Lý thuyết hóa học phổ thông

Theo tớ thỳ thế này : C2H2+H2O–>CH3CHO 2CH3CHO–>CH3COOC2H5 ( xúc tác :Al(OC2H5)3 phản ứng Tisenco ) …:24h_071:

H2O-H2O hay ancol-ancol thì dễ hiểu rồi. Còn về liên kết giữa ancol và H2O có 2 kiểu:

  • O của H2O liên kết với H linh động của ancol: H-O…H-O-R
  • H linh động của H2O liên kết với O của ancol: H-O-H…O-R

Bài này đã trả lời ở trên rồi mà, người hỏi chỉ là HSPT thôi nên khi trả lời phải chọn lọc đối tượng chứ. Darks thử đề nghị cơ chế phản ứng Tischenko với sự có mặt của alkoxide xem^^

Mọi người cho mình hởi về cách so sánh độ bền của liên kết hidro đặc biệt là trong hữu cơ ý . vD: So sánh đọ bền của liên kết hidro trong các hợp chất sau CH3COOH , C2H5OH , H2O

mô hình lk hydrogen như sau: A-H…B trong đó A là các nguyên tố có độ âm điện lớn như F,ON và Cl hay nguyên tử gắn với nguyên tử có độ âm điện lớn như NC-,F3C-…; B là các ngtố có độ âm điện lớn như F,O,N,Cl hay các nhóm có chứa lk pi như nối đôi,ba,nhân thơm… độ bền lk hydrogen ngoài phụ thuộc vào độ âm điện của A,B còn phụ thuộc vào bk cuả chúng cho nên sở dĩ lk hydrogen H.Độ âm điện càng lớn,bk càng nhỏ thì lk hidrogen càng bền Trong vd của bạn,theo mình nghĩ là CH3COOH > C2H5OH > H2O. CH3COOH tồn tại liên kết hidrogen ở dạng dimer.C2H5OH do có nhóm C2H5- đẩy e vào O nên làm tăng mật độ e trên O. Nếu CH3COOH và C2H5OH được hoà tan vào H2O (ở dạng dung dịch) thì còn có thêm liên kết hidrogen giữa chúng với các ptử H2O

1,Cho em hỏi hỗn hợp nước, phenol,rượu, axit, andehyt,xeton, thì có những kiểu liên kết hidro nào ah. 2,Có 4 dung dịch riêng biệt a,HCl; b,CuCl2 ; c,FeCl3, ; d,HCl có lẫn CuCl2 Nhúng vào một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa học là Đáp án là 2. Nhưng em đối với chiếu dk ăn mòn điện hóa trong SGk thì em chỉ thấy có trường hợp d là thỏa mãn, ngoài ra thì còn TH nào ah, và giải thích như nào 3,Cho các chất sau axit axetic, phenol, phenyl amoni clorua, glixin, benzyl clorua, xenlulozo, etyl clorua. Số chất tác dụng với NaOH ở nhiệt độ thường là 4,Cho AgNO3 tác dụng với lần lượt các dung dịch axit HF, HCl, HBr, H3PO4, H2S. Số phản ứng tạo kết tủa là

Cho em hỏi xét về tính linh động H thì thứ tự giảm dần là CH3COOH > H2O > C2H5OH có đúng không ạ, và như thế có phải là độ bền giảm dần không

đúng là độ linh động như thế nhưng độ bền ý e nói là độ phân ly H+ hay sao?Nếu như v thì sẽ giảm dần!

  1. Để tránh thiếu thì đầu tiên bạn hãy liệt kê các nhóm hidro linh động ( trong phenol, rượu, axit). Tiếp đến liệt kê các nhóm có thành phần âm điện cao để tạo lk hidro với hidro linh động trên ( oxi trong -CO-, -CHO, COOH, -OH). Việc còn lại là bạn ghép các cặp với nhau một cách cẩn thận thôi :011: bài này thật là nặng nề lý thuyết, với mức thi đại học 1p30s thì mình chắc chắn không ai cho tạp nham thế này đâu bạn à

  2. Có 2 trường hợp ăn mòn điện hóa là cho vào CuCl2 và hh CuCl2/HCl. Trường hợp FeCl3 không phải do không tạo thành điện cực, còn trường hợp HCl là ăn mòn hóa học chứ không phải điện hóa

  3. Glinxin, benzyl clorua không pư Mình đọc sách thì chỉ biết là xenlulozo tác dụng với kiềm đặc chứ còn nóng hay nguội thì chịu :2:

  4. AgF tan nên không có phản ứng, mấy cái kia đều cho kết tủa

Câu 1, 2: Xem cách làm của Bo2Q Câu 3: Mình có ý kiến khác một chút, ở đây là điều kiện thường nên benzyl clorua, xenlulozo, etyl clorua (theo kiến thức THPT), còn lại có pứ: CH3COOH + NaOH => CH3COONa + H2O C6H5OH + NaOH => C6H5ONa + H2O C6H5NH3Cl + NaOH => NaCl + C6H5NH2 + H2O NH2-CH2-COOH + NaOH => NH2-CH2-COONa + H2O (Bo_2Q nhầm với glyxerol chăng?) Câu 4: AgF tan và Ag3PO4 tan trong HNO3 nên chỉ có 3 kết tủa AgCl, AgBr và Ag2S (tương ứng các pứ với HCl, HBr và H2S)

Thân!

Về câu 1 em còn chưa rõ lắm, cụ thể trong đó có những loại liên kết hiđ ro là nước-X với X là phenol, anđehit,xeton,rượu,axit,nước axit-X với phenol, anđehit,xeton,rượu,axit,nước rượu-X với phenol, anđehit,xeton,rượu,axit,nước anđehit-X với X là nước,axit, rượu xeton-X với X là nước,axit, rượu có phải như thế không ạ. Câu 3. Em lấy trong một đề thi thử, đáp án của nó là 5, em cũng không hiểu như nào nữa Câu 4. Cho em hỏi nếu axit đó là axit thuờng như H2SO4 loãng thì đáp án vẫn là 3 ạ, Ag3PO4 vẫn phản ứng do sinh ra chất điện ly yếu đúng không ạ

Theo mình nghĩ thì độ bên lk hidro của các chất trên giảm như sau: CH3COOH > H2O > C2H5OH (nhiệt độ sôi của H2O cao hơn C2H5OH ???) Nêu trong dd ancol etylic thì lk hidro giữa H2O -C2H5OH sẽ bền hơn các lk hidro liên phân tử: H2O - H2O và C2H5OH - C2H5OH.

Cho em hỏi amin bậc I, II, III tính bazơ giảm dần theo thứ tự nào

Câu 3: Nếu xét kỹ một chút thì Benzyl clorua C6H5CH2Clcó thể pứ với NaOH, vì C6H5CH2+ khá bền (do được giải toả bởi nhân thơm), nhưng kiến thức này có vẻ quá tầm kiến thức thi ĐH bạn ạ! Ok? Câu 4: thì Ag3PO4 vẫn tan được trong H2SO4, vì Ag2SO4 cũng tan khá tốt! Thân!

Theo tớ thỳ thế này : -Tính bazơ của amin trong dung môi không phân cực tăng từ amin bậc 1 đến amin bậc 2,bậc 3. -Trong dung môi phân cực ( như H2O ) chẳng hạn thì amin bậc 2 có tính bazơ lớn hơn amin bậc 1 ,bậc 3 .Sự hơn kém nhau của amin bậc 1 và bậc 3 còn phụ thuộc vào gốc hiđrocacbon. :24h_062:

Hôm qua xem bài giảng của thầy trên hocmai thì tính bazơ của amin bâc II > bậc III > bậc I

Ở mức độ thi đại học thì theo mình nghĩ phải chấp nhận việc tính bazo amin bậc III> II > I vì không có kiến thức SGK nào đề cập tới vấn đề hiệu ứng không gian nên sẽ không được quyền hỏi bạn đâu

:3: Thật là ngại quá, cám ơn anh Phúc đã nhắc. Đáp án đúng là 5 chất: axit axetic, phenol, phenyl amoni clorua, benzyl clorua (dễ nhầm với phenyl clorua), glixin (dễ nhầm với glixerin)

Ag3PO4 ít tan trong nước thôi còn trong axit thì tan vô tư Thật là xin lỗi bạn Kenny :noel2 (

Cái này…Thân!

Ở mức độ PT thì trong dung môi là nước, chấp nhận tính base của amin bậc 3 < amin bậc 2 ( SGK). Vấn đề benzyl clorua phản ứng với NaOH thì trong SBT cũng đã có đề cập rồi nên bạn kenny yên tâm^^

Giúp em hai bài nì:

  1. Cho ancol có công thức C5H11OH. Khi tách nước, ancol này không tạo ra các anken đồng phân thì số đồng phân của ancol là bao nhiêu trong các số cho dưới đây: A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
  2. Để phân biệt các chất riêng biệt fomalin, axeton, xiclohexen, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây: A. Dùng brom, dùng dd thuốc tím. B. Dùng AgNO3/NH3, dùng nước brom. C. Dùng dd thuốc tím, dùng AgNO3/NH3. D. Cả A, B, C đều đúng.

Cho em hỏi Xiclohexen có 1 lk đôi vậy nó có tính chất giống anken ko?(mất màu dd brom, dd KMnO4…).