Lý thuyết hóa học phổ thông

[b]Cái này hình như drack nhầm rùi!

http://vi.wikipedia.org có viết: H mang điện dương: là nguyên tử hidro liên kết với nguyên tố có độ âm điện mạnh như N, Cl, O, F Nguyên tố có độ âm điện mạnh, mang điện âm

Ở: http://vi.wikibooks.org có viết: Liên kết hiđrô là liên kết hóa học khi có lực hút tĩnh điện giữa H mang điện dương với nguyên tố có độ âm điện mạnh như N, Cl, O, F cho một Liên kết[/b]

Đây là những gì mà tớ được học

Liên kết hidro : Dạng liên kết yếu giữa 2 phân tử ,tạo ra ở những phân tử có nguyên tử H liên kết tiếp với nguyên tử âm tính mạnh X ( thường là F,O và N ) .Liên kết hidro được hình thành bởi cặp electron tự do của X của phân tử này hút H tích điện dương của phân tử khác và được biểu diễn bằng được chấm .Liên kết hidro gây nên những tính chất bất thường .VD H2O,HF và NH3 có nhiệt độ nóng chảy và sôi cao hơn các chất có thành phần tương tự như H2S,HCl và PH3…

dạ cho em hỏi vài bài tập sau đây ạ: 1.một nguyên tố R có cấu hình e là 1s2 2s2 2p3. công thức hợp chất cao nhất với hidro và công thức oxit cao nhất của R là? 2.nguyên tử R mất đi 2e tạo ra cation R2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3p6 vậy số e trong vỏ nguyên tử của nguyến tố R là? 3. cho biết tổng số e trong XY3 (2-) là 42, trong hạt nhân X, Y số proton bằng số nơtron. số khối của Y là? 4. các ion X+ , Y- và nguyên tử Z nào đều có cấu hình e là : 1s2 2s2 2p6 5. một đồng vị của đồng có kí hiệu là (64,29)Cu vậy số hạt nơtron trong 64g đồng vị này là? 6. hidro có ba đồng vị, oxi có 3 đồng vị. số phân tử H2O đc hình thành từ các đồng vị trên là bao nhiêu?

  1. R là Nitơ ,Ct hợp cao nhất với H là NH3 ,ct oxit cao nhất là N2O5
  2. e trong vỏ ngtử của R là 20
  3. X+là Na ,Y- là Flo, Z là Ne
  4. số hạt n=35.6,02.10^23 6.số phân tử H2O được hình thành là 9 ptử nếu sai mong các a/c chỉ rùm lun ạ

Thêm câu 3 nữa cho đủ bộ: X + 3Y có 40e => Y < 12. Tạo ion âm nên Y là phi kim, điện tích -2 => Y là Oxi. Vậy ion này là SO3(2-) .

Mình giúp bạn nhé

1/ Nguyên tố này có cấu hình là 1s2 2s2 2p3 => Z=7 => là Nito (N) Công thữ hợp chất cao nhất với H là NH3 và oxit cao nhất là N2O5

2/ R = R2+ +2e => Cấu hình e R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 => Z =20 (Ca) Số e trong lớp vỏ nguyên tử R là 20

3/ XY3 = XY3 (2-) -2e => Z của XY3 là 40 p

Vậy ta có : px + 3py = 40 => py < 13.3 mà trong hợp chất XY3, Y thể hiện hóa trị 1 nên chọn py=9(F) => px = 13(Al ) CT là AlF3

4/ Số notron trong 1 mol đông vị là 64 -29 = 35

5/ có ba đồng bị H là 11H ; 21H ; 31H và O có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O Số phân tử H2O có thể tạo thành thì bạn kẻ bảng là bik nhé theo mình thì có 18 đồng vị

Bạn làm sai bài 3 rồi thì phải , là SO3 (2-) mới đúng

bài cuối có 18 phân tử thui chứ nhở

Hỗn hợp 0,022 mol N2O4 và 0.183 mol NO2 đun nóng cho tất cả N2O4 chuyển thành NO2 . Tất cả NO2 thu được cho tan vào nước tạo thành 5 lít dung dịch A . Tính nồng độ mol dung dịch A và cho biết bao nhiêu phần trăm số mol NO2 đã chuyển thành D Đáp số :CM = 0.03 ; NO2 = 66.7

N2O4->2NO2 3NO2+H2O->2HNO3 +NO nNO2=0,227 nHNO3~0,15 CM~0,15/5~0,03 D là cái gì thế ,chắc là dung dịch mà cái này em không biết tính anhchị giúp em nốt

À nhầm D là A đấy , Ai vào giúp mình ý sau với

Cái sau thì chỉ dựa vào PTHH để tính thui mà phản ứng = số mol đã chuyển thành HNO3 Cứ 3 mol NO2 thì có 2 mol chuyển thành HNO3 Vậy NO2 chuyển thành A là 2.100/3=66,7%

Em đang học về chương nhiệt động học, hầu như khi nghe giảng em ko hiểu cho lắm về ý nghĩa của chương này. Vậy chương này đề cập đến vấn đề gì ? Và những điều cần biết khi học về chương này

Vấn đề này nếu mà học sâu thì khá là nhiều, mình khái quát ngắn gọn thế này:

  • Nhiệt động lực học là khoa học nghiên cứu các qui luật điều khiển sự biến đổi năng lượng, đặc biệt là biến đổi nhiệt năng thành các dạng năng lượng khác.
  • Cơ sở của nhiệt động lực học là 3 nguyên lý I, II, III.
  • Trong đó em cần chú ý nắm vững nội dung 2 nguyên lý quan trọng là I, II.
  • Ngoài ra, em còn phải sử dụng được các định luật của nhiệt hóa học để tính toán hiệu ứng nhiệt; hiểu được định nghĩa cũng như ý nghĩa các hàm trạng thái U, H, S…
  • Từ đó ta sẽ làm được các bài toán rất hay gặp trong các đề thi HSG như : Tính năng lượng trao đổi trong quá trình phản ứng, dựa vào các thông số nhiệt động để tiên đoán chiều hướng phản ứng, giới hạn tự diễn biến, trong điều kiện nào phản ứng tự xảy ra, hiệu suất phản ứng…

Và đừng quá lo bởi ở mức độ này em chỉ cần thuộc các công thức mà không cần chứng minh là đã vận dụng được rồi. Chúc em học tốt.

Có ai biết nguyên lí chuyển dịch cân bằng của Lơ satơlie giải thích giúp mình với, cảm ơn nhiều!!!:vanxin(

Nguyên lý Lơ Satơliê ( Nguyên lý cân bằng động ) .Nguyên lý do L.LeChatelier phát hiện năm 1886 :" Nếu thay đổi từ bên ngoài lên 1 hệ phản ứng đang ở trạng thái cân bằng một điều kiện nào đó ( nhiệt độ , áp suất , nồng độ ) thỳ cân bằng sẽ chuyển dịch về phía làm giảm sự thay đổi đó ". Nguyên lý Lơ Satơliê là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng .

Cho mình hỏi tại sao khi cho Fe hay Al vào dd HNO3 đặc nguội thì pứ… Sau đó mình lại cho 2 KL đó vào dd acid (HCL,H2SO4,HNO3…) tại sao chúng lại thụ động với acid??:24h_041:

Bản chất của quá trình thụ động này chưa rõ ràng , có lẽ trong đó có vai trò của sự tạo thành màng oxit rất mỏng và khó tan khi cho Fe,Al hay Cr vào HNO3 đặc nguội .

Sự đốt cháy Natri trong khí Clo có phải là một phản ứng oxy hóa-khử hay không???Phản ứng này có phương trình không???Nếu có,xin hãy giúp mình phương trình viết thế nào nhé:24h_092:

Đây là clip về phản ứng của Na với Cl2 .

Phương trình của phản ứng là :2Na+Cl2–>2NaCl.

Anh(chị) giúp em so sánh những cụm từ này với Nung , nhiệt phân, đốt, nung trong không khí Anh (chị) nói rõ giùm em nha

mình giúp bạn nhé Nung, Đốt có nghĩa giống nhau cả( theo mình nghĩ thế) có nghĩa là tăng nhiệt độ để thúc đẩy phản ứng hóa học Ví dụ cho bạn nhé, nung(đốt) Cu trong không khí Cu + O2 = CuO

Nhiệt phân là cụm từ chỉ một hay nhiều chất bị phân hủy tạo thành chất khác bằng cách nung nóng Ví dụ : CaCO3 = CaO + CO2

Nung trong không khí là cụm từ chỉ việc tăng nhiệt độ để thúc đẩy phản ứng trong môi trường là không khí Ví dụ : Nung Fe trong không khí khac với nung Fe trong khí O2 Fe + O2 ( trong không khí) = FexOy ( ra nhiều loại oxit Fe)

Fe + O2 ( tinh khiết) = Fe3O4

tại sao các nguyên tử mới sinh lại hoạt động tốt hơn các phân tử tương ứng?

Theo tớ tại vì các nguyên tử mới sinh đang ở trạng thái kích thích .