Một số câu hỏi hoá hữu cơ

Tác nhân halogen hóa cũng góp phần vào sự chọn lọc sản phẩm. Khí clo có độ phản ứng rất cao so với NBS nên không phân biệt các gốc tự do sinh ra.

Để hiểu thêm về phần này nên đọc trong cuốn “Physical Organic Chemistry” của tác giả Neil Isaacs. Trong đó có một số trị số thực nghiệm về vận tốc phản ứng, tỉ lệ sản phẩm tạo thành trong các phản ứng clor hóa, brom hóa và iod hóa.

ngoài pp clem. còn phương pháp w.k. dùng xúc tác NH2NH2/baz, nhiệt

Đầu xuân năm mới em có mấy câu muốn hỏi: 1/Tại sao liên kết C-H trong xiclopropan lại có tính axit mạnh hơn trong các ankan khác? 2/ Cho 1,2,3 butatrien phản ứng cộng Br2 tỉ lệ 1:1 thì sản phẩm tạo ra là gì?

Trả lời một cách đơn giản như sau:

  1. C-H trong cyclopropane có tính acid mạnh hơn các alkane khác do Carbon trong cyclopropane có độ âm điện cao hơn các carbon trong alkane. Điểm kiến thức này em xem lại trong tài liệu về cách thức tạo liên kết trong cyclopropane.

  2. Phản ứng cộng Br2 là phản ứng electrophilic addition (Ae), do vậy HOMO của chất nền đóng vai trò orbital hoạt tính. Chỉ có hệ liên kết C1-C2 và C3-C4 nằm trong mạch liên hợp, do đó HOMO pi cao hơn HOMO của C2=C3 double bond. Vậy phản ứng vẫn xảy ra bình thường như butadiene.

Thân chào ! :hutthuoc(

Hic, tạo liên kết trong xiclopropan thì em chỉ thấy liên kết C-C bị bẻ cong thui chứ em chẳng thấy có gì nữa cả! Còn cái phản ứng cộng Br2, em cũng nghĩ là nó tấn công vào 2 lk C=C bên ngoài, nhưng nếu theo cơ chế tạo Cacbocation thì em ko chắc nó tạo loại nào bền hơn cả.

úi, chỉ thấy được có thế thoai à, mình tưởng vấn đề này đơn giản với mấy chú pro nên cũng chủ quan trả lời qua loa ! Reply lại nhé:

  • Trước tiên phải khẳng định, anh em đã biết thế nào là liên kết sigma, thế nào là liên kết pi chưa nè !? Chắc điểm kiến thức này ok phải ko? Vậy thì mình khẳng định, liên kết C-C trong cyclopropane là sự chuyển giao giữa sigma bond và pi bond.

  • Điểm kiến thức thứ hai, liên kết trong các vòng nhỏ có sức căng lớn như cyclopropane người ta gọi là bent bond hay banana bond. Có thể vào wikipedia để search đọc thêm nếu muốn tăng sự hiểu biết về loại liên kết này.

==> C-C bond trong cyclopropane tăng tính pi, hay nói cách khác mang một phần liên kết pi.

At the same time [COLOR=Blue]the carbon to hydrogen bonds gain more s-character and shorten. In cyclopropane the maximum electron density between two carbon atoms does not correspond to the internuclear axis[/COLOR] hence the name bent bond.

Đối với carbon sp3 chuẩn sẽ có 75%p, theo như mô hình của Coulson-Moffit đối với cyclopropane, cho rằng liên kết C-C theo quan điểm lai hóa phải là sp5 (83%p) trong khi C-H là sp(2.3) (70%p). Phần trăm s của carbon trong sự liên kết C-H tăng làm tăng độ âm điện của C, hay nói cách khác tăng tính phân cực liên kết C-H.

Liên kết C-C đã “bent” 22 độ so với đường liên kết tưởng tượng nối hai tâm.

Tiếp đó, mô hình Walsh còn cho rằng carbon trong cyclopropane sẽ là lai hóa sp2. liên kết C-C được xây dựng từ sự trộn lẫn giữa psi 1 (3 orbital sp2 hướng vào tâm vòng) với psi 2 và psi 3 (các orbital p không lai hóa).

==> Nói tóm lại, từ các mô hình trên, ta có thể khẳng định, carbon trong cyclopropane mang nhiều tính sp2, và do đó độ âm điện cao hơn carbon trong alkane (thuần túy sp3). Do đó tính acid cao hơn.

Không biết giải thích cụ thể đính kèm mô hình mở rộng về cyclopropane như vầy làm cho hoahocpro hiểu chưa ? Và mong có thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp trên đây nhé !

Còn cái phản ứng cộng Br2, em cũng nghĩ là nó tấn công vào 2 lk C=C bên ngoài, nhưng nếu theo cơ chế tạo Cacbocation thì em ko chắc nó tạo loại nào bền hơn cả.

Cái này thì mình hok hiểu ý hoahocpro lắm ! Phản ứng cộng này hoàn toàn tương tự với chất nền 1,3-butadiene, hay mình review về phản ứng AE của Br2 vào 1,3-butadiene nhé. Chắc ko cần, vì tài liệu đầy trên mạng mà phải ko !

:hocbong (

Như vậy chúng ta có thể sử dụng các lý thuyết trên để giải thích cặn kẽ hơn về hiệu ứng cảm ứng được ko ạ?

Không hiểu câu hỏi của em lắm ! Có phải ý là giải thích hiệu ứng cảm ứng gây bởi cyclopropanyl không !?

Nếu vậy thì hoàn toàn có thể sử dụng các thuyết ở trên.

:nhau (

Ý của em là ta có thể giải thích hiệu ứng I của các hidro cacbon được thế bới các nhóm hút e hay đẩy e, ví dụ như là CH3F bằng lí thuyết trên ko?

Thuyết nào ở trên đâu nhỉ ! Đó chỉ là mô hình liên kết của cyclopropane thôi mà ! Các hydrocarbon được thế bởi các nhóm hút electron như CH3F ở trên thì quá rõ ràng, hiệu ứng chung là hút.

Thực sự ko hiểu ý ! Em thử giải thích theo ý em luôn đi, để mọi người đánh giá xem được hay ko !?

Ý em là thế này: Trong nguyên tử C, các AOp sẽ ở xa hạt nhân hơn và dễ xen phủ, dài hơn cũng như ít âm điện hơn các AOs, như vậy trong lai hóa thì mật độ AOp trong lai hóa càng nhiều thì AO lai hóa càng dài, mật độ e tập trung nhiều ở phía xa hạt nhân nhiều hơn.Ngược lại nếu nhiều AOs thì mật độ e lớn hơn và gần hạt nhân hơn. Trong hợp chất VD CH3F thì liên kết C-F sẽ có e lệch về bên F, làm cho e ở xa C và làm tăng mật độ AOp trong AO lai hóa, nhưng sự lai hóa sp3 phải đáp ứng đủ số phần AOs nên sẽ bù lại bằng cách tăng mật độ AOs trên các AO lai hóa còn lại, tức là tăng độ âm điện của C trong lk C-H làm cho lk này phân cực hơn –> hiệu ứng cảm ứng đc giải thích rõ ràng.

Cần lưu ý một số chỗ như sau:

Chú ý là HO (hybridized orbital), hoặc orbital lai hóa, chứ ko có AO lai hóa. Ý kiến trên hoàn toàn đúng !

Trong hợp chất VD CH3F thì liên kết C-F sẽ có e lệch về bên F, làm cho e ở xa C và làm tăng mật độ AOp trong AO lai hóa

Chỉ có chiều suy luận từ: “phần đóng góp orbital p càng nhiều thì mật độ electron càng xa hạt nhân” chứ ko có chiều ngược lại "mật độ electron càng xa hạt nhân thì phần đóng góp orbital p càng nhiều.

nhưng sự lai hóa sp3 phải đáp ứng đủ số phần AOs nên sẽ bù lại bằng cách tăng mật độ AOs trên các AO lai hóa còn lại, tức là tăng độ âm điện của C trong lk C-H làm cho lk này phân cực hơn –> hiệu ứng cảm ứng đc giải thích rõ ràng.

Sao giống nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lavoisier vậy nhỉ !? Đừng áp dụng lung tung thế này hơi nguy hiểm, bản thân mình chưa gặp ý tưởng này bao giờ, nên không dám chắc.

Hi vọng các anh em khác đọc sách nhiều hơn sẽ gặp rồi ! :mohoi (

Em thưc hành nhận bít hoạt tính của enzim có thí nghiệm thực hành cho gan giã nhuyễn vào một ống nghiệm, sau đó cho nước rữa chén vào, khuấy đều, nhẹ không cho lên bọt. Sau đó cho nước cốt dứa vào từ từ, sẽ có một kết tủa ở đáy ống nghiêm. Cho em hỏi đó là chất gì? Có thể là glicogen dự trữ trong gan hay không? :cuoi (

NBS thế Br vào vị trí anlyl

Cho em hỏi cách tách 2 đồng phân đối quang ra khỏi biến thể raxemic? Chất cản quang là gì? Nó có tác dụng gì?

Có ba cách cơ bản để tách một đối phân ra khỏi hỗn hợp racemic của chúng.

  • Cách 1: Kinetic resolution: tốt nhất nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, tức chuyển đối phân không cần thành nguyên liệu đầu và chọn điều kiện phản ứng sao cho ưu tiên hình thành đối phân mong muốn. Đây là phương pháp hay đựoc dùng trong công nghiệp dược phẩm.

  • Cách 2: Dùng cột phi đối xứng (chiral column) để tách các đối phân (enantiomers) bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC High Performance Liquid Chromatography), đây là cách tuơng đối phổ biến nhưng cột phi đối xứng khá đắt tiền và mỗi loại cột chỉ dùng cho một số nhóm hợp chất nhất định.

  • Cách 3: Dùng một tác nhân phi có chứa tâm phi đối xứng khác thường là các acid hay aminoacid (chọn loại càng rẻ tiền càng tốt) cho phản ứng với hỗn hợp racemic. Khi này xuyên lập thể phân (diastereomers) tạo thành có thể tách bằng các phuơng pháp vật lý thông thường như chưng cất các loại: đơn, phân đoạn hay lôi cuốn hơi nước. Thông dụng trong phòng thí nghiệm là tách bằng sắc ký cột với chất nhồi cột là silica gel hay alox. Khi chạy phổ NMR sẽ thấy các mũi ứng với từng xuyên lập thể phân (XLTP) trong hỗn hợp trước khi tách và từng đơn chất xuyên lập thể phân sau khi tách sẽ biết ngay là việc tách có thành công hay không. Nếu đơn chất của một XLTP có phổ NMR chứa vết mũi của XLTP kia thì việc tách hơi bị lẫn một chút. Nếu đầy ra đó nghĩa là tách không thành công.

Sau khi đã tách được các xuyên lập thể phân ra dưới dạng tinh khiết sẽ dùng phản ứng hóa học để giải phóng ra đối phân (enantiomer) tinh khiết. Khi này phổ NMR không còn ý nghĩa gì nữa vì phổ của hai đối phân tinh khiết sẽ y chang nhau! Để kiểm tra lại có phải chúng là đối phân không, ta phải đo độ triền quang kế trong cùng điều kiện đo. Độ triền quang thu được phải có giá trị tuyệt đối như nhau hay sai số không đáng kể nhưng một chất sẽ cho kết quả âm (tả triền) và chất còn lại cho kết quả dương (hữu triền).

Câu này hông hiểu lắm. Ta biết tia X đi qua cơ thể người chị bị cản lại bởi xuơng. Nếu đi chụp X-quang dạ dày (bao tử), ta phải uống chất cản quang (dung dịch BaSO4) . Chất cản quang ngăn không cho tia X- đi xuyên qua dạ dạy và nhờ vậy mà có thể chụp X-quang dạ dày được.

Vấn đề này đã được bluemonster viết rất rõ ở link sau, bạn chịu khó đọc thêm nhé (nếu muốn tìm hiểu) ! http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=340

Thân chào !

Khi tăng thêm nhóm hút e vào dienophin thì làm tăng khả năng phản ứng Diels-Ander, vậy mà tại sao hợp chất CF2=CF2 lại không tham gia Diels-Ander với butadien mà lại đóng vòng 4 cạnh?

Cho em hỏi là dd nước Br2 oxh oxalic acid dc kô ạ

Em đọc thêm trong các thread sau để hiểu thêm về phản ứng vòng hóa và phản ứng Diels-Alder. http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3456&highlight=Diels-Alder http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3435&highlight=Diels-Alder http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=700&highlight=Diels-Alder

Để phản ứng Diels-Alder xảy ra được phải có chênh lệch đáng kể mức năng lượng của HOMO và LUMO của diene so với HOMO và LUMO của dienophile. Từ sự chênh lệch này sẽ quyết định phản ứng Diels-Alder sẽ xảy ra theo hướng bình thường hay Inverse Electron Demand Diels-Alder (IEDDA).

Ở trong câu hỏi này, butadiene không cho phản ứng Diels-Alder với dienophile tetrafluoroethylene vì tính toán lý thuyết chỉ ra rằng phản ứng xảy ra qua trung gian diradical. Một số tác giả cho rằng nguyên tử fluoro thúc đẩy khuynh hướng tạo liên kết sigma C-C giữa những tâm carbon mang nhóm thế fluoro.

“The greater thermodynamic stability of 2,2-difluoropropane versus the l,l-isomer, amounting to 7.2 kcal/mol at the MP2/6-31G* level, reflects the general preference that we and others have found for the attachment of electronegative elements like fluorine and oxygen to the more highly alkylated of two carbon center This effect favors the formation of new C-C bonds to fluorinated carbon centers, and it contributes about 25% to the greater relative stability of the 1,Cdiradical formed from reaction of butadiene with TFE, than with ethylene.”

Các bạn quan tâm đọc thêm trong tài liệu đính kèm. Tui không rành về phần hóa lý thuyết.