Lý thuyết hóa học phổ thông

Tổng quát: Với 1 cặp axit - bazơ liên hợp thì pKa + pKb = 14. Mục này sao bị bỏ quên nhỉ?

Câu hỏi này mở đầu cho một topic rất hay, rất có giá trị, vậy mà hình như chưa được giải đáp thoả mãn (Mời các bạn đọc trang 1 nhé). Tôi mạo muội đóng góp ý kiến nhé, có gì mong anh em bỏ qua. Chất rắn cũng là một loại dung dịch - dung dịch rắn. Trong đó cũng có thể có các cân bằng xảy ra. Khi đun nóng các phân tử dao động mạnh hơn do tác dụng của nhiệt, khi đó cân bằng giữa các chất xảy ra nhanh hơn. Các tạp chất thường có xu hướng chuyển vào phần “linh động” của dung dịch, do đó khi đun nóng thì nó sẽ chuyển về phần đun nóng… Phương pháp này trong Hoá vô cơ cũng dùng để laoị bỏ tạp chất mà ngừoi ta gọi nó là phương pháp “Nóng chảy vùng” (Các bạn có thể dùng từ khoá “nóng chảy vùng” để search trên mạng nhé). Hi vọng làm người hỏi vừa lòng!:cuoimim (

Cho em hỏi 2 câu này: Khi đun nóng HI trong một bình kín
2HI(k) ⇄ H2(k) + I2(k); ở toC có Kc = 1/64 Đáp án nào sau đây là không đúng ? A. Hằng số cân bằng của HI(k) ⇄ ½ H2(k) + ½ I2(k) ở nhiệt độ trên là 1/8 B. Ở nhiệt độ trên HI bị phân li là 20% C. Hằng số cân bằng của H2(k) + I2(k) ⇄ 2HI(k) ở nhiệt độ trên là 64 D. Ở nhiệt độ trên HI bị phân li là 2%

Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các dung dịch muối cùng nồng độ sau: Mg(NO3)2, MgCl2, MgSO4, CuSO4, CuCl2, Cu(NO3)2 Chọn cách dùng dung dịch nào sau đây mà cho thấy không nhận biết được hết các lọ trên A. AgNO3, NH3 B. Pb(NO3)2, KOH C. AgNO3, BaCl2, H2SO4 D. AgNO3, NaOH

và PtPƯ này đúng hay sai ạ: 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 5H2O

Chỉ có một câu không đúng => Vậy đó chỉ là B hoặc D (vì mâu thuẫn nhau) ==> đề ra rất dễ bắt bài! Hihi Từ đó dễ thấy đáp án là D. Gọi số mol HI ban đầu là 1mol, ta có: x^2/(1-2x)^2 = 1/64 <=> x = 0,1 => HI pứ = 2x/1.100 = 20%

Dùng AgNO3 => Nhận được nhóm clorua: MgCl2, CuCl2. Dùng BaCl2 => Nhận được nhóm sunfat: MgSO4, CuSO4 Còn lại nhóm nitrat: Mg(NO3)2; Cu(NO3)2 Dựa vào màu sắc dung dịch có thể phân biệt được mỗi muối trong các nhóm. Vậy đáp án C có thể nhận biết được các muối trên (mà k cần dùng H2SO4) Các đáp án khác đều không nhận biết được tất cả các muối. Vậy bạn chọn đáp án nào? Đây có lẽ là băn khoăn của chính tác giả câu hỏi? Ý của tôi là bài này không có đáp án thoả mãn yêu cầu! Mong các bạn góp ý thêm!

Pứ này có thể xảy ra. Nhưng cân bằng sai, chỗ 5H2O, thực ra chỉ cần 3H2O vì có 4H ở trong NH4NO3 mà tác giả câu hỏi “quên mất”. Hihi

Theo tớ thỳ đáp án không đúng là : D. Ở nhiệt độ trên HI bị phân li là 2% 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O Pt này đúng rồi còn gì !

Mọi người cho em hỏi với: Một hỗn hợp Na,K,Ba,Ca,ALvà Cu nghiền nhỏ trộn dều làm thế nàp để tách riêng từng chất mà không làm thay đổi khối lg ban đầu

Cho hh vào nước (lượng khá lớn nước để dd thu được đủ loãng, đảm bảo cho Ca(OH)2 không kết tủa), thu được 2 phần: DD: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaAlO2, KAlO2, Ba(AlO2)2, Ca(AlO2)2 (I) (DD có thể không còn kiềm) KT: Cu

Sục CO2 dư vào (I) thì dd gồm (kể cả còn hay không còn kiềm): NaHCO3, KHCO3, Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2. Kèm theo KT Al(OH)3 (nung KT -> Al2O3 -> (đpnc) -> Al)

Đun nóng dd sẽ thu được: DD: Na2CO3, K2CO3. (II) KT: BaCO3, CaCO3. (III)

Xử lý (II) bằng CO2 dư, dd thu được là NaHCO3, KHCO3. Cô cạn bớt dd, sau đó làm lạnh thì tách được NaHCO3 kết tủa, còn KHCO3 thì vẫn tan. Cho NaHCO3 vào HCl -> NaCl -> (đpnc) -> Na

Cho kết tủa vào H2C2O4 dư, lắc đều, thu được kết tủa CaC2O4 (m. trắng), phần dd chứa BaC2O4.

CaCO3(rắn) + H2C2O4 -> CaC2O4(rắn) + H2O + CO2 BaCO3(rắn) + H2C2O4 -> BaC2O4 + H2O + CO2

Lọc lấy kết tủa, đem xử lý với HCl, rồi cô cạn đến khan, sau đó đpnc -> Ca.

Cho HCl dư vào phần dd, cô cạn dd đến khan, HCl và H2C2O4 bay hơi hết, còn lại BaCl2, đem đpnc -> Ba.

Vân và các bạn gửi thêm nhiều bài tách chất nữa nhé.

Quyết ơi, kết tủa ban đầu có thể có Al nữa đấy! Cách tách Al và Cu thì không khó rồi! Phần phân tích trên tôi bổ sung một cách phân tích hiệu quả hơn (thực tế hơn). Phân tích (I) coi như Ok nhé. Phân tích (II): Cho (II) + HCl dư rồi cô cạn được KCl và NaCl rắn. Dùng phương pháp kết tinh nhiều lần dựa vào độ tan khác nhau của KCl và NaCl phụ thuộc vào nhiệt độ: Độ tan của NaCl tăng thay đổi rất ít theo nhiệt độ, hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm NaCl và KCl vào nước nóng đến bão hoà, sau đó hạ dần nhiệt độ xuống, KCl sẽ tách ra ở dạng tinh thể! Khi tách KCl hoàn toàn thì chỉ cần cô cạn dd còn lại là thu đc NaCl tinh khiết. Phân tích (III): Dùng muối oxalat là không ổn, thực tế người ta có thể dùng K2Cr2O7 trong CH3COOH, khi đó chỉ có BaCrO4 kết tủa (do tích số tan bé), còn CaCrO4 tan được trong CH3COOH. Tách kết tủa BaCrO4 hoà tan bằng HCl –> BaCl2 ==> BaCO3 (loại CrO42-)=> BaCl2 =đpnc => Ba Ca2+ => CaCO3 => CaCl2 =đpnc=> Ca.

Cho em hỏi Kc của hai pư nay sao lại khác nhau dc

2HI(k) ⇄ H2(k) + I2(k); có Kc = 1/64 HI(k) ⇄ ½ H2(k) + ½ I2(k); có Kc=1/8 (cùng điều kiện nhiệt độ)

khác chứ bạn vì hệ số tỷ lượng của tác chất và sản phẩm của 2 pt trên là khác nhau,nếu đây là phản ứng sơ cấp thì khi nhân pư n lần, hằng số cb của pư sẽ lũy thừa lên n lần.Ở đây K1 =(K2)^2.Có thể chứng minh: Pt 1: K1 = [H2][I2]/[HI]^2 Pt 2: K2 = {[H2][I2]}^(1/2)/[HI] => đpcm Thân

Phải chăng bạn đang thắc mắc tại sao cùng một pư, mà chỉ cần thay đổi hệ số tỉ lượng theo một tỉ lệ mà Kc của pư lại thay đổi đúng không. Bạn Hankiner215 đã chứng minh bằng công thức rồi đó. Mình chỉ muốn chứng minh bằng ngôn ngữ thông thường sự hợp lý của điều đó thôi. Tự nhiên không thay đổi theo các cách chúng ta xem xét nó như thế này hay thế khác, khi mà chúng ta chưa tác động trực tiếp đến nó. Ở đây không hề có sự can thiệp trực tiếp nào của con người đến phản ứng trên, mà chỉ có sự tính toán về nó. Điều đó có nghĩa là nếu ta thay đổi hệ số tỉ lượng của các chất trong phương trình thành thế này hay thế khác, thì lượng sản phẩm luôn luôn không đổi trong mọi trường hợp điều kiện phản ứng giống hệt nhau, lượng chất ban đầu cũng phải không khác nhau. Bây giờ, nếu ta chỉ thay đổi hệ số tỉ lượng mỗi chất mà vẫn giữ nguyên hằng số cân bằng thì lượng sản phẩm trong mỗi trường hợp sẽ khác nhau, trái với điều trên. Vậy Kc phải thay đổi mỗi khi thay đổi hệ số tỉ lượng.

Quyết ơi? Bạn đang làm bài tập làm văn à? Nếu vậy thì văn của bạn có vẻ hơi dài dòng nhỉ? Hihi. Theo tôi nếu muốn dùng lời nói để diễn đạt thì chỉ cần thế này: “Mỗi pứ thì sẽ có một hằng số cân bằng khác nhau”. H2+I2 = 2HI và 1/2H2 + 1/2I2 = HI là hai pứ khác nhau (có ai không công nhận không?) nên chúng có hằng số cân bằng khác nhau. Ok? Còn cách tốt nhất thì như haniker215 đã viết ở trên, dựa vào ĐLTDKL là ok. Hoặc các bạn có thể dựa vào Biến thiên thế đẳng áp (delta G)

Fe2O3+3KNO3+4KOH–>2K2FeO4+3KNO2+2H2O Ngoài ra còn có phản ứng : Fe(OH)3+3Br2+10KOH–>2K2FeO4+6KBr+8H2O:015:

Chỉ em cách nhận biết các chất rắn: FeCO3, FeO, Fe2O3 và Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử. Với các đáp án: A. HCl B. NaOH C. HNO3 loãng D. H2SO4 đặc nóng.

Mình nghĩ làm dùng NaOH nhé FeCO3 + NaOH —> Fe(OH)2 + Na2CO3 xuất hiện kết tủa màu xanh dần chuyển màu đỏ Al2O3 tan trong dd NaOH Al2O3 + NaOH ----> NaAlO2 + H2O

ta lấy dd Na2CO3 mới nãy cho vào FeO và Fe2O3 rồi nhiệt độ Fe2O3 + Na2CO3 ----> 2Na3FeO4 + CO2 còn FeO ko tan

Cái này bạn hỏi thật hả?Hihi Bạn biết là delta G của pứ phụ thuộc vào mỗi pứ, nếu thay đổi hệ số của pứ thì delta G cũng thay đổi. Mặt khác DeltaG = -RTlnK. Vì deltaG thay đổi nên K cũng thay đổi. Nói chung bản chất phải xét đến deltaG này! Hi vọng bạn hài lòng! :doctor (

Theo tớ chọn thuốc là NaOH . Đầu tiên nung nóng chất nào tạo ra khí là FeCO3 FeCO3–>FeO+CO2 Hòa các chất vào dung dịch NaOH,chất nào tan là Al2O3. NaOH+Al2O3–>NaAlO2+H2O. 2 chất còn lại nung nóng với NaOH dư.chất nào tan trong NaOH nóng chảy là Fe2O3 .Chất còn lại là FeO. Mặt khác nhận biết bằng HCl cũng được : Hòa tan các chất bằng dung dịch HCl : FeCO3: tạo ra khí và dung dịch có màu lục nhạt . FeO : không tạo ra khí và dung dịch có màu lục nhạt . Fe2O3: dung dịch có màu có màu vàng nâu . Al2O3 : dung dịch không màu .

HCl là đúng nhất đó Darks! Vì dùng NaOH như trên thì pứ Fe2O3 với NaOH đặc chưa được công nhận trong chương trình THPT mà. Ok?

cho em hỏi trong hai mẹnh đề sau mệnh đề nào đúng: A. Bất cứ pư nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học B. Chỉ có pư thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.

Theo mình là mệnh đề B đúng.Còn vì sao mệnh đề A ko đúng thì mệnh đề B đã trả lời rồi,hihi. Ko biết đúng ko?