mình nhận thấy rõ ràng là khi mình dùng HEC để tạo đặc thì sản phẩm không còn trong như lúc đầu. Tại 1 số đề tài, mình thấy cũng khá nhiều người nói dùng HEC bị tình trạng như mình, 1 số người khác lại nói không đục. Có ai có ý kiến về vấn đề này không ? (nếu có ý kiến là đục do dùng quá nhiều muối thì xin đừng post lên lý do là vì muối mình chưa thêm vào sản phẩm đã đục rồi, và nếu có thêm muối vào phẩm, mình cho với lượng vừa đủ, chắc chắn là không quá nhiều).

  • Đây là hình ảnh của HEC mình hòa với dung môi và khuấy đều trong 20p sau đó để yên trong 5p (tấm hình này do tuần trước ổ cứng mình bị mất dữ liệu, khôi phục lại chỉ được 80% tấm hình nên nhìn bị mất phần dưới). (chưa được giải đáp)

X. Xút vảy - NaOH 93%: Loại này mình được giới thiệu là tỉ lệ NaOH chiếm đến 93% trong hỗn hợp, giá mua là 15.000vnđ/1kg.

1) về NaOH thì mình chỉ có 1 thắc mắc thôi, không biết là ngoài công dụng dùng để cân bằng pH thì NaOH còn có tác dụng gì trong sản phẩm tẩy rửa hay không ?. (chưa được giải đáp)

XI. Muối điện li [COLOR=blue]Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> (Sodium Sulfate):[/COLOR] Có người chỉ mình tìm mua loại muối Thái, đặc điểm của loại muối Thái đó là tỉ lệ [COLOR=darkred]Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> chiếm >= 94% trong hỗn hợp và có màu trắng tinh. Còn loại này của mình mua không biết có phải muối Thái hay không, trắng tinh thì cũng trắng tinh. Giá mua là 4.000 vnđ/1kg.[/COLOR]

1) Đầu tiên, mình xin thắc mắc công dụng của Natri sunfate trong sản phẩm là gì ? (tức, nó đóng vai trò như thế nào trong sản phẩm tẩy rửa ?.) (chưa được giải đáp)

2) Theo Louis Hồ Tấn Tài thì Muối điện li (Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub>) làm giảm (hạ) nồng độ CMC - Concentration Micellaire Critrique (nồng độ Mixen tới hạn (của CHĐBM)) giúp việc tạo thành bọt dễ hình thành hơn. Như vậy, nếu mình tăng tỉ lệ CHĐBM lên thì tỉ lệ Muối điện li nên tăng lên hay giảm xuống ?. Vì sao ?. (chưa được giải đáp)

3) Có ý kiến nói rằng Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> rút nước trong hỗn hợp, làm cho hỗn hợp cô đặc hơn. Điều này đúng hay sai ?. Nếu đúng mình mong các bạn giải thích theo logic quá trình diễn ra phản ứng khi thêm Na<sub>2</sub>SO<sub>4</sub> vào hỗn hợp, quá trình gì đã diễn ra và làm cho hỗn hợp cô đặc lại ?. (chưa được giải đáp)

Ngày 7 tháng 11 năm 2010: ///tiếp tục:

XII. Tween 80: Giá: 85.000vnđ/1kg

Nhờ sự hướng dẫn của thanhchem mình biết đến Tween là chất có khả năng làm trong sản phẩm khi sử dụng hương có gốc dầu (giúp tạo nhũ cho sản phẩm). Và Tween mình mua được là Tween80

  • Đặc điểm, dạng sệt giống CDE, mùi thì hao hao giống mùi dầu cá và có màu vàng nhạt giống CAB.

1) Theo mọi người thì ngoài công dụng mình nói trên, Tween80 còn có khả năng gì khác nữa hay không ?. Và khi sử dụng thì tỉ lệ Tween80 : tỉ lệ Hương là bao nhiêu thì hợp lí ?. (chưa được giải đáp)

Ngày 30 tháng 11 năm 2010: ///tiếp tục:

XIII. MgSO4: Giá: 7.000vnđ/1kg

1) Trong thành phần của các loại NRC: Mỹ Hảo, Sunlight, NET, LIX… mình thấy thành phần đều có MgSO4, không biết MgSO4 được thêm vào sản phẩm với mục dích gì ?. (chưa được giải đáp)

2) Lượng dùng của MgSO4 tối đa trong công thức là khoảng bao nhiêu % ? (chưa được giải đáp)

/Còn tiếp/

PHẦN B: Quá Trình Nghiên Cứu

Trong phần B này mình sẽ post những vấn đề mình gặp trong thực tiễn, lúc làm thí nghiệm để mọi người cùng bàn luận.

Ngày 4 tháng 11 năm 2010:

  • Hôm nay, mình làm thí nghiệm đánh 2 lit NRC với tỉ lệ các chất HĐBM là 18%, và mình không dùng chất làm đặc HEC, CMC hoặc các chất tương tự.
  • Sau quá trình cân đong mình tiến hành quậy sản phẩm: LAS + SLES hòa tan hoàn toàn với nước, sau đó cân bằng pH bằng NaOH (cũng hòa tan với lượng nước vừa đủ) đến pH 6.5. Tiếp tục thêm các chất phụ gia, các chất xây dựng, khuấy đến khi đồng nhất và đợi tan bọt, khi đó mình quan sát thấy sản phẩm rất trong (trong vắt). Đến đây phát sinh vấn đề, đó là khi mình thêm CDE (đã pha với nước theo tỉ lệ 1:1) vào thì sản phẩm bị tình trạng như hình sau Mình nói rõ ở đây là mình chưa hề cho thêm muối điện li, hay chất làm đặc ngoài CDE. Mặc dù đã khuấy rất lâu (khoảng 20 phút) nhưng vẫn không cải thiện (đã tìm được nguyên nhân và cách khắc phục) Và đây nữa: (đã tìm được nguyên nhân và cách khắc phục)

Ngày 18 tháng 11 năm 2010:

Hôm nay, mình đi mua CAB thì không mua được loại CAB như trước giờ. Hôm nay, họ bán cho mình CAB loại trong - màu hơi đục, lúc mình hỏi lại người quản lý thì quản lý quay ra kêu nhân viên đong hóa chất cho mình nói là:

  • Người Quản Lý: “Tư! sao kêu cân CAB mà lại đi cân NP-9 ?!”.
  • Nhân Viên: “đâu có, CAB mà”
  • Người Quản Lý: “anh đong ở thùng nào ra ?”
  • Nhân Viên: “thùng CAB sau anh đó”

Người quản lý quay lại xem thùng hóa chất mà Nhân viên chỉ xong, quay sang bảo mình “đúng CAB rồi, loại này tốt hơn CAB loại vàng kia”

Không biết thế nào mình đành mang hóa chất trong đơn hàng + với bọc CAB (loại mới) về. Không có cách nào xác định, và còn thiếu kinh nghiệm phân biệt các dạng, loại hóa chất nên mình đành chịu. Mọi người thấy sao về sự việc này ?. Mình mua có đúng CAB không ?. Hình ảnh loại CAB này mình sẽ cố gắng chụp và đưa lên sớm nhất có thể. (chưa được giải đáp)

Và đây là hình ảnh

Ngày 30 tháng 11 năm 2010:

- Hôm nay, mình làm thí nghiệm đánh 1 lít NRC loại sản phẩm giá gần tương đương giá NRC ngoài chợ. Mình làm theo công thức sau, mọi người nhận xét thử và đánh giá xem công thức này cần điều chỉnh thế nào:

  1. Nước 100%
  2. LAS 5%
  3. SLS 1%
  4. NaOH 0.6% => pH = 6.5
  5. CAB 1%
  6. CDE 0.5%
  7. Màu & mùi q.s (vừa đủ)
  8. HEC 0.3%
  9. Na2SO4 1.5%
  • Mọi người góp chút ý kiến nhé !. Với công thức này, giá thành sản phẩm là ~3.8000 VNĐ (chưa cộng chiết khấu). (chưa được giải đáp)

/Còn tiếp/

PHẦN C: Tìm Hiểu Về Các Sản Phẩm Thành Danh Trên Thị Trường

(Phần C này, mình sẽ bổ sung sau 1 thời gian nữa)

/Còn tiếp/

PHẦN D: Các Vấn Đề Khác

  • binh_dan_34: Còn 1 loại gọi là tripoly_photphat làm tăng tính tẩy rửa nếu sử dụng nước cứng kg biết đúng kg? mong các sư phụ cho ý kiến giúp. Đa tạ :24h_035: Ngày 20 tháng 01 năm 2011:

PHẦN CUỐI: Tổng hợp lại về đặc điểm, tính chất các thành phần

[b]I. L.A.S:

[/b]

Các vấn đề sau mình sẽ đưa lên tiếp. Và được cập nhật thường xuyên ở trang đầu của topic.

ko ai tham gia sao ???

có vẻ điều hiu quá. hic, hic.

cao thủ đi đâu hết trơn rồi ???. hic

1- L.A.S: Chất hoạt động bề mặt (CHĐBM), có tính axit. 2- Naoh: là 1 Bazo tan, để cân bằng PH. 3- SLS: tạo bọt. 4- HEC: làm đặc sản phẩm. 5- Muối điện li Na2SO4. 6- Màu và Hương. [FONT=Times New Roman]OK [/FONT] [FONT=Times New Roman]Còn mình góp ý thêm L.A.SNaOH= L.A.S + NaOH , nhớ mua giấy đo pH về thử ( pH= 6~8 là ok)[/FONT] HEC có thể thay thế = CMC dễ mua hơn LES / LAS = BAO NHIU Thì tùy , cũng như hương liệu tùy thôi ,thích gì thì làm cái đó chúc bạn thành công

Chào bạn, dựa vào một ít kiến thức và kinh nghiệm mình có xin được chia sẻ với bạn các vấn đề đang quan tâm

Vấn đề thứ nhất: Công thức chung mà bạn nêu ra là ở dạng truyền thống và rất kinh tế. Hiện nay, xu hướng mới người tiêu dùng không những cần sạch và bọt nhiều mà còn quan tâm đến sức khỏe (không hại và khô da tay) và yếu tố môi trường nữa. Cho nên, công thức NRC sẽ có thêm những chất HĐBM dịu nhẹ hơn và chất làm mềm/ẩm da… Tuy nhiên, giá thành sẽ cao hơn và không phù hợp khi bạn làm sản phẩm để cạnh tranh với các loại NRC đang có trên thị trường.

Vấn đề thứ hai I) LAS (Linear Alkyl Benzene Sulfonate)

  1. Bình thường ở dạng acid, LAS NaOH là ở dạng đã trung hòa rồi
  2. LAS là chất HĐBM anionic có các lợi điểm: tẩy rửa tốt, bọt nhiều, giá thành rẻ nhưng gây kích ứng mạnh cho da và mắt nên thường sử dụng cho sản phẩm tẩy rửa gia dụng, không dùng cho sp chăm sóc cá nhân.

II) SLES (Sodium Laureth Sulfate)

  1. LES có thể là cách nói chại/ ngắn gọn, chính xác là SLES. Ete cũng là tên nói tắt từ Sodium Lauryl Ether Sulfate
  2. Về so sánh độ tẩy rửa 2 sản phẩm này, mình không có tài liệu cụ thể nhưng có thể nói là 9/10 thui
  3. Đúng là SLES bọt nhỏ và bền LAS. Theo mình, bạn vẫn giữ 12% LAS (15% làm khô da tay lắm) và có thể tăng thêm SLES lên đến tỉ lệ LAS:SLES 1:1. Bạn làm thí nghiệm và cân đối với giá thành nha.
  4. Đã trả lời ở trên
  5. Bạn có thể ngâm qua đêm với nước thì khuấy sẽ nhanh tan hơn.

III) SLS

  1. Sodium Lauryl Sulfate
  2. Là chất HĐBM anionic giống như LAS và SLES
  3. SLS có tính tạo bọt tốt, tẩy rửa tốt, giá thành kinh tế, tương thích tốt với da và mắt hơn LAS nên thường được sử dụng chung với SLES trong sp chăm sóc cá nhân (dầu gội, sữa tắm…)
  4. Cái này mình chưa làm thử nên cũng không giúp được bạn. Nhưng theo mình thấy SLS ít dùng trong NRC, vì dùng SLES là cũng được rồi. Hơn nữa, SLES khi gặp muối (NaCl) tạo đặc tốt hơn SLS.

Một vài góp ý nhỏ, chúc bạn thành công nha!

To ethanollaem Chào bạn athnol la em, ko biết bạn tên gì nên mình gọi bằng nick name. L.A.SNaOH (hay còn được ghi là LASNa) hoàn toàn không phải là LAS + NaOH để trung hòa, ở đây mình đã nói rõ là trong tài liệu của Louis Hồ ghi là LASNa (LASNaOH) còn LAS ta sử dụng ở đây là họ LAS mang tính axit, nên mình đang thắc mắc chỗ này. Vậy LASNa là gì ? (mình nói rõ thêm, phần thắc mắc này thuộc mục các chất HĐBM trong tài liệu mình tham khảo, chưa sang đến phần công thức và pha chế).

Còn việc trung hòa LAS bằng bazo NaOH thì đương nhiên là phải đưa về pH trung tính rồi. Rất cảm ơn bạn đã tham gia. Tiện đây cho mình hỏi thêm nếu dùng CMC thay cho HEC thì sao ?. Về khả năng làm đặc sản phẩm thì CMC có bằng HEC ko ? và giá cả 1kg CMC loại tốt hàng của công ty là bao nhiêu (HEC của mình lấy của công ty 120.000 VNĐ/1kg).

Tỉ lệ LAS và SLES trong sản phẩm thì đúng là mình muốn lấy bao nhiêu là tùy thích nhưng mình cũng đã nói rõ ở đầu topic là chúng ta trao đổi để có được lượng điều chỉnh thành phần 1 cách hợp lí nhất và để sản phẩm có độ tẩy rửa tốt nhất với tỉ lệ LAS và SLES ta điều chỉnh (nếu cứ lấy đại tỉ lệ thì không khoa học, mình nghĩ công thức của ta nên có tỉ lệ LAS/SLES như thế nào đó để có được hiệu quả tẩy rửa và thỏa được thị hiếu người dùng về vấn đề “bọt bèo”, ví dụ như tỉ lệ LAS:SLES = 2:1 cho sản phẩm có bọt rất mịn, nhiều và dai, so với sản phẩm có tỉ lệ LAS:SLES = 3:1 thì cái nào hay hơn ?). Thân chào bạn !. Mong bạn sớm hồi âm những vấn đề mình đã đề cập.

to quocthanhvu Xin chào quocthanhvu, rất vui được trao đổi với bạn.

Vấn đề thứ nhất mình đồng ý với bạn về xu hướng hiện thời, và những nguyên tắc để đảm bảo sức khỏe người dùng mình rất đề cao tuân thủ, bởi xã hội ta hiện nay đã là 1 xã hội văn minh nên nhu của những người tiêu dùng không còn ở mức cơ bản nữa mà phải được nâng cao hơn (không những sản phẩm của ta phải nâng cao về chất lượng mà còn nâng cao về tính mỹ thuật, sức khỏe con người, môi trường, lợi ích nhiều mặt mà sản phẩm mang lại cho người dùng…).

Do đó cần phải bổ sung hoặc thay thế một số CHĐBM để đáp ứng những điều nói trên, vậy bạn có thể cho mình biết những chất HĐBM dịu nhẹ và chất làm mềm da, ẩm da nào ta nên dùng thêm trong công thức được không ?.

II) SLES (Sodium Laureth Sulfate) 3) cảm ơn bạn đã trả lời mục số 3 này, nhưng mình vẫn còn 1 thắc mắc đó là khi phối hợp LAS:SLES theo tỉ lệ 2:1 mình thấy sản phẩm tẩy rửa yếu đi, không biết là do đâu, vấn đề này mình chưa có thời gian để làm lại thí nghiệm để tìm hiểu chính xác.

III) SLS 4) “Hơn nữa, SLES khi gặp muối (NaCl) tạo đặc tốt hơn SLS.”. Ý bạn là tạo bọt hay là tạo đặc ?. Bạn xác minh lại dùm mình nhé, mình đang phân vân sợ bạn ghi nhầm, nếu đúng rồi thì thôi, mong bạn hồi âm.

Rất cám ơn về những thông tin mà bạn đã chia sẻ. Chúc bạn vui, rất cảm ơn bạn đã tham gia.

Dear các bạn, nãy giờ lướt qua mấy bài trên, thấy các bạn đều có những ý kiến rất đúng, chứng tỏ có thực nghiệm nhiều, tuy nhiên để ngắn gọn lại mình xin trả lời như sau: Cấu tạo của công thức nước rửa chén gồm:

  • Chất tẩy rửa
  • Nhóm các hoạt chất chức năng hỗ trợ
  • Nhóm các chất cảm quan (màu, mùi, tạo đặc, . . . )
  • Nhóm các chất bảo quản

1- Chất tẩy rửa : LAS là chất tẩy rửa mạnh, có tính acid, phải trung hoà bằng NaOH, khi trung hoà gần tới điểm trung hoà thì dùng Na2CO3 (hay còn gọi là soda) vì soda có tính kiềm nhẹ hơn HaOH và ổn định pH rất tốt, tuy nhiên nên dùng ít thôi vì nó sinh ra bọt nhiều lắm (Vì giải phóng CO2 trong lòng dung dịch). LAS có nhiều bọt lớn, làm khô da tay khi tiếp xúc với da trong thời gian lâu. SLS: có tính tẩy rửa yếu hơn LAS, tạo bọt nhiều, mịn hơn, ít hại da hơn SLES: hay còn gọi là Eter Vì trong công thức cấu tạo có vài nhóm oxit etylene (EO) chất này êm dịu hơn hai chất trên, khả năng tạo đặc với NaC tốt hơn (do NaCl là chất tạo đặc rẻ tiền) tạo bọt mịn, nhiều. Tuy nhiên giá thành cao hơn. Thường thì tỷ lệ tối ưu là : LAS: SLES = 8%:4% trong công thức, tuy nhiên giá thành sẽ quyết định tỷ lệ này ! Khi khuấy thì theo thứ tự này sẽ dễ hơn: LAS + SLES khuấy nhẹ cho đều + nước + NaOH (đã pha loãng) + Na2CO3 (đã pha loãng) CAB: thường gọi là betain có tác dụng hỗ trợ quá trình tẩy rửa tốt hơn êm dịu hơn, tuy nhiên giá của CAB cũng hơi cao. Lượng dùng được giới thiệu tối đa là 4%. Ngoài ra, bây giờ người ta còn dùng thêm APG (Alkyl poli glucoside- đây là một chất hoạt động bề mặt thế hệ mới) cho công thức tăng thêm tính êm dịu, cải thiện tính tẩy rửa độ bọt và tính ổn định của sản phẩm. Tối đa cũng khoảng 4%. Mình bận quá, tạm thời như vậy đi, nếu còn thắc mắc nữa thì lúc nào mình sẽ trả lời thêm. Đây là một sản phẩm thương mại thông dụng, tuy nhiên không kém phần khó khi làm công thức. Hy vọng bạn thoả mãn một phần nào. Thân.

To ethanollaem Chào bạn athnol la em, ko biết bạn tên gì nên mình gọi bằng nick name. L.A.SNaOH (hay còn được ghi là LASNa) hoàn toàn không phải là LAS + NaOH để trung hòa, ở đây mình đã nói rõ là trong tài liệu của Louis Hồ ghi là LASNa (LASNaOH) còn LAS ta sử dụng ở đây là họ LAS mang tính axit, nên mình đang thắc mắc chỗ này. Vậy LASNa là gì ? (mình nói rõ thêm, phần thắc mắc này thuộc mục các chất HĐBM trong tài liệu mình tham khảo, chưa sang đến phần công thức và pha chế).

Còn việc trung hòa LAS bằng bazo NaOH thì đương nhiên là phải đưa về pH trung tính rồi. Rất cảm ơn bạn đã tham gia. Tiện đây cho mình hỏi thêm nếu dùng CMC thay cho HEC thì sao ?. Về khả năng làm đặc sản phẩm thì CMC có bằng HEC ko ? và giá cả 1kg CMC loại tốt hàng của công ty là bao nhiêu (HEC của mình lấy của công ty 120.000 VNĐ/1kg).

Tỉ lệ LAS và SLES trong sản phẩm thì đúng là mình muốn lấy bao nhiêu là tùy thích nhưng mình cũng đã nói rõ ở đầu topic là chúng ta trao đổi để có được lượng điều chỉnh thành phần 1 cách hợp lí nhất và để sản phẩm có độ tẩy rửa tốt nhất với tỉ lệ LAS và SLES ta điều chỉnh (nếu cứ lấy đại tỉ lệ thì không khoa học, mình nghĩ công thức của ta nên có tỉ lệ LAS/SLES như thế nào đó để có được hiệu quả tẩy rửa và thỏa được thị hiếu người dùng về vấn đề “bọt bèo”, ví dụ như tỉ lệ LAS:SLES = 2:1 cho sản phẩm có bọt rất mịn, nhiều và dai, so với sản phẩm có tỉ lệ LAS:SLES = 3:1 thì cái nào hay hơn ?). Thân chào bạn !. Mong bạn sớm hồi âm những vấn đề mình đã đề cập.

MÌNH GÓP Ý VỚI BẠN hoanganhx L.A.SNaOH= L.A.S + NaOH , nhớ mua giấy đo pH về thử ( pH= 6~8 là ok)

HEC có thể thay thế = CMC dễ mua hơn (CMC= 65.000 đ/kg ,mua tai chợ Kim Biên) LES / LAS = BAO NHIU Thì tùy , cũng như hương liệu tùy thôi ,thích gì thì làm cái đó ( LES / LAS = tiền + hiệu quả , ) MÌNH NÓI THÊM VỚI CÁC BẠN RẰNG HẦU HẾT CÁC CÔNG THỨC CÓ TRÊN SÁCH VÀ MẠNG ĐỀU KO CÓ GIÁ TRỊ VỀ MẶT KINH TẾ , CHỈ ĐÚNG VỀ MẶT KỸ THUÂT VÀ LÝ THUYẾT ĐỂ LAM RA SẢN PHẨM ------>TIỀN THÌ PHẢI TỰ TAY [COLOR=red]XÀO NẤU TỪ NHỮNG GÌ ĐƯỢC GỌI LÀ “NỀN TẢNG”<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” /><o:p></o:p> <!-- Level System –><!-- / Level System –>[/COLOR]

cái này thì nó cũng đang là cần câu cơm của mình<bỏ mối NRC> nhưng cho mình hỏi về ky thuật làm sánh sản phẩm,các hóa chất tại chổ làm của chủ mình cho ít thì lỏng không đồng nhất, nhìu thì khó tan phền toái khi sử dụng,và đặc biệt cho y kiến về ph của san phẩm thế nào thì oan toàn<xưởng mình làm xong chỉ do ph thui , hóa chất thì gốc kim biên.> những mục này sẽ rất dc quan tâm đấy các bác ah,

pH của sản phẩm phải là trung tính: 6.5 - 7. Tạo đặc sp gồm có những chất:

  • HEC: chất này trương nở trong môi trường kiềm, vậy cho nên, nên ngâm trước bên ngoài với một ít nước, cho vài giọt soda vào tạo môi trường, chờ một lúc cho trương nở hết, sau đó cho vào sp ở giai đoạn cuối. HEC sẽ làm đặc rất tốt, tuy nhiên kiểu đặc của nó không cho mình của sp đẹp được. Khi rót ra,nó sẽ chảy theo kiểu cục cục, không kéo sợi. Liều dùng khoảng 0,1-0,2%
  • Muối ăn: NaCl: đây là chất tạo đặc rẻ tiền, dễ kiếm, dễ tạo đặc với SLES, dễ sử dụng. Nhược điểm: mình của sp sẽ bị dạng cục khi chiết rót, gần giống như HEC, nhưng sẽ cứng hơn (kiểm chứng bằng cách chỉ dùng SLES + NaCl mà xem sẽ thấy liền). Nếu dùng nhiều quá sẽ xảy ra hiện tượng bão hoà, gây đục sp. chỉ nên dùng <0.8% thôi.
  • CDE:tạo đặc đẹp, tuy nhiên giá thành cao, chỉ đạt độ nhớt giới hạn thôi, không thể đặc cứng như hai chất trên. Tối đa dùng 4%. Vậy, nên kết hợp cả 3 chất tạo đặc trên để có được sp đẹp hoàn chỉnh và giá thành tương đối chấp nhận được. Lưu ý: nồng độ các chất tạo đặc nêu trên là nồng độ tối đa, tuỳ công thức mà điều chỉnh. Thân.

to contep

Rất cảm ơn bạn đã tham gia và đóng góp ý kiến, mong bạn sẽ tiếp tục tham gia trong topic này, chào bạn.

chào bạn, rất vui được gặp lại bạn, vấn đề mà bạn viết hoa và đánh dấu màu đỏ thì mình hoàn toàn đồng ý, sản phẩm khi đưa ra thị trường thì vấn đề cân nhắc đầu tiên đó là giá thành sau đó là tới độ tẩy rửa, mức độ an toàn của sản phẩm… Ở topic này mình không định bàn về vấn đề kinh tế, chỉ cần nắm được tính chất, đặc tính của nguyên liệu mà ta sử dụng là được, còn vấn đề giá thành thì chắc chắn là sẽ cân nhắc khi lập công thức.

CMC mà bạn nói mua ở Kim Biên với giá 65.000Đ/1kg là loại tốt hay sao vậy bạn ? (vì trước đây mình mua HEC đã gặp vài loại, có loại tốt có loại kém chất lượng). Nếu dùng nó thay cho HEC thì hiệu quả thế nào ?. HEC mình mua thì rất dễ, không khó mua đâu. Còn CMC nếu như thay cho HEC được mà giá thành lại thấp hơn thì mình sẽ thử nghiệm bằng CMC.

Thân chào bạn.

  • Mình thấy HEC làm đặc sản phẩm cũng đẹp đấy chứ, sản phẩm khi rót ra vẫn chảy dạng sợi được mà.
  • Còn tình trạng HEC vón cục là do không khuấy liên tục, để HEC khi nở ra bị lắng dưới đáy, đến lúc khấy trở lại thì vón cục khó tan, khi đã tan thì sản phẩm không đẹp.
  • HEC hồi trước mình mua lúc mới nghiên cứu cũng bị hiện tượng như trên, nhưng từ khi chuyển sang dùng hóa chất của công ty thì hết những tình trạng trên, lượng HEC trong công thức cũng không cần cho cao như lúc đầu mà sp đủ độ đặc, và độ sánh, kéo sợi khi rót. Chỉ có mỗi cái cực là từ khi cho HEC vào thì cứ cách 30p đến 1 tiếng là phải khuấy liên tục đến khi HEC nở hoàn toàn.
  1. Bạn có thể dùng Na2CO3 để trung hòa LAS nhằm giảm bớt ảnh hưởng đến da tay.
  2. Nếu muốn làm đặc thêm sản phẩm của bạn mà nền Gel (CMC + HEC + NaCl) không đủ làm đặc sản phẩm thì dùng carbopol + PVA dạng hạt keo để tạo thêm nền Gel Ngâm carbopol –> khuấy –> cho TEA vào làm sệt(quá trình này đun nóng) sau đó cho nền Gel gồm CMC + HEC + PVA (lúc đầu đun nóng cho tạo hệ đồng nhất sau đó để nguội) vào và ôn dịnh hệ lại bằng NaCl. Chút ý kiến mong bạn tham khảo thêm. Thân

topic này cực kì hay mong các bác pro chỉ giáo thêm nữa ngày nào e cũng vô đây hết

cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến và đã tham gia, tiếp tục nha bạn. Chào bạn

thời gian gần đây nhận máy của khách hơi nhiều nên mình ít update cho topic được, topic vẫn còn 1 số thắc mắc cần các bạn đóng góp ý kiến và kinh nghiệm. Vài ngày nữa thu xếp đc hoanganhx sẽ bổ sung thêm phần hình ảnh của từng loại nguyên liệu và cũng như những vấn đề khúc mắc đã gặp phải trong quá trình nghiên cứu sản phẩm thực tiễn lên trang nhất để đề tài thêm phong phú mà mang tính thực tế nhiều hơn, thu hút được sự chú ý của các bạn nhiều kinh ngiệm cùng tham gia.

bạn tham khảo ở đây nhé http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=727