Lý thuyết hóa học phổ thông

Em có 1 vấn đề rất thắc mắc, so sánh sự thủy phân của các chất: CH3COONa, ClCH2COONa, CH3CH2COONa, NaCl.

Theo tớ thỳ thế này : Đây là sự thủy phân của bazơ mạnh và axit yếu : Hằng số thủy phân tỉ lệ nghịch với độ mạnh của axit ,axit càng yếu thỳ thỳ hằng số thủy phân càng lớn . Vì vậy theo tớ thỳ NaCl–>ClCH2COONa–>CH3COONa–>CH3CH2COONa : Đây là chiều của hằng số thủy phân tăng dần :24h_033:

:24h_048:

<ka><nhưng biết=“” có=“” chắc=“” không=“” nữa^^=“”><m><lưu ý=“” tìm=“” lại=“” bài=“” vô=“” ,=“” polimer=“” hữu=“” cơ=“” của=“” anh=“” để=“” rõ=“” hơn=“”><zb><zc) đều=“” ở=“” phân=“” nhóm=“” chu=“” kì=“” bảng=“” tuần=“” hoàn.=“” chính=“” 3=“” nguyên=“” tố=“” a,=“” b,=“” c=“” 6,=“” phụ=“” 2,=“” từ=“” -2=“” và=“” tổng=“” -1=“” trong=“” đó=“” số=“” lượng=“” tử=“” spin=“” e=“” cuối=“” cùng=“” của=“” a=“” bằng=“” 1=“” 2.=“”><anh đã=“” từng=“” bày=“” rầu=“” xin=“” miễn=“” nhắc=“” lại=“” ,=“” vẫn=“” tôn=“” thờ=“” cách=“” vik=“” của=“” anh=“” mày=“” ^^=“” không=“” để=“” người=“” đọc=“” thụ=“” tiếp=“” thu=“” kiến=“” thức=“” mà=“” phải=“” chủ=“” động=“” tìm=“” hiểu=“”>Mọi người giúp e giải bài tập trên. Càng sớm càng tốt ạ.</anh></zc)></zb></lưu></m></nhưng></ka>

Cho em hỏi pH của dd muối CH3COONH3C2H5 lớn hơn 7 phải ko ạ? và tại sao cùng là muối amoni nhưng CH3COONH4 có pH=7. Có phải là do ion C2H5NH3+ có Ka nhỏ hơn Ka của ion NH4+ ko?

Cái này nên dựa vào tính toán để kết luận, nói suông khó lắm. CH3COONH4 có pH gần bằng 7 là do kA(CH3COOH) xấp xỉ kB(NH3). Dựa vào các điều kiện proton, tổ hợp cân bằng để tính toán. Đọc ở đây để rõ hơn nhé: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=60566

Em chỉ học để thi đại học thui. Nghiên cứu cái đấy thì tảu hỏa nhập ma mất. Chỉ cần cho em biết pH của CH3COONH3C2H5 là > (mt bazơ) hay < (mt axit) hay = 7 thui.

Vậy thì bạn nên biết rằng thi đại học sẽ không hỏi cái này, chỉ có thi HSG mới đụng tới thôi. Còn nếu bạn muốn biết thì có thể khẳng định là pH của nó lớn hơn 7 ( khoảng 7,5) nên không đổi màu quì tím được.

Bạn hiểu đúng phần nào rồi đấy. Về mặt lý thuyết: 2 muối trên có cùng gốc acid nên ta sẽ xét 2 cái cation. Thường thấy NH3 là base yếu hơn EtNH2 –> acid liên hợp NH4+ mạnh hơn EtNH3+.

Trong 2 môi trường có cùng chung 1 base (MeCOO-) và 2 acid khác nhau thì tất nhiên acid nào mạnh hơn sẽ khiến pH dung dịch đó nhỏ hơn.

Cho em hỏi thêm vài câu:

  1. Có tối đa bao nhiêu sản phẩm tạo ra từ pư: Buta-1,3-đien + HBr Câu này hỏi số sản phẩm vậy em có phải tính lun các đồng phân cis-trans ko?
  2. Cho các hợp kim Zn-Cr; Zn-Fe và Cr-Fe lần lượt vào dd HCl dư thì trường hợp nào cho khí thoát ra nhiều nhất?
  3. Cơ chế cộng HOCl vào anken như thế nào?

1- Cộng 1-4 cho ta 1 sản phẩm, nếu tính cả Z và E (cis và trans) thì sẽ được 2, trans chiếm ưu thế. Cộng 1-2 cho ta 2 sản phẩm - theo và ko theo Maccop (chưa tính đồng phân quang học có thể có)

Câu này hỏi số sản phẩm vậy em có phải tính lun các đồng phân cis-trans ko? Đây là 1 điểm mình cực kỳ thấy khó chịu từ đề thi trắc nghiệm, mình cũng chịu ko có câu trả lời. Câu trả lời phụ thuộc vào các đáp án mà đề cho sẵn mà thôi. 2- Ăn mòn điện hóa, cặp nào chênh nhau nhiều nhất trong dãy điện hóa thì ăn mòn càng ác liệt! 3- HOCl –> [HO-] + [Cl+] Tiếp theo thì là cộng AE vào anken như bình thường thôi.

Như vậy là pư: CH3-CH=CH2 + HOCl -> CH3-CH(OH)-CH2Cl Như thế có đúng ko ạ? Vậy Cl(+) sẽ tương tương với H+ (trong HCl) và OH(-) tương đương với Cl- (trong HCl) phải ko ạ?

Phản ứng CaOCl2+ HCl thì clorua vôi đóng vai trò gì ạ, là chất oxi hóa hay đóng cả 2 vai trò khử+oxi hóa ( em thấy trong clorua vôi thì Cl có 2 số oxi hóa, nó sẽ vừa tăng vừa giảm tạo Cl2)???

Thực ra cơ chế của pứ cộng HClO cần có H+, H+ tấn công vào nhóm OH: H+ + HClO => ClH2O^+ => H2O + Cl+. Sau đó Cl+ tấn công vào liên kết đôi, tương tự H+. Sự có mặt của H+ là hoàn toàn có thể, nếu các bạn chú ý: Cl2 + H2O => HCl + HClO. Ok?

Bạn ơi, bạn học lớp mấy vậy? Nếu đã học lớp 10 thì chắc bạn đã quên rồi à? Cl2 + NaOH tạo NaClO rất kém bền, còn I2 thì pứ tốt hơn nữa đấy, do tạo sản phẩm bền! 3I2 + 6NaOH => 5NaI + NaIO3 + 3H2O Với KOH thì pứ xảy ra tốt hơn, vì KIO3 bền hơn NaIO3. H2S2O3 có công thức cấu tạo giống H2SO4, bạn chỉ thay 1 nguyên tử O trong H2SO4 bằng S là xong => Có 2 CTCT đấy nhé! Ok?

1,Cho các dung dịch HBr,NaCl(bão hoà ) K2SO4,Ca(OH)2, NaHSO4,Cu(NO3)2. Có bao nhiêu dung dịch trên tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2

2,Cho 0.1 mol mỗi chất sau vào nước thu được 1 lít dung dịch tương ứng C2H5ONa, CH3COONa (2), C6H5Ona (3) C2H5COOK (4), Na2CO3 (5). Thứ tự tăng dần PH là

3, Cho các chất sau :Analin, anilin, glixerol,ancol etylic,axit axetic, trimetyl amin, etyl amin,benzyl amin. Số chất tác dụng với NaNO2/HCl ở nhiệt độ thường có khí thoát ra là 4. Dãy các chất sau đây có thể tham gia phản ứng tạo polime A.propilen,ainlin,axit metacrilic,cumen B.caprolactam,axit terephtalic,glixerol,axit oxalic C.phenol,xilen,alanin,valin,axit enantoic D.axit ađipic,axit caproic, hexametilen điamin, etilen glicol

Cho tớ hỏi 1 tý : 1-HF là 1 axit yếu nhất trong các H-Hal nhưng có khả năng tạo muối axit còn các H-Hal khác thì không có khả năng này . 2-Do đâu mà có sự khác nhau về tính chất lí ,hóa,cơ học ,điện ,nhiệt … giữa hợp kim và các kim loại thành phần . 3-Vì sao cacbon lại có khả năng tạo ra hàng triệu hợp chất ( hiện nay đã biết hơn 3 triệu ), mà hầu hết là liên kết cộng hóa trị . :bole (

Theo tớ thỳ thế này :24h_048:: -Do năng lượng liên kết H-F quá lớn . -Do độ âm điện của F lớn nên khi tan trong nước ion F- dễ tạo liên kết Hidro với các phân tử HF khác tạo nên các ion phức HF2- ,H2F3-…Do 1 phần các phân tử HF tham gia liên kết nên hàm lượng tương đối H+ trong dung dịch không lớn ,nêm dung dịch HF có tính axit yếu hơn các H-Hal cùng nồng độ . -Trong dd HF có chứa đồng thời các ion HF2-,H2F3-,H3F4-… nên khi trung hòa tạo ra các muối axit như KHF2,KH2F3… :24h_048:

Ba(HCO3)2 có thể pứ với Dd HBr, K2SO4, Ca(OH)2, NaHSO4, Cu(NO3)2: Đáp án 5 dung dịch tác dụng.

Xét tính axit của các axit tương ứng ta có: C2H5OH < HCO3- < C6H5OH < C2H5COOH < CH3COOH => Tính bazơ của (2) < (4) < (3) < (5) < (1). Và pH cũng TĂNG theo thứ tự đó!

Amin bậc 1 hay tổng quát hơn là nhóm NH2 pứ với NaNO2/HCl tạo khí N2 => Alanin [COLOR=Black]NH2-CH(CH3)-COOH; anilin [/COLOR][COLOR=Black]C6H5-NH2[/COLOR]; etylamin [COLOR=Black]C2H5-NH2 [/COLOR]và benzylamin [COLOR=Black]C6H5-CH2-NH2[/COLOR]có thoả mãn (4 chất). Riêng [COLOR=Black]C6H5-NH2 nếu pứ ở 0-5độ C thì k có khí thoát ra.[/COLOR]

Đáp án là D (các chất TÔ màu đỏ trên k tham gia pứ tạo polime. Điều kiện các chất có thể tham gia pứ tạo polime:

  • Có liên kết bội C=C (trừ nhân thơm)
  • Có 2 các nhóm chức có thể pứ với nhau hoặc có thể pứ với chất khác tạo polime như nhóm OH; COOH; NH2… Riêng glixerol chưa thấy tạo polime; còn Phenol lại có pứ tạo polime với HCHO, do tạo HO-C6H4-CH2OH có thể tạo polime (vì có nhóm OH hoạt hoá)

Theo tớ thỳ thế này : 2-Do sự đa dạng về thành phần ,về kiểu liên kết giữa các nguyên tử ,về cấu tạo tinh thể mà có sự khác nhau đáng kể về tính chất lí ,hóa,cơ học ,điện ,nhiệt … giữa hợp kim và kim loại thành phần . 3-Vì các nguyên tử cacbon có khả năng tự liên kết với nhau tạo thành các nhánh ,các vòng và có khả năng tạo thành các kiên kết bội … :24h_048:

Thực ra trong dung dịch nước, HF tồn tại các dạng (HF)2; (HF)3…Do đó trong dung dịch có các cân bằng: (HF)2 <=> H+ HF2^- (HF)3 <=> H+ + H2F3^-… Do đồ bền liên kết H-F lớn nên việc tách H+ là khá kém, do đó HF là axit yếu! Còn tại sao có muối axit thì chắc các bạn đã hiểu! Chú ý:Trong HF lỏng => tồn tại dạng (HF)n dạng mạch thẳng khá dài, với n = 6-10.