Lý thuyết hóa học phổ thông

nhưng cho em hỏi, nếu vậy thì kết tủa tan hết la kết tủa gì, nếu là Ag kim loại thì tan sao được

Trắc nghiệm phổ thông thì sao k để ý đến tạo phức chứ?? Vậy k tạo phức thì cái kết tủa bay đi đâu mất?? Theo mình kết tủa là Ag2O. Đúng là Ag2O không bền ngoài ánh sáng nhưng ánh sáng phải cường độ lớn, hoặc cần nhiệt độ cao hơn nữa dù có đủ điều kiện thì phản ứng này cũng không hoàn toàn được.

Molti ơi, em nhầm một chút rồi đấy. Kết tủa chính là Ag2O. Lí luận như đoạn đầu của em là chính xác, nhưng Ag2O không dễ dàng chuyển thành Ag như thế đâu! Cần đun Ag2O ở thể rắn ở nhiệt độ cao hơn mới được Ag. AgOH màu trắng rất kém bền, Ag2O màu xám. Khi thực hiện pứ, hầu như k thấy xuất hiện màu trắng, mà chỉ thấy màu xám. Vậy đáp án là gì các bạn tự biết rồi chứ nhỉ? Cái này các bạn có thể liên tưởng đến pứ TRÁNG GƯƠNG, trước đây người ta thường viết gọn là: RCHO + Ag2O => RCOOH + 2Ag Viết như thế thì đơn giản, gọn gàng, dể hiểu nhưng k đúng bản chất. Vì vậy hiện nay người ta không viết nữa!

Thân!

Cho em hỏi: Làm sao biết AgOH màu trắng?? Khi làm thí nghiệm quan sát được à?? Nhưng AgOH không bền trong H2O thì làm sao quan sát được??:24h_009:

Cho em hỏi C6H5COOH có tác dụng với nước brom không

Nhóm -COOH phản hoạt hóa nhân thơm mà, làm sao có phản ứng với nước brom được. Muốn phản ứng đc thì nhóm thế phải hoạt hóa nhân thơm và đẩy e mạnh. ví dụ -OH, -NH2

Hihi, nhóm chức COOH không pứ được với Br2 hay dung dịch nước Br2. Còn nhân benzen thì có thể, miễn là có chất xúc tác thích hợp (Fe, AlCl3…). Nhưng do nhóm COOH hút e nên khả năng phản ứng của nó bé hơn so với benzen. Sản phẩm định hướng vào vị trí meta-. Thân!

Chắc họ phải có nhiều cách để quan sát mà bạn ,đến mấy phần nghìn dây còn xem được nữa là :it (

co lẽ là dap an C vi NH3 + H20 <=> NH4+ + OH- AgNO3 —> Ag+ + NO3- ===> Ag+ + OH- –> AgOH(kết tủa) AgOH=> Ag2O +H20

Tại sao chỉ có Li tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường nhỉ

mọi người giải dùm em nhé :24h_048:

Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì thu được m (kg) Al ở catot và 33,6 m3 (dktc) hh khí X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16. Lấy 1,12 lít (dktc) hh khí X sục vào nước vôi trong (dư), thu được 1g kết tủa. Tính giá trị của m?

…Có 4 chất bột màu trắng tương tự nhau : NaCl,AlCl3,MgCO3.Chỉ được dung nước cùng các thiết bị cần thiết ( lò nung, bình điện phân … ) để nhận biết các chất trong quá trình lần lượt tiến hành có thể là ???

đem 3 hóa chất nung lên, cái nào có khi thoát ra là MgCO3 điện phân dung dịch có màng ngăn, có khí thoát ra là NaCl còn lại AlCl3 Bạn nói 4 chất bột mà sao thấy có 3 vậy ??

:cuoimim ( giai : -2Al2O3 = 4Al + 3O2 (1) ; -C + O2 = CO2 (2) ; - 2C + O2 = 2CO (3)

  • Do M(X) = 32 → hỗn hợp X có CO2 ; CO (x mol) và O2 dư (y mol) -1.12 lít X + Ca(OH)2 dư → 0.01 mol kết tủa = nCO2 → trong 67,2 m3 X có 0,3 CO2
  • Ta có hệ phương trình: - (44.0,3+28x+32y)/3=32 -0,3 + x + y = 3 → x = 0.9 và y = 1.8 Từ (1) ; (2) ; (3) → mAl ?? (phần này bạn giai được rùi chứ)

hi all cho em hỏi là tại sao cho CO2 và H20 qua bình H2SO4 thì độ tăng khối lượng của bình lại là khối lượng của nước em cám ơn trước :smiley:

theo mình thì khi cho CO2 và H2O vào đ H2SO4 thì CO2 ko tác dụng với H2SO4 vì axit H2SO4 mạnh hơn axit H2CO3.hơn nữa H2SO4 là chất rất háo nc nên khối lượng đ tăng chính là khối lượng nc chỉ có thế thôi

Nếu đây là bình H2SO4 loàng thì khi cho H2O và CO2 qua, nước tất nhiên sẽ bị giữ lại trong dung dịch rồi, còn CO2 ít tan trong nước hơn nhiều, nên xét là không tan trong nước. Nhưng nếu là H2SO4 đậm đặc thì CO2 sẽ bị oxi hóa còn nước thì H2SO4 háo nước mà.:24h_122: Chúc bạn học tốt!:013:

Nếu đây là bình H2SO4 loàng thì khi cho H2O và CO2 qua, nước tất nhiên sẽ bị giữ lại trong dung dịch rồi, còn CO2 ít tan trong nước hơn nhiều, nên xét là không tan trong nước. Nhưng nếu là H2SO4 đậm đặc thì CO2 sẽ bị oxi hóa còn nước thì H2SO4 háo nước mà.:24h_122: Chúc bạn học tốt!:013:

CO2 làm sao mà có thể oxi hóa được nữa hả bạn

cho e hỏi về tính chất hóa học của peoxit, cacbua, nitrua, photphua kim loại kiềm, kiềm thổ. a nào biết thì làm ơn chỉ giáo cho e với

cho mình hỏi câu này: hợp chất hữu cơ mạch hở X là este đơn chức, không no, có một nối đôi giữa C với C. Trong phân tử X có số nguyên tử C của hidrocacbon ở đk thường ở thể khí. Đun X với dd NaOH được muối X1, chất hữu cơ X2. Đem X2 tác dụng với nước Clo được chất hữu cơ X3 có khả năng hòa tan được Cu(OH)2. X có tên gọi là: A. metyl acrylat B. Metyl metaacrylat C. Anlyl fomiat D. Vinyl axetat