rất hoan nghênh bạn, nhưng hạn chế spam nha bạn.
CMC không thay thế HEC được , HEC còn có tác dụng làm bền bọt , CMC chỉ tạo độ đặc nhưng phải dùng gấp đôi mới có độ đặc tương tự HEC , Đây là thực tế đã pha chế tạo sản phẩm và bán ngoài thị trường . Còn 1 điều nữa HEC dùng trong công nghiệp ,CMC có thể ăn được
- Chào bạn, rất hoan nghênh bạn tham gia topic. Mình cùng phân tích ý kiến của bạn nhé.
- Đầu tiên, bạn nói CMC không thay thế HEC được, mình xin có ý kiến chỗ này. Nói CMC không thay thế HEC thì chưa chuẩn, nên nói là CMC làm đặc không hiệu quả bằng HEC thì có lý hơn (bởi vì giá thành CMC chỉ bằng 1/2 HEC nên từ đó có thể đoán được hiệu quả của nó). Mình chỉ không biết khi thay thế HEC bằng CMC thì độ sánh đặc sản phẩm trông ra sao thôi, và khi làm đặc bằng CMC có bị tình trạng đục như HEC hay không.
- CMC thì rõ là hóa chất dùng trong thực phẩm.
- Còn nói HEC có khả năng làm bền bọt. Vấn đề này mong mọi người góp ý, không biết đúng hay sai.
Mình đã thử làm nền Gel với chỉ mình CMC + PVA (ko có HEC) thì độ sánh của gel khi cho nền hoạt động bề mặt vào ko đạt (lỏng). Nên nếu tốt nhất các bạn nên pha hệ Gel gồm cả CMC và HEC + PVA thì sẽ giúp hệ ồn định (sánh + bền và ổn định bọt). Còn khi mình làm trong phòng thí nghiệm thì hệ gồm CMC + HEC + PVA và Carpomer 940 + TEA làm nền Gel, NALAS + LES làm nền hoạt động bề mặt thì sản phẩm khá trong, tạo bọt khá lớn và nhiều (có tạo hương = hương chanh, màu = màu xanh lá). Nhưng mình nghĩ trong điều kiện phòng thí nghiệm thì có thể dùng nhiều hóa chất làm nền gel nhưng nếu sản xuất thực tế thì chỉ cần sài LAS (trung hòa bằng NA2CO3) + LES + CMC + HEC + màu mùi và đưa Ph về khoảng 6.5 - 8 là vừa. Có chút ý kiến mong các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến, vì mình chỉ mới được thực hành trong phòng thí nghiệm nên còn lờ mờ.
Mình đã thử làm nền Gel với chỉ mình CMC + PVA (ko có HEC) thì độ sánh của gel khi cho nền hoạt động bề mặt vào ko đạt (lỏng). Nên nếu tốt nhất các bạn nên pha hệ Gel gồm cả CMC và HEC + PVA thì sẽ giúp hệ ồn định (sánh + bền và ổn định bọt). Còn khi mình làm trong phòng thí nghiệm thì hệ gồm CMC + HEC + PVA và Carpomer 940 + TEA làm nền Gel, NALAS + LES làm nền hoạt động bề mặt thì sản phẩm khá trong, tạo bọt khá lớn và nhiều (có tạo hương = hương chanh, màu = màu xanh lá). Nhưng mình nghĩ trong điều kiện phòng thí nghiệm thì có thể dùng nhiều hóa chất làm nền gel nhưng nếu sản xuất thực tế thì chỉ cần sài LAS (trung hòa bằng NA2CO3) + LES + CMC + HEC + Paraben (chất bảo quản) + CDE + màu mùi và đưa Ph về khoảng 6.5 - 8 là vừa. Có chút ý kiến mong các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến, vì mình chỉ mới được thực hành trong phòng thí nghiệm nên còn lờ mờ.
Hì hì, bạn còn được tiếp xúc với phòng thí nghiệm, có đầy đủ điều kiện, mình thì chỉ là dạng tay mơ thôi, với lại lĩnh vực hóa ứng dụng không phải chuyên ngành của mình nên kiến thức còn kém lắm, mong được trao đổi cùng bạn và những người khác nữa để học hỏi thêm.
Như bạn nói thì nền gel gồm những chất tạo đặc trên là khá ổn, mình sẽ tiến hành thử nghiệm (tại nhà). Nhưng có 1 vấn đề đó là liều lượng mình không có nên chắc sẽ rất mất thời gian và chi phí đây vì trước giờ nền Gel mình chỉ dùng HEC, còn vấn đề kinh tế khi áp dụng trong sản xuất mình sẽ xem xét sau khi đã thí nghiệm và có được tỉ lệ hợp lí giữa những thành phần trên, rất cảm ơn bạn, tiếp tục tham gia nha bạn, ở đầu topic cần rất nhiều vấn đề nữa đó bạn.
Tôi đang theo dõi và rất ủng hộ topic bạn đấy chúc bạn sớm như ý . Thân
Cám ơn bạn, rất vui được gặp lại bạn. Chào bạn !. Chúc bạn vui.
Bàn về axit citric xíu nha ! "Axít citric hay axít xitric là một axít hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho thực phẩm hay các loại nước ngọt. Trong hóa sinh học, nó là tác nhân trung gian quan trọng trong chu trình axít citric và vì thế xuất hiện trong trao đổi chất của gần như mọi sinh vật. Nó cũng được coi là tác nhân làm sạch tốt về mặt môi trường và đóng vai trò của chất chống ôxi hóa.
Axít citric tồn tại trong một loạt các loại rau quả, chủ yếu là các loại quả của chi Citrus. Các loài chanh có hàm lượng cao axít citric; có thể tới 8% khối lượng khô trong quả của chúng (1,38-1,44 gam trên mỗi aoxơ nước quả[1]). Hàm lượng của axít citric trong quả cam, chanh nằm trong khoảng từ 0,005 mol/L đối với các loài cam và bưởi chùm tới 0,030 mol/L trong các loài chanh. Các giá trị này cũng phụ thuộc vào các điều kiện môi trường gieo trồng." Nguồn Acid citric – Wikipedia tiếng Việt Như trong link của wikipedia thì axit citric được tìm thấy nhiều ở họ citrus và đặc biệt là ở chanh. Đồng thời “Axít citric lần đầu tiên được Carl Wilhelm Scheele kết tinh nó từ nước chanh” > Vì vậy, người ta thường gọi tên 1 hợp chất theo tên người tìm ra nên có thể gọi nó là axit chanh. :cuoimim ( (nghĩ sao nói vậy nên chỉ là ý kiến chủ quan) 2. Axit citric cho vào cũng một phần nhằm ổn định PH của hệ, đồng thời theo tác dụng của acid citric “Ngoài ra axít citric còn đóng vai trò như là một chất tẩy rửa, an toàn đối với môi trường và đồng thời là tác nhân chống oxy hóa” và acid citric thường được cho vào sau khi hệ gần ổn định vì PH lúc đó sẽ thường bị thay đổi so với lúc bạn ổn định PH của nền HDBM. 3. Bạn dùng hương chanh để tạo mùi cho hệ và PH nếu đã ổn định thì mình nghĩ không nên dùng acid citric hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ. Nói chung theo mình acid citric vào góp phần ổn định PH của hệ. Tất cả đều là ý kiến chủ quan, nếu có sai mong các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến. :24h_081: P/S Hình như mình ko thấy nói về CMC ở trang đầu, ai có kiến thức bổ sung thêm về nó được ko. Còn CDE mình dùng trong bài thí nghiệm với tác dụng ổn định hệ, giúp hệ sánh, bọt đều. :tutin (
Xin chào haichaulong, rất cảm ơn ý kiến của bạn về 3 câu hỏi của mình. Vì bạn nói đây là ý kiến chủ quan, nên mình sẽ đợi thêm nhiều ý kiến nữa rồi sẽ rút ra kết luận cuối cùng, chi tiết.
Còn về CMC thì cũng sẽ có, không những CMC mà mình sẽ post lên 1 số chất khác nữa. Vì hơi bận rộn với công việc chính của mình nên thời gian này chưa đi tìm kiếm và mua thêm các loại hóa chất khác để thí nghiệm được. Nói tóm lại là, thông tin câu hỏi và hình ảnh sẽ có khi nào mình mua được hóa chất tốt và bắt đầu thí nghiệm.
Nói đến CDE, thời gian trc khi mình lập ra topic này, có 1 lần mình ra Kim Biên mua CDE ở 1 sạp nhỏ, ngoài đó hầu hết người ta nói CAB là chất “giữ bọt” (vì chưa tìm được từ ngữ chuyên ngành nên mình mượn từ của họ) còn CDE là chất “dưỡng da”. Không biết những thông tin đó họ lấy từ đâu, và căn cứ vào đâu, đến giờ mình vẫn thắc mắc. Nhưng riêng mình thì cứ theo tài liệu chính thống mà hiểu thôi. Không biết haichaulong có giải thích nào về những nhận định của những người bán hóa chất ngoài Kim Biên hay không ?.
Ngoài ra nếu bạn có thời gian, trang đầu còn một số vấn đề mình đã cập nhật, bạn có thể ghé qua xem thế nào nhé.
Hi hoanganhx! uk` mình cũng rất muốn hiểu rõ thêm về các loại hóa chất có thể có trong nước rửa chén và thành phần ra sao. Mình cũng rất mong các bạn đóng góp ý kiến và tài liệu thêm cho topic. Còn về CDE và CAB mình cũng chưa tìm hiểu thông tin trên mạng hay những nguồn khác nên cũng không biết tại sao người ta lại gọi nó như vậy nên cũng không thể nhận định về nó là như thế nào được. Mình sẽ cố gắng tìm hiểu về những vấn đề của bạn đưa ra, nếu có thể trả lời hoặc đóng góp ý kiến mình sẽ đóp góp. Thân.
Mình mong hồi âm của bạn, hẹn sớm gặp lại.
Theo như mình thấy CDE vì nó ít kích ứng da tay nên người bán gọi là dưỡng da còn CAB làm cho bọt cứng khó vờ nên người bán gọi là giữ bọt, chẳng qua là họ nói cho gọn để dễ nhớ dễ gọi dễ hiểu và dễ bán. Nhưng khi người mua hỏi kĩ thì người bán có khi cũng chẳng hiểu hết hoặc nếu có hiểu thì cũng trả lời chung chung có thể do họ kg có thời gian. Vài lời cùng bạn
mình ghi nhận ý kiến của bạn, cám ơn binh_dan_34 đã góp ý.
Con tép giỏi quá. Hôm nào gặp thọ giáo mới được :24h_002:
Về chất tẩy rửa mình cũng có một thắc mắc là về độ nhớt của sản phẩm khi hòa tan vào trong nước. Mình không hiểu độ nhớt trong sản phẩm tẩy rửa là do chất nào gây nên, vì mình thấy giữa bột giặt và nước giặt đồ công thức cũng gần giồng nhau về các chất hoạt động bề mặt nhưng đối với nước giặt đồ thì độ nhớt rất ít, khi giặt xong chỉ cần xả một nước là cảm thấy hết nhớt, nó trái với bột giặt sau khi xả với nước nhiều lần mà ta vẫn còn cảm thấy nhớt tay.
Tôi thấy mấy bài viết của sư phụ CONTEP rất chuẩn dễ hiểu mong sư phụ tham gia nhiều hơn. Xin hỏi sư phụ thêm vài vấn đề:lúc trước mình sài LAS tico dán nhản chử màu xanh dương thì ph kg có vấn đề gì nhưng cách đây hơn 2 năm tico đổi nhản chử màu đen mà người bán gọi là LAS h? thì mình làm ph 7,5 để qua 1 ngày ph lại xuống dưới 6 kg hiểu vì lý do gì? Còn thuốc tẩy (javen) thì có người bán nói 23 độ là chuẩn có người nói 10% là chuẩn vậy ai đúng ? Xin đa tạ
Chà sao lâu rồi mà không thấy ai góp ý thêm cho chủ đề hoặc trả lời các câu hỏi nhỉ ! :018:
rất hoan nghênh thanhchem đã tham gia topic. Nhưng mà dzô đây góp ý xíu đi Thanh, dzo spam không à, coi kỳ quá ^^.
Chào haichaulong, do 1 thời gian vắng mặt (chắc cũng gần 2 tuần) nên topic hơi thiếu sinh khí, không biết trong thời gian qua haichaulong có thí nghiệm thêm đc gì nữa không ?. Post lên các vấn đề liên quan để mọi người cùng bàn luận, còn các vấn đề chính của topic chắc hơi nan giải nên mọi người chậm trả lời xíu.
Dạo này lu bu công việc mở cửa hàng, thêm nữa trên trường đang giao đồ án rất dài nên mình đành gác việc theo dõi topic sang 1 bên, hôm nay tranh thủ đc tí nên vào xem “thằng con” của mình thế nào ^^.
Sẽ có cập nhật thêm ở đầu topic.