Lý thuyết hóa học phổ thông

Bởi mình mới không hiểu, mà sách cua PGS TS Nhà jáo ưu tú Lê Mậu Quyền viết nên tỷ lệ sai thấp lắm :010:

ưk electron bị bứt ra là electron ở lớp ngoài cùng e ạ electron d,f chỉ là electron phân lớp trong mà thôi còn electron s mới là electron lớp ngoài cùng

Thân!

Electron bi bứt ra khỏi nguyên tử hoặc ion khi bi ion hóa la các electron co năng lượng lớn nhất

Bạn nên hiểu rõ năng lượng lớn nhất ở đây ý nói là năng lượng dương nhất theo slater . Năng lượng e tính theo slater càng âm thì e đó sẽ càng bền chặt !!

p/s: Bạn nên để ý chính tả chút… nhà “giáo” chứ không phải “ja’o”

à,đã hiểu rồi. Nhưng bạn có thể giải thích thêm về Năng Lượng Theo Slater cho mình dc k? Vì mình muốn hiểu triệt để vấn đề đó mà.:slight_smile: P/s: thanks các bạn đã giải đáp thắc mắc + sr vì trong lúc type gấp quên để ý chính tả :stuck_out_tongue:

dzoikoan mới 14 tuổi, tức là mới học lớp 9? Vì vậy sao quan tâm đến quy tắc Slater làm gì? Từ từ hãy quan tâm đi nhé!

dau có. mình hoc lớp 10 á tai ngày sinh la 5/9 nên vẫn chưa tinh là 15 t đó mà :)) :slight_smile: tai lỡ biêt rồi thi phải biết tận gốc =( không thi khó chịu lắm :smiley:

:24h_094: Vậy bạn hãy tham khảo Ở đây Bạn chịu khó tìm một chút là có ngay trên chemvn này thôi!

Ui trời mới em nó mới 15 tuổi mà bác lôi Slater ra đây làm gì ? Em thấy đơn giản là cứ e ngoài cùng thì đi trước, cũng đúng theo Slater thôi vì bên ngoài thì bị chắn nhiều hơn làm cho nó dễ bị tách khỏi nguyên tử hơn.

Tại sao các loại phân bón như NaNO3 và Ca(NO3)2 được dùng để bón cho đất chua làm giảm độ chua của đất ? Giải thích rõ hơn cho em về hiệu ứng chắn Giải thích hộ em vì sao cấu hình e của 1 số nguyên tố có a+b = 6 thì cấu hình là (n-1)d^5 ns^1 còn a+b = 11 thì cấu hình là (n-1)d^10 ns^2

1/ Câu này rất là quen đấy chú ạ…:nhau ( … xem được ở đâu thì hỏi ở đấy đi :leuleu ( 2/ Hiệu ứng chắn nghĩa là : 1 e ở lớp ngoài sẽ bị hạt nhất hút ít hơn e lớp trong do nó bị chắn bởi các e lớp trong Em lý giải trước a và b là gì đi đã

Cho em hỏi dựa vào cấu hình electron của 1 nguyên tố làm thế nào để :

  • Xác định hóa trị và số hóa trị của nguyên tố đó ( Ví dụ : Fe có 2 hóa trị là 2 và 3 ; Cu có 2 hóa trị là 1 và 2 )
  • Xác định nguyên tố đó thuộc nhóm B , nguyên tố thuộc họ Ce , họ Th
  • Xác định hóa trị , số hóa trị của những nguyên tố nhóm B này

Fe: [Ar]3d64s2 có 2 e lớp ngoài cùng, nên có thể có hóa trị 2, lớp 3d6 có 5 e ở 5 AO (trạng thái bán bảo hòa), và 1 e ở ô ghép đôi vì vậy còn có thể có hóa trị 3 Nguyên tố B thì thường là các nguyên tố nhóm d Cái xác định hóa trị dựa vào cấu hình e chỉ là nói cho dễ hiểu vậy chứ thật ra nó không đúng đâu, chỉ đúng 1 phần bản chất, chứ còn cần phải xét nhiều yếu tố khác

Xác định nguyên tố đó thuộc nhóm B , nguyên tố thuộc họ Ce , họ Th

Những nguyên tố nhóm B là những nguyên tố d ( có electron xếp vào các obitan nguyên tử d ) và được gọi là kim loại chuyển tiếp . Các dãy lantanoit và actinoit trong các dãy kim loại chuyển tiếp là những nguyên tố f ( có electron xếp vào các obitan nguyên tử f ).

Giải thích hộ em vì sao cấu hình e của 1 số nguyên tố có a+b = 6 thì cấu hình là (n-1)d^5 ns^1 còn a+b = 11 thì cấu hình là (n-1)d^10 ns^2[/COLOR][/b][/QUOTE]

a,b bạn nói rõ là gì vậy ? : (n-1)d^a ns^b: Chủ yếu là xu hướng hướng tới sự sắp xếp e trên phân lớp d bán bão hòa và bão hòa cho thuận lợi về mặt năng lượng à.

  • Xác định hóa trị , số hóa trị của những nguyên tố nhóm B này

Có lẽ cái này là cái bạn cần

Số oxi hóa dương cao nhất của nguyên tố trong các nhóm từ IIIB đến VIIB là ứng với sự mất đi hoặc đưa ra dùng chung những electron dư so với cấu hình electron của khí hiếm .Ví dụ như nguyên tố nhóm IIIB có số oxi hóa +3 với cấu hình electron (n-1)d1ns2 chỉ có số oxi hóa +3,nguyên tố nhóm VIIB với cấu hình electron (n-1)d5ns2 có số oxi hóa dương cao nhất là +7.Như vậy những nguyên tố chuyển tiếp có obitan d chưa xếp quá một nửa số electron có số oxi hóa dương cao nhất trùng với số thứ tự nhóm nguyên tố. Những nguyên tố chuyển tiếp dãy thứ nhất với obitan 3d có trên 5 electron hiếm khi có số oxi hóa lớn hơn +2 và +3. Trong nhóm B ,nhóm các nguyên tố chuyển tiếp ,số oxi hóa dương cao nhất mới quan trọng đối với các nguyên tố cuối nhóm. Nói chung các nguyên tố chuyển tiếp dãy 3d có các số oxi hóa thấp +2 hoặc +3 hoặc cả hai ,còn đối với các nguyên tố dãy 4d và 5d những số oxi hóa đó đều ít quan trọng hoặc không có .

1.Cho các khí đi qua dung dịch NaOH, thu được khí N2 tinh khiết : H2S+NaOH–>Na2S+H2O Cl2+NaOH–>NaCl+NaClO+H2O NaOH+HCl–>NaCl+H2O 2.Khi cho vào ống nghiệm xảy ra các phản ứng : NO2+H2SO3–>H2SO4+NO NO2+SO2–>NO+SO3 NO2+H2O–>HNO3+NO Vì vậy ,sau một thời gian màu nâu đỏ mất đi. Khi mở nút ra : NO+O2–>NO2 Màu nâu đỏ xuất hiện trở lại

CH3-CH2-COOH muốn thế brom ở vị trí anpha cần xúc tác gì ??

Dùng Photpho đi bạn! ( Sách Hữu cơ có nói mà).

Phản ứng halogen hóa gốc ankyl của axit cacbonxylic với chất phản ứng là Cl2,Br2 với sự có mặt của P chỉ xảy ra phản ứng thế ở vị trí anpha đối với nhóm cacboxyl ( cơ chế ion ) CH3-CH2-COOH+Br2–>CH3-CHBr-COOH+HBr ( Xúc tác P) …

Đó là phản ứng Hell-Volhard-zenlinski . Xúc tác ở trên dùng là P nhưng thực ra để phản ứng thì đầu tiên P sẽ phản ứng với Br2 và Cl2 trước… Vì vậy đẩy nhanh tốc độ thì người ta dùng ngay xúc tác PBr3. PCl3 Còn chú Dark nói cơ chế ion là cơ chế gì chẳng hiểu !! Cơ chế phản ứng trên ngang qua 1 trung gian enol!!