Lý thuyết hóa học phổ thông

B.3 ct gồm C-C-C-C-C-OH; C-C-C(C)-C-OH; C-C(C)-C-C-OH

Đáp án D đúng. Đề này thực k hay vì còn k rõ ràng ở một số chỗ. Nói “dùng brom” - không rõ là d d nước brom hay là brom trong CCl4. Thực ra chỉ cần dd nước brom là nhận đc. Fomalin làm mất màu d d brom và có khí thoát ra. xiclohexen làm mất màu d d brom. Axeton k có hiện tượng (Mình tự hỏi là liệu có xét phản ứng thế brom vào H anpha k?? Phản ứng này k có trong chương trình phổ thông nên chắc k xét tới) .

Xiclohexen có tác dụng d d brom, d d KMnO4 (loãng, đk thường), phản ứng như anken

theo mình bạn viết thiếu 1 dp nữa c-(C)c(c)-c-oh. không biết có đúng không

Chất này tách H2O đc ete mà. K bít có tính vào k??

thầy mình nói chất này tách nước được: C-C(C)-C=C.

(CH3)3C-CH2-OH có thể tách nước tạo anken (tuy nó k có H ở C bên cạnh), để giải thích cần hiểu cơ chế: (CH3)3C-CH2OH + H+ => b3C-CH2^+[/b] + H2O (CH3)3C-CH2^+ kém bền => có sự chuyển vị tạo thành dạng bền hơn: (CH3)3C-CH2^+ =ch/vị 1nhóm CH3=> (CH3)2C±CH2-CH3 => Tạo 2 sản phẩm anken Như vậy b3C-CH2OH[/b] có thể tách H2O tạo anken, nhưng không thoả mãn đề bài!

1,Đợt trước đứa bạn em cũng bảo là chất này tách nước được và có một trong một đề ĐH ( hay CĐ gì đó ), thế thì die, cái này có trong SGK đâu cơ chứ 2, Cho em hỏi câu trên benzyl clorua trong SGK phản ứng với H2O nhưng phải có đk nhiệt độ còn ở nhiệt độ thường thì chỉ có loại anlyl clorua thì mới phản ứng thôi chứ ạ

  1. Phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O lại có vị chua và dùng làm trong nước.
  2. Khi hòa tan FeCl3 nếu thêm 1 chút axit thì sẽ dễ tan hơn.
  3. Khi để dd CuSO4 lâu ngày thấy xuất hiện kết tủa xanh lam.
  4. Dd NaHCO3 có môi trường kiềm yếu, khi đun nóng dd có tính kiềm mạnh hơn.

1/ Câu nay không chắc lắm nhưng mình đoán thế này: Do quá trình hidrat hóa của Al 3+ với H2O tạo H+ 2/ Fe 3+ vào nước bị hidrat hóa 1 phần nhỏ tạo kết tủa, vì thế cho H+ vào hòa tan sẽ nhanh hơn 3/ Hiện tượng này là do CuSO4 tạo tinh thể ngậm nước CuSO4.nH2O 4/khi binh thường HCO3- có tính kiềm yếu do có thể phân ly 1 phần ra H+. Khi đung nóngthì sẽ tạo CO3- , ion này có tính kiềm mạnh

sắp xếp các chất theo trình tự tăng dẫn nhiệt độ sôi và giải thích : n-C4H9NH2,n-C4H9OH,C2H5N(CH3)2 Thank

Theo tớ thỳ : C2H5N(CH3)2 < n-C4H9NH2 < n-C4H9OH . C2H5N(CH3)2 không có liên kết hidro . Liên kết hidro NH…N yếu hơn O-H…O–> nC4H9NH2 < n-C4H9OH:24h_048:

n-C4H9OH > n-C4H9NH2 > C2H5N(CH3)2 O có độ âm điện lớn tạo dc lk hidrogen liên phân tử và nội phân tử nên nhiệt độ sôi cao hơn n-C4H9NH2 chỉ có lk hidrogen liên phân tử còn C2H5N(CH3)2 ko tạo được liên kết hidro liên phân tử dù khối lượng có lớn hơn chút đỉnh mấy bài nhiệt độ sôi bt thì dễ so sánh, một số bài phức tạp thì cần có số liệu rồi ta tìm yếu tố phù hợp với thực nghiệm, chứ có nhiều cái lý thuyết cái này lại phản cái kia, nếu không có thực nghiệm cũng khó :(:frowning:

1) Đúng là (CH3)3C-CH2OH mà ra tách H2O trong đề thi ĐH thì khó thật, nhưng bạn chịu khó nhớ vậy, coi như là trường hợp đặc biệt cần ghi nhớ! Hihi. 2) Benzyl clorua pứ với thế dễ hơn allyl clorua em ạ, vì C6H5CH2+ và CH2=CH-CH2+ đều bền do có sự cộng hưởng nhưng ion (cacbotion) C6H5CH2+ bền hơn, do sự cộng hưởng là lớn hơn. Ok? Thân!

Em có câu đồng phân này, số đồng phân cấu tạo của C4H6O2 ( có nhân thơm ) phản ứng được với KOH nhưng không phản ứng với Na. Đáp án là 6 nhưng em chỉ viết được 5?

Sao cái này mà lại có nhân thơm hả em? Hihi C4H6O2 pứ với KOH, nhưng không pứ với Na => Chỉ có thể là este: + HCOOC3H5 có 4 đồng phân: HCOO-CH=CH-CH3 (cis - trans); HCOOH-CH2-CH=CH2; HCOO-C(CH3)=CH2. + CH3-COO-CH=CH2 có 1 đồng phân. + CH2=CH-COOCH3 có 1 đồng phân. Ngoài ra còn có một số đồng phân mạch vòng, ví dụ–CH2-CH2-CH2 [COLOR=Black][COLOR=White]------------------------------------------------------------/[/COLOR] --------------------------------------------------------[/COLOR][COLOR=Black]COO [/COLOR][COLOR=Black]Vậy nếu cho mạch hở thì có 6 đồng phân. Nhân đây bạn cũng lưu ý đến đồng phân cis - trans nhé[/COLOR][COLOR=Black]! Thân! [/COLOR]

Ah sr em gõ nhầm, quên mất không phải nhân thơm :D, nhưng em thấy đề bài nó cho là đồng phân cấu tạo nên không có đồng phân hình học chứ ạh, nên em bỏ cái đồng phân cis tran đó

bác Phúc ơi, theo em biết thì khi đề cho là ĐP cấu tạo thì ko được viết cis-trans đâu

Giúp em câu này: Cho vào ống nghiệm 1ml dd AgNO3, sau đó nhỏ từng giọt dd NH3 5% và lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết. Kết tủa ở đây là: A. Ag B. Ag2O C. AgNO3 D. AgOH

đáp án D bạn ạ ở đây AgNO3 + NH3 + H20 => AgOH + NH4NO3 AgOH + 2NH3 => [Ag(NH3)2]OH (phức tan) bạn để ý ở đây là nhỏ từ từ nên ban đâu NH3 sẽ ko có đủ để hòa tan AgOH==> có kt như đề bài đã cho, sau đó NH3 dư thì sẽ hòa tan AgOH thôi. tương tự với Cu va Co

chọn câu A: Ag cho Ag+ vào NH3 thì sẽ có phản ứng giữ Ag + và OH- (do NH3 phân ly trong nước) nhưng AgOH rất kém bền (không tồn tại) nên sẽ tạo Ag2O. Ag2O cũng rất không bền nên tạo Ag Ag+ + OH- = AgOH không bền 2AgOH = Ag2O + H2O lại không bền Ag2O = 2Ag + 1/2 O2 Bạn HoaiNam để ý, đây là bài trắc nghiệm phổ thông nên sẽ không để ý đến chuyện tạo phức

Em lại nghĩ AgOH kém bền sẽ tạo thành Ag2O, sau đó lại bị NH3 hòa tan thành dd phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH.