Lý thuyết hóa học phổ thông

Cho mình hỏi tại sao phenol là axit yếu hơn H2CO3 mà pư dc với Na2CO3 là một muối của axit H2CO3. ptpư: C6H5OH + Na2CO3 -> NaHCO3 + C6H5ONa

Cái này hình như trong diễn đàn có rùi! Axit cabonic có 2 nấc, nấc 1 mạnh hơn phenol còn nấc 2 yếu hơn. Phản ứng trên là hợp lý mà. Chứng tỏ phenol mạnh hơn nấc 2. Còn: C6H5ONa + CO2 + H2O -> C6H5OH + NaHCO3 …-> chứng tỏ nấc 1 mạnh hơn phenol. Ok! Thân!

Hiện tượng là như sau:

  • Khi chạm tay vào nước đá trong tủ lạnh thì tay bị dính vào nước đá.
  • Khi cho 2 viên nước đá vào cốc nước, nếu để gần nhau thì 2 viên nước đá dính lại với nhau. Đề xuất: Thoạt nghĩ có lẽ ta nghĩ là do nước đá lạnh làm đông đá phần nước giữa tay ta và nước đá, hoặc giữa 2 viên nước đá với nhau. Nhưng hãy nghĩ xem, nhiệt độ đông đặc của nước là 273K nên khi ra ngoài môi trường thì nhiệt độ viên nước đá sẽ cao hơn, không thể làm đông nước bình thường được. Sự dính có thể giải thích do liên kết hiđro được hình thành hoặc 1 lý do do mình nghĩ ra là nhiệt độ nước trong tủ lạnh thường là 269K, vẫn có thể làm đông đá nước bình thường. :24h_031: Phần này hơi thiếu liên quan đến hóa 1 chút nhưng theo mình nghĩ có lẽ sẽ liên quan đến cấu trúc tinh thể nước đá, và sự hình thành liên kết hiđro.:1:

Một ý kiến rất hay! Tôi vẫn nghĩ là do khi tiếp xúc giữa hai viên đá thì phần nước “tan ra” tạm thời sẽ bị đông lại và gắn 2 viên đá với nhau! Ý tưởng của bạn làm chúng ta suy nghĩ! Ai đồng ý hay có ý kiến khác không nhỉ?

Cho em hỏi khi điện phân dd mà có mặt H+(phân li từ axit) và ion kim loại đứng trước H (Fe2+ chẳng hạn) thì thứ tự điện phân H+(axit) -> Fe2+ -> H2O có đúng không?

Ở cực âm (catod) nhé bạn: Về nguyên tắc thì đúng như vậy. Vì tính oxi hoá tăng dần theo dãy đó. Nhưng thực tế thì do sự thoát chất khí (H2, O2, Cl2…) luôn có một QUÁ THẾ nhất định, tuỳ thuộc cường độ dòng và điện cực… Với kiến thức THPT thì bạn cứ theo dãy đó. Thứ tự ưu tiên giảm dần là: K+ < Ba2+< Ca2+< Na+< Mg2+< Al3+< H2O < Zn2+< Fe2+…< Pb2+ < H+ < Cu2+ < Fe3+ < Ag+ Chúc bạn học tốt! Thân!

Có các chất Na2SO3, NH4HCO3, Al, MnO2, và các dung dịch Ba(OH)2, HCl. Chỉ bằng phản ứng trực tiếp giữa 2 chất đã cho với nhau, có thể điều chế được bao nhiêu chất khí: A. 6.B. 5.C. 4.D. 3.

Em không hiểu câu này đề hỏi bao nhiêu loại chất khí khác nhau hay là tổng các khí sinh ra từ các phản ứng, kể cả trùng nhau? Mong mọi người giải đáp giùm em để sau này khỏi phải hiểu sai đề dẫn đến sai sót đáng tiếc.

Thì cái đề nó hỏi có bao nhiêu khí được tạo ra ấy mà.Đương nhiên là k tính trùng nhau rùi.MÌnh chọn đáp án B.5 khí là Cl2,H2,SO2,CO2,NH3. MnO2+HCl–>Cl2+MnCl2+H2O NH4HCO3+Ba(OH)2—>Ba(HCO3)2 +NH3+H2O NH4HCO3+Ba(OH)2---->BaCO3+NH3+H2O Na2SO3+HCl—>NaCL +SO2+H2O Al+H2O+Ba(OH)2—>Ba(ALO2)2+H2 Al+HCL–>AlCL3 +H2 NH4HCO3+HCl—>NH4Cl+H2O_CO2 Thân!!!

Cái này là do pứ toả nhiệt làm Na nóng chảy. Thông thường với cũng thể tích như nhau thì dạng hình cầu là có thể tích nhỏ nhất, do đó nó cuộn tròn lại (do tác dụng của sức căng bề mặt). Có đúng không nhỉ? Xin được chỉ giáo thêm cho!:24h_034:

Cho mình hỏi một chút nha trong SGK mình thấy tên gốc chức của CH3NH2 là metylamin còn tên thay thế là Metanamin nhưng theo mình nếu gốc NH2 nếu là nhóm thế thì phải gọi là amino tức là tên thay thế phải là amino metan , ko piết mình có nhầm ko nữa các bạn giải đáp dùm mình nha

Gốc amino chỉ được dùng khi có thêm các nhóm thế khác đính vào thôi bạn ạ. Tên của nó vẫn là metyl amin. Bạn bận tâm cái này làm gì vậy?

Đương nhiên là khác bạn à, HCOOCH3 là 1 este còn CH3COOH là 1 acid! (bạn để ý kĩ: HCOO-CH3 là một este được tạo từ gốc HCOO- (có thể là HCOOH) còn CH3- có thể từ metanol! Trong khi CH3COO-H là một acid, H ở đây linh động; còn nếu là RCOOR’ và R’COOR thì giống nhau chỉ vì 0 có acid HOH (là 1 chất lưỡng tính)) CH3COOH là 1 acid nên phản ứng với NaOH sinh ra CH3COONa còn HCOOCH3 thì lại ra HCOONa!!! Còn với glixerol, nếu tỉ lệ là 1:1, thì sẽ sinh ra 2 sp, một là sẽ thay nhóm OH của C bậc 1, hai là thay của C bậc 2, sp thế vào bậc 1 là sp chính. nếu tỉ lệ là 1:2(CH3COOH nhiều hơn), sẽ thu được 2 sp thế vào 2 C bậc 1, hoặc thế vào 1 C bậc 1, 1 C bậc 2, cũng như trên sp chính là thế vào 2 C bậc 1. nếu tỉ lệ 1:3, sẽ thế vào cả 3 liên kết!!!

Anh em cho mình hỏi, thầy em có công thức để tính về sản phẩm este khi cho axit và rượu tác đụng với nhau. Thầy em chỉ cho khi rượu đơn chức tác dụng với axit có hai nhóm COOH thôi Nếu tỷ lệ 1/1 thi thế một nhóm COOH nếu tỷ lệ 1/2 thì thế hai nhóm COOH

nAxit < nancol< 2nAxit thì tạo ra 2 sản phẩm

Cho hỏi là còn có công thức nào tiện dụng hơn nếu số nhóm chức cử ancol và axit > 2 ko ?

Cho em hỏi Al có tan trong dd NH4Cl hoặc dd Na2CO3 ko? Có các pư này hay ko: Fe2O3 + KOH + KNO3 -> K2FeO4 + KNO2 + H2O (Fe)3+ + (Sn)2+ -> (Fe)2+ + (Sn)4+

  1. Al là kim loại lưỡng tính (mạnh), có thể tan được trong môi trường axit hoặc kiềm. Với NH4Cl 0,1M thì pH khoảng 5,12 và Na2CO3 0,1M có pH = 11,67. Do đó Al có thể tan được trong 2 dung dịch này!
  2. Phản ứng này chỉ xay ra trong điều kiện nóng chảy, vì Fe có thể có số oxi hoá +6.
  3. Tham khảo các giá trị thế khử: E(Fe3+/Fe2+) = 0,77V; E(Sn4+/Sn2+) = 0,15V Vậy Fe3+ oxi hoá hoàn toàn Sn2+ -> Sn4+. Vậy chắc chắn pư này có xảy ra! Thân!

Cho em hỏi câu nì: Cho các phân tử: NO2, CH4, PCl3, PCl5, NH4NO3, CO. Số phân tử mà có công thức electron của nguyên tử trung tâm không tuân theo quy tắc bát tử là : A. 4.B. 5.C. 3.D. 2.

thật ra quy tắc bát tử chỉ đúng với các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 cuả BHTTH vì chúng có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. Kể từ chu kỳ 3 trở đi,với việc xuất hiện cuả phân lớp d làm cho số vân đạo hoá trị tăng lên hơn 4,khi đó ko còn thoả quy tắc bát tử nữa. Trong các công thức mà bạn nêu, nguyên tử trung tâm (NTTT) là nguyên tử có đô âm điện thấp. Số phân tử mà có công thức electron của NTTT không tuân theo quy tắc bát tử theo mình là 2: PCl3 và PCl5 (NTTT là P) Thân!

:24h_033:

:24h_033:Theo tớ các phân tử có cT electron của nguyên tử trung tâm không theo quy tắc bát tử là : NO2,PCl5 . –>Đáp án D Hy vọng là đúng . :24h_024:

Hic.Một sự nhầm lẫn đáng tiếc của mình do cái tật cũ ko bỏ.Bạn Darks đã nhắc cho mình nhớ N trong NO2 có số điện tử lẻ.Thanks bạn nhiều!

chào các bạn , các bạn có tài liệu gì nói về các hiệu ứng chuyển dịch electron không , mình học rồi mà vẫn chưa hiểu lắm , mình muốn hiểu về các sự chuyển dịch electron và các hiệu ứng đó , mong các bạn giúp đỡ.