Lý thuyết hóa học phổ thông

  • Số C tối đa là 4 –> Loại B vì có 5C
  • Chất hữu cơ hòa tan Cu(OH)2 phổ biến là poliancol hoặc axit. -Loại A vì X2 là CH3OH không tác dụng với Cl2/H2O. -Loại C vì X2: HOCH2-CH=CH2–> X3: HOCH2-CH(Cl)-CH2OH có nhóm OH không liền kề. -Đáp án là D vì X2: CH3CHO+ Cl2+H2O=CH3COOH (X3) + HCl

cho mình hỏi xiclobutan vòng 4 cạnh có thể td với HBr để mở vòng không thầy mình dạy là có, nhưng trong sgk lại ghi “xiclobutan chỉ cộng với Hidro”?

SGK đâu có đề cập đến phản ứng cộng mở vòng của xiclobutan với HBr hay Br2 đâu. Bạn yên tâm, chỉ có học về xiclopropan thôi.

cái này sao ko đọc trong sách ấy bạn.

trong sách gk nâng cao có dề cập dến bạn à khi xiclobutan td với H2 (xt Ni,t) thì tạo thành butan mà

Bạn untilyou chưa đọc kĩ bài của người khác đã vội kết luận rồi. Bạn ấy bảo là không phản ứng với HBr/Br2 cơ mà, đâu có đề cập gì đến H2 đâu.

cho mình hỏi tại sao HF là một đơn axit lại có muối axit ví dụ như NH4HF2

HF có năng lượng liên kết tương đối lớn, khi hòa tan vào nước xảy ra quá trình ion hóa tạo H3O+ và F- , F- tương tác với HF tạo HF2-, H2F3-, H3F4- …do đó tạo được muối axit.

  • Một chú ý nhỏ là HF tồn tại dưới dạng polime: (HF)n (2< n< 6) nên tồn tại các cân bằng sau ( đây là cách hiểu đơn giản): (HF)2 <–> H+ HF2- (HF)3 <–> H+ + H2F3- …

Làm sao để nhận dạng được một công thức hóa học hữu cơ có liên kết sigma và lk pi được vậy? Khi đó thì ptpu sẽ xảy ra như thế nào?

10 ml đ A (chứa NaHCO3 và NaCO3) td vừa đủ với 10 ml dd NaOH 1M. nhưng 5ml dd A td hết với 10ml dd HCl 1M.tính nồng độ mol mỗi muối trong dd A?

Nếu đây là bình H2SO4 loàng thì khi cho H2O và CO2 qua, nước tất nhiên sẽ bị giữ lại trong dung dịch rồi, còn CO2 ít tan trong nước hơn nhiều, nên xét là không tan trong nước. Nhưng nếu là H2SO4 đậm đặc thì CO2 sẽ bị oxi hóa còn nước thì H2SO4 háo nước mà.:24h_122: Chúc bạn học tốt!:013:

Theo tớ thì thế này :CO2 không bị H2SO4 đặc oxi hoá nhưng …

Muối cacbonat kim loại kiềm M2CO3 tác dụng với dung dịch H2O2 đậm đặc tạo nên M2CO4 và MHCO4 là muối trung hoà và muối axit của Axit peoxicacbonic không bền H2CO4. Dung dịch đậm đặc của M2CO3 khi được oxi hóa ở dương cực tạo nên muối M2C2O6 là muối của Axit peoxidicacbonic không bền H2C2O6.

Cái này thiên về kinh nghiệm…^^.Mình trình bày thử,các bạn cho ý khiến nhé!:smiley: 1/Hợp chất hữu cơ có dạng CnHm,ta tính t=(2n+2-m)/2 ,gọi là độ bất bão hòa. Nếu t=0 thì hchc no,trong cấu trúc phân tử chỉ tồn tại liên kết sigma Nếu t=1 thì hchc có 1 LK pi.Hchc có 1 LK đôi hoặc có cấu trúc vòng no Nếu t=2 thì hchc có 2 LK pi.Trong trường hợp này thì hchc có thể có 2 LK đôi hay vòng không no 1 LK đôi hoặc 1 LK3 2/Hchc có dạng CnHmOx thì ta vẫn xem như hchc có dạng CnHm và tính tương tự như trên. 3/Hchc có dạng CnHmXz(Với X là 1 halogen) thì ta tính t=(2n+2-m-z)/2 và xét tương tự như trên. 4/Hchc có dạng CnHmYz(Với Y là N chẳng hạn) thì ta tính t=(2n+2-m+z)/2 và xét tương tự như trên…

cho mình hỏi cả nhà nhé !
phenolphtalin và phenol có gì giống nhau ko ngoài chữ ““phenol”” nhỉ?^^ :24h_017:

Phenolphtalein nó có gốc -C6H4OH gắn vào đấy, bạn xem hình dưới:

minh là thành viên mới mong các bạn giúp đỡ :welcome (

Có một hỗn hợp C gồm Fe2O3 và Ag, cho vào hỗn hợp dung dịch E gồm HBr và H2SO4. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Cho mình hỏi có những chất nào p/ư với chất nào được không? P/ứ nào có chất rắn ko tan trong nước ko?


Đời là cái đinh Tình là cái que Em là con gà què Loe ngoe anh nấu cháo

Mình nghĩ bạn nên coi một chút về dãy điện hóa (xíu xìu xiu thôi) và viết pt là được !!! Câu hỏi này mình nghĩ không khó đâu!!!

Có một hỗn hợp C gồm Fe2O3 và Ag, cho vào hỗn hợp dung dịch E gồm HBr và H2SO4. Khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn. Cho mình hỏi có những chất nào p/ư với chất nào được không? P/ứ nào có chất rắn ko tan trong nước ko?

Pt phản ứng : Fe2O3+HBr–>FeBr3+H2O Fe2O3+H2SO4–>Fe2(SO4)3+H2O Ag không tác dụng với HBr và H2SO4 ( loãng )

em có phần k hiểu về cái này ở phần Năng Lượng Ion Hóa: ‘’ Electron bi bứt ra khỏi nguyên tử hoặc ion khi bi ion hóa la các electron co năng lượng lớn nhất. Như vậy khi các nguyên tử cua các nguyên tố d va f bi ion Hóa thi cac electron bi bứt ra truoc tien là electron ns’’ Giải thích dùm cái này kèm theo vi dụ minh họa dc k ak. tại em thí thuog electron manh nhất ở lớp d chứ ak =(

Electron nào có năng lượng thấp sẽ bị đứt ra trước chứ !! Còn về phần e nào sẽ bị đứt trước e nào bạn chỉ cần tính năng lượng theo Slater sẽ rõ !!