Lý thuyết hóa học phổ thông

ý của anh là sao, anh có thể nói rõ đc ko ?

Nhân tiện cho mình hỏi thêm các cụm từ sau (do mình quên đánh) " nung trong bình kín" và " đốt cháy" mình có hiểu theo ý của mình rồi nhưng khi áp dụng vào bài tập thì lại sai nên mong bạn chỉ giáo Thank trước

Nung trong bình kín có nghĩa là bạn tạo phản ứng trong môi trường “bình kín” - chỉ có chất mà bạn quy định để xảy ra phản ứng ở trong bình, còn ngoài ra ko lẫn tạp chất gì cả…

Kể cả oxi ?

ý bạn là như thế nào, bạn nói rõ thử xem…đưa ra một ví dụ

bài toán như thế này Cho 14g Fe hòa tan hoàn toàn vào 2l dd HNO3 0,4M chỉ thu được 1 khí NO duy nhất. Cho NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa và nung ở nhiệt độ cao trong bình kín tới khi pư xảy ra hoàn toàn được kl chất rắn là bao nhiêu? @@: nếu như theo ý cậu giải thích về nung trong bình kín là không có tạp chất thì đó là môi trường chân không ( ko có không khí , không có oxi, không có tạp chất luôn) Nếu vậy thì áp dụng vào bài này là đúng À cho tớ hỏi thêm là nếu nung Fe(OH)2 trong bình kín thì cho ra FeO phải không? ----------Fe(OH)3-----------------------Fe2O3----------

Ở đây xét lại một chút nhé. Nung và đốt không giống nhau. Nung là đưa chất, hỗn hợp lên nhiệt độ cao, còn tùy trường hợp mà nhiệt độ tác dụng ra sao. Có thể là cho chất nhiệt phân, làm bay hơi nước, cũng có thể làm hỗn hợp phản ứng. Đốt thì làm chất phản ứng với một chất khí ở nhiệt độ cao, như đốt trong Cl2, trong H2, hay đốt trong không khí là phản ứng với Oxi. Việc nung trong không khí thì tùy bài mà xét. Có thể hỗn hợp phản ứng được với Oxi hoặc chỉ là nhiệt phân một chất, làm bay hơi nước, có thể chẳng để làm gì cả. Nung trong bình kín thì để cho 1 chất nhiệt phân mà không chịu tác dụng của một số khí khác, có thể coi đây là bình chân không.

Cho mình hỏi thêm là Khi cho kim loại vào HNO3(dư) thì thực chất đầu tiên nó cho ra muối với số OXH không phải là cực đại rồi sau đó mới cho ra muối có số oxh cực đại phải hok VD : Fe + HNO3------> Fe(NO3)3 + NO + H2O thì đầu tiên nó chỉ cho ra Fe(NO3)2 rồi sau đó mới cho ra Fe(NO3)3 phải hok

Mình không hiểu rõ lắm về định luật Raoult, bạn nào có thể trình bày giúp mình dễ hiểu hơn ko? mình muốn biết DL Raoult được xác định dựa trên cơ sở nào?

Đinh luật Raun ( do F.Raoult nêu ra năm 1886 ) Sự giảm nhiệt độ đông đặc cũng như tăng nhiệt độ sôi của dung dịch không điện ly tỷ lệ với nồng độ mol của chất tan .Từ định luật Raun có thể xác định được Phân tử khối của chất tan không điện ly .

HNO3 dư rồi thì ra muối Fe(III) luôn, chả qua trung gian gì hết. Còn khi nào có kim loại dư như Fe, Cu thì Fe(III) bị khử thành Fe(II)

Đây là chỉ 1 phần nhỏ trong Định luật của Raoult thôi. Bạn nào hỏi câu này thì nên đọc lại sách Đại cương để có thể hiểu sâu hơn nhé. Mình trình bày ngắn gọn 3 nội dung chính thế này:

  1. Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch bằng phần mol chất tan trong dung dịch. ĐL này chỉ đúng với dung dịch trong đó chất tan không tương tác với dung môi và có nồng độ loãng.
  2. Độ tăng nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan khó bay hơi:
  • Không phụ thuộc bản chất chất tan
  • Phụ thuộc bản chất dung môi
  • Phụ thuộc số mol chất tan trong 1000 gam dung môi
  1. Độ hạ nhiệt độ kết tinh của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi:
  • Không phụ thuộc bản chất chất tan
  • Phụ thuộc bản chất dung môi
  • Tỷ lệ thuận số mol chất tan trong 1000 gam dung môi ( tức tỉ lệ nồng độ dung dịch). Bạn tham khảo thêm ở đây: Raoul’s_law

Có vấn đề mình cần mọi người giúp, tại sao khi đun lòng trắng trứng ( protein 10%) thì lòng trắng trứng lại bị đông tụ lại!

Có vấn đề mình cần mọi người giúp, tại sao khi đun lòng trắng trứng ( protein 10%) thì lòng trắng trứng lại bị đông tụ lại!

Đây là hiện tượng đông tụ của protein mà .

Uhm, nhưng mình đang cần ai có thể giúp mình giải thích rõ tại sao lại xảy ra hiện tượng đó! Mọi người giúp mình nhá! Thanks!

Uhm, nhưng mình đang cần ai có thể giúp mình giải thích rõ tại sao lại xảy ra hiện tượng đó! Mọi người giúp mình nhá! Thanks!

Tính chất của protein phụ thuộc vào nhiệt độ , sự tích điện cùng dấu của các protein đứng cạnh và phụ thuộc vào lớp vỏ hidrat hóa .Khi thay đổi các yếu tố trên , các phân tử protein sẽ kết tụ lại với nhau tạo thành khối tách ra khỏi dung dịch .

Có 2 câu hỏi nhờ mọi người trả lời giùm để mình tham khảo thêm cho chính xác! 1)-Khi hơ nóng ở gần ngọn lửa vài phút các vật như: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước PVC, sợi len, bông thì có hiện tượng gì? Vẫn các vật liệu trên nếu ta đem đốt thì có mùi và hiện tượng như thế nào? Giải thích! 2) Các ống gồm mẩu màng mỏng PE (ống 1), ống nhựa dẫn nước PVC(ống 2), sợi len(ống 3), bông(ống 4). Cho vào mỗi ống trên dd NaOH 10%, đun nóng ống nghiệm rồi để nguội thì có hiện tượng gì? Giải thích! Gạn lớp nước của mỗi ống nghiệm sang ống khác riêng rẽ ta được các dd ở ống 5, ống 6, ống 7, ống 8. Cho vào ống 5,6 dd HNO3 rồi nhỏ thêm vài giọt AgNO3 vào. Tiếp tục cho thêm vào các ống 7,8 dd CuSO4. Quan sát rồi đun nóng tới sôi. Nêu các hiện tưởng xảy ra và giải thích! Mọi người cố gắng bỏ chút thời gian ra giúp mình nhé, mình cần để tham khảo! Thanks!!!:24h_033:

Em có thắc mắc sau Câu 1 : Làm thế nào để biết được dạng hình học phân tử nào bền , ứng dụng phương pháp xét tương tác các cặp e không liên kết ( Kí hiệu L ) và liên kết ( B ) thế nào để biết dạng hình học nào bền . Cho cả ví dụ nữa ạ Câu 2 : Ai có tổng hợp công thức nhiệt động học và động hóa học có thể post lên được không ạ

Ai giúp em trả lời mấy thắc mắc trên với , em sắp thi òi . Em xin cảm ơn

các anh/chị/bạn ơi cho em hỏi, làm thế nào tính được phần trăm xếp chặt của các nguyên tử kêt tinh trong kiểu ô mang lục phương đặt khít ạ?

Anh chị nào giúp em phần này với ạ , em thanks trước