Lý thuyết hóa học phổ thông

Cho em hỏi từ etilen để điều chế etyl propionat cần số phản ứng tối thiểu là bao nhiêu? và đó là các ptpư nào?

Cho mình hỏi phản ứng này Ba(HCO3)2 + Cu(NO3)2 vì sao xảy ra muối NaHCO3 ít tan thì NaCL bão hòa có thể phản ứng với Ba(HCO3)2 được không

Xét tính axit của các axit tương ứng ta có: C2H5OH < HCO3- < C6H5OH < C2H5COOH < CH3COOH => Tính bazơ của (2) < (4) < (3) < (5) > (1). Và pH cũng TĂNG theo thứ tự đó!

câu này mình tưởng H2CO3 mạnh hơn C6H5OH

Amin bậc 1 hay tổng quát hơn là nhóm NH2 pứ với NaNO2/HCl tạo khí N2 => Alanin [COLOR=Black]NH2-CH(CH3)-COOH; anilin [/COLOR][COLOR=Black]C6H5-NH2[/COLOR]; etylamin [COLOR=Black]C2H5-NH2 [/COLOR]và benzylamin [COLOR=Black]C6H5-CH2-NH2[/COLOR]có thoả mãn (4 chất). Riêng [COLOR=Black]C6H5-NH2 nếu pứ ở 0-5độ C thì k có khí thoát ra.[/COLOR]

Câu này mình lấy trong đề thi thử ĐH chuyên BN, không hiểu sao ĐA nó lại là 3 nữa, nên mình post lên đây, có lẽ đáp án gõ nhầm

Đáp án là D (các chất TÔ màu đỏ trên k tham gia pứ tạo polime. Điều kiện các chất có thể tham gia pứ tạo polime:

  • Có liên kết bội C=C (trừ nhân thơm)
  • Có 2 các nhóm chức có thể pứ với nhau hoặc có thể pứ với chất khác tạo polime như nhóm OH; COOH; NH2… Riêng glixerol chưa thấy tạo polime; còn Phenol lại có pứ tạo polime với HCHO, do tạo HO-C6H4-CH2OH có thể tạo polime (vì có nhóm OH hoạt hoá)

Câu này đáp án của đề cũng là B, làm mấy đề này ảo quá

Cho mình hỏi câu này, phần này 11 mình không nhớ rõ nữa Cho các phản ứng sau CH4 + Cl2 –> CH3CL + HCL C2H4 + Br2 –> C2H4Br2 C6H6 + Br2 –> C6H5Br + HBr C6H5CH3 + Cl2 –> C6H5CH2Cl + HCl Số phản ứng có cơ chế thế gốc tự do, phản ứng dây chuyền là :

  • Muối hiđrocacbonat chỉ tồn tại ở các kim loại có tính axit rất yếu (Cation kim loại kiềm, kiềm thổ) và NH4+. Muối Cu(HCO3)2 không tồn tại, do nó quá kém bền => Phân huỷ tạp CuCO3 ngay (+CO2 + H2O).
  • NaHCO3 “mang tiếng” là ít tan, nhưng độ tan của nó ở 20độ C là 9,6gam lớn hơn rất nhiều so với Ba(HCO3)2 (có độ tan < 1gam). Bạn đồng ý chứ?

Đúng như vậy, nhưng axit cacbonic có hai nấc, vì vậy bạn cũng cần chú so với nấc nào! Phenol có tính axit yếu hơn nấc 1 nhưng lại mạnh hơn nấc 2. Ở đây là muối Na2CO3 vì vậy cần so với nấc 2 nhé bạn! Ok?

Mình nghĩ câu này đã rất rõ, 4 chất có nhóm NH2 rõ ràng!

Câu này mình nghĩ không có gì sai, vì glixerol tôi chưa thấy polime nào! Hay ý đồ của họ là CHẤT BÉO nhỉ? Nếu như vậy thì không đúng, vì chất béo cũng chỉ là chất cao phân tử nhưng không phải là polime! Còn câu D các chất đều CÓ THỂ tham gia pứ tạo polime. (Đề ra là có thể mà). Bạn có thể kiểm chứng lại ở SGK! Ok?

Những loại này bạn không cần nhớ kỹ, bạn chỉ cần nhớ: “Phản ứng thế H ở C no => xả ra theo cơ chế gốc tự do”. Vậy bạn đã biết là có 2 pứ theo cơ chế gốc tự do (CH4, C6H5-CH3). Ok?

Cho mình hỏi câu này làm thế nào xác định được kiểu lai hoá của các nguyên tử, ví dụ xác định kiểu lai hoá của các nguyên tử cacbon trong CH2=C=CH2

Cái này không khó. Bạn cứ nhìn thấy C không có liên kết pi => sp3, có 1 liên kết pi => sp2 mà có 2 liên kết pi => sp. Đây chỉ là mẹo nhanh trong các bài trắc nghiệm, còn thực tế phải hiểu bản chất của sự lai hóa nữa. Bạn tự tìm hiểu thêm nhé. Trong nhiều sách có đấy.

Cho em hỏi câu này: số lượng pư tối thiểu cần tiến hành để điều chế etyl axetat từ axetilen là bao nhiêu?viết các ptpư?

Đề bài không rõ ràng rồi, phải nói là điều kiện và các chất có đủ ( vô cơ+ hữu cơ). Nếu theo lí thuyết thì làm ngắn gọn như sau: C2H2+ CH3COOH–> CH3COO-CH=CH2—+H2–> CH3COOC2H5

Có lẽ đề yêu cầu chỉ bắt đầu từ C2H2 và các chất vô cơ. Như thế chỉ cần điều chế CH3COOH nữa là xong: C2H2 =+H2O/HgSO4 (80 độ C) => CH3CHO => CH3COOH. Tiếp tục như trên của kuteboy. Ok?

1,Cho mình hỏi về liên kết hiđro trong phân tử, mình thấy trong cuốn giải hoá nó khi có thể tạo liên kết hiđro với Cl,F,N,O, mình không rõ trường hợp Cl có đúng không vì chưa thấy chất nào có Cl mà có liên kết hiđro cả 2,Mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm viết đồng phân chính xác ( kinh nghiệm ấy chứ không phải phương pháp ), mình hay viết thiếu quá

mô hình lk hydrogen như sau: A-H…B trong đó A là các nguyên tố có độ âm điện lớn như F,ON và Cl hay nguyên tử gắn với nguyên tử có độ âm điện lớn như NC-,F3C-…; B là các ngtố có độ âm điện lớn như F,O,N,Cl hay các nhóm có chứa lk pi như nối đôi,ba,nhân thơm… độ bền lk hydrogen ngoài phụ thuộc vào độ âm điện của A,B còn phụ thuộc vào bk cuả chúng cho nên sở dĩ lk hydrogen H…Cl ít gặp theo mình là do Cl có bk lớn nên lk hydrogen kém bền hơn so với F,O,N.1 vd về việc tạo lk hidrogen với Cl theo mình là quá trình hoà tan NaCl trong H2O,các ptử H2O sẽ hydrat hoá các ptử NaCl?

Mình muốn hỏi về mấy chất hữu cơ ấy như rượu phenol, axit, xem nó liên kết như nào

Hi vọng hợp chất o-chlorophenol này đáp ứng được nhu cầu của bạn!^^ dạng liên phân tử thì cũng theo cấu trúc A-H…B thôi!

thầy mình có đưa ra 1 công thức: k= số lk xicma + số cặp e chưa liên kêt sau khi tính được k bạn suy ra kiểu lai hoa như sau: k=2 –> sp1 k=3—> sp2 k=4—> sp3 nói chung bạn cứ cọng chỉ số của s và p lại bằng k vừa tính ra

Kinh nghiệm của tôi thường viết theo các bước sau: Ví dụ CxHyOz Bước 1:- Tính độ bội liên kết: k = (2x+2-y)/2. Nếu k = 0 => Chỉ có thể là ankan hoặc ancol no. Nếu k = 1 => Có thể là anđehit, axit, este, xeton no đơn chức hoặc anken, ancol k no… Bước 2: Với mỗi khả năng có thể xảy ra ở bước 1: Ankan, anken hay ancol, anđehit… => Viết đồng phân có mạch C dài nhất, di chuyển các nhóm chức. Sau đó giảm dần mạch C đến khi không tìm thấy đồng phân. Chúc bạn thành công!

Em có một câu hỏi: dd rượu etylic trong nước có mấy kiểu liên kết hidro? Em nghĩ là 3 gồm: H2O - H2O, Rượu - H2O, Rượu - Rượu. Nhưng cô em bảo là 4. Vậy có phải là liên kết hidro giữa rượu với nước có 2 kiểu nên mới là 4 kiểu ko?

Thêm 1 kiểu nữa là H2O-rượu đó bạn! Ok?

cho tớ hỏi cách điều chế etylamin từ axit axetic với ? Aj biết mong chỉ dùm:mohoi (

Theo tớ để điều chế C2H5NH2 từ CH3COOH như sau: CH3COOH–>CH3COONa–>CH4–>C2H2–>C2H6–>C2H5Cl–>C2H5NH2 CH3COOH–>C2H5OH–>C2H5NH2 CH3COOH–>CH3COONH4–>CH3CONH2–>CH3CH2NH2 CH3COOH–>CH3COONa–>CH4–>CH3Cl–>CH3CN–>CH3CH2NH2. … :24h_049: