Lý thuyết hóa học phổ thông

Cho em hỏi Phản ứng H2 + CuCl2 -> Cu + 2HCl ở điều kiện nào thì sảy ra vậy?

Cho em hỏi đối với các nguyên tố nhóm A thì có phải giá trị tuyệt đối của số oxh = hóa trị của nó ko ạ ?

(CH3)4NOH có tính axit hay bazo

tính Base sẽ ưu thế… :d giàu e thế kia mà còn thêm 4 nhóm đẩy e

(CH3)4NOH có tính axit hay bazo

Các bazo amoni bậc 4 là những bazo mạnh tương đương với các bazo kiềm ( KOH hay Ba(OH)2 )

Không chỉ tương đương mà còn hơn nữa đấy, đó là hợp chất ion phân ly hoàn toàn ra OH-: thể hiện tính base.

Cho 0.1 mol mỗi axit H3PO2 và H3PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 2 muối có khối lượng lần lượt là 10.408 g và 15.816 g . 1.Xác định công thức cấu tạo và gọi tên 2 phân tử axit trên . 2.Xác định kiểu lai hóa của nguyên tử photpho và cấu trúc của 2 phân tử axit trên .

Cho 0.1 mol mỗi axit H3PO2 và H3PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 2 muối có khối lượng lần lượt là 10.408 g và 15.816 g . 1.Xác định công thức cấu tạo và gọi tên 2 phân tử axit trên . 2.Xác định kiểu lai hóa của nguyên tử photpho và cấu trúc của 2 phân tử axit trên .

Theo tớ thỳ thế này : K(x)H(3-x)PO2 có M=104.8 =39.09x+1.008(3-x)+30.97+32 –>x=1.Vậy muối có Ct là :KH2PO2 H3PO2: axit hypophotphoro Phân tử axit có 1 nguyên tử H có tính axit . K(y)H(3-y)PO3 có M=158.16=39.09y+1.008(3-y)+30.97+48 –>y=2.Vậy Ct của muối là K2HPO3 Phân tử axit có 2 nguyên tử H axit H3PO3 :axit photphoro

Pạn nào có bài tập nâng cao về phản ứng hạt nhân,năng lượng hạt nhân nguyên tử độ phóng xạ —> lượng chất thì poss lên được ko?mính đang cần gấp (tk trước nhaz) ^^(tìm trên mạng toàn thấy hình ảnh+lý thuyết thuj)

Ai làm giúp em bài này hộ, em làm mà đáp án không giống đáp án đề cho nè. (ĐA: 10^-4). Tính độ tan MnS trong nước, biết TMnS = 10^-11. Em làm : MnS <-> Mn2+ + S2- T=[Mn2+][S2-]=S^2 -> S=cănT ? Không giống kết quả. Giúp em nghe.

Cảnh cáo bạn diepgl thái độ post bài!

Ở đây bạn phải tính hoạt độ của các ion

Công thức kia chỉ đúng khi bỏ qua hoạt độ

Cho em hỏi

  • Làm thế nào để xác định có liên kết hiđro trong phân tử , liên kết cho nhận . Làm thế nào để xác định vị trí của liên kết cho nhận
  • Cấu hình electron của 1 nguyên tố thì xác định thế nào là phân lớp cuối cùng , lớp cuối cùng ,số electron của phân lớp cuối cùng Thế nào là electron ngoài c vơùng và cuối cùng Lấy ví dụ với Cr -24 và với Fe -26 với Cl-17 Em xin cảm ơn ạ

______________________________________________________________-

  • H2SO4 đặc là một chất có tính oxi hoá mạnh còn H2S là chất có tính khử mạnh : H2SO4 + 3H2S => 4S + 4H2O hoặc: 3H2SO4 + H2S => 4SO2 + 4H2O
  • Còn P2O5 theo em vẫn làm khô được H2S bình thường chẳng có vấn đề gì cả.

Liên kết cho nhận ( liên kết phối trí ) :Kiểu liên kết cộng hóa trị đặc biết trong đó cặp electron liên kết chỉ do một nguyên tử cung cấp ,thể hiện bằng sự xen phủ giữa obitan hóa trị có cặp electron tự do của một nguyên tử và obitan hóa trị còn trống của nguyên tử khác.

Trong Y2- : XY4 2- : P1 + 4P2 +2=50 -> P1 + 4P2=48-> P2<12 thuộc chu kì 2. -> P1=P2+8 Ta có : P2+8+4P2=48 -> P2=8 :O, P1=16 : S. -> Y^2- : SO4^2-. Trong X+ ta có AB4+ : P3+4P4=11 -> P3+4P4=12 -> P4<2,75 -> P4=1:H là phù hợp P3=5 : N Vậy X+ là NH4+ N: (NH4)2SO4. :24h_037:

Còn về liên kết hiđrô làm thế nào để biết [b]Cho em hỏi

  • Làm thế nào để xác định có liên kết hiđro trong phân tử , liên kết cho nhận . Làm thế nào để xác định vị trí của liên kết cho nhận
  • Cấu hình electron của 1 nguyên tố thì xác định thế nào là phân lớp cuối cùng , lớp cuối cùng ,số electron của phân lớp cuối cùng Thế nào là electron ngoài c vơùng và cuối cùng Lấy ví dụ với Cr -24 và với Fe -26 với Cl-17 Em xin cảm ơn ạ[/b]

Liên kết Hidro là loại liên kết phân tử hình thành do lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử hidro linh động mang điện tích dương (do nối với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh như N, Cl,O,F ) của phân tử này với nguyên tử có độ âm điện mạnh(như N, Cl,O,F ) mang điện âm của phân tử kia. Cấu hình e: lớp và phân lớp e theo thứ tự 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f … +số e tối đa trong phân lớp: s:2e; p:6e; d:10e; f:14e.

  • lớp : lớp 1: K(n=1) phân lớp: 1s 2 L(n=2) phân lớp: 2s 2p 3 M(n=3) phân lớp: 3s 3p 3d
    4 N(n=4) phân lớp 4s 4p 4d 4f vd: Cl(Z=17): 1s^2 2s^2 2p^6 3s^2 3p^5 ta thấy đc Cl phân lớp e là lớp 3 vậy thì cộng chỉ số e ở lớp 3 lại lại ta có 7e vậy lớp ngoài cùng của Cl có 7e tương tự với Fe và Cr. Có j sai thì các anh chị sửa lại nhák.:24h_048:

Liên kết Hidro là loại liên kết phân tử hình thành do lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử hidro linh động mang điện tích dương (do nối với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh như N, Cl,O,F ) của phân tử này với nguyên tử có độ âm điện mạnh(như N, Cl,O,F ) mang điện âm của phân tử kia.

Không có Cl đâu bạn nhé

Uả seo trong cuốn của em có ghi Cl :24h_091: