Lý thuyết hóa học phổ thông

các bạn thử nghĩ xem liệu Ca(OH)2 có bị nhiệt phân không nhé.hôm thầy giáo mình nói là phần “không tan” trong dd sẽ bị nhiệt phân nhưng mình thì khác.mình không nghĩ như vậy,vì mình nghĩ nếu đem phần đó hòa tiếp vào nước thì nó cũng vẫn tan tốt đấy chứ đâu phải không tan.các bạn cho ý kiến nhé

Có thể hiểu ý thầy bạn là phần rắn đem nhiệt phân được , còn trong dung dịch nó bị thủy phân chứ rất nhiêu chất bị phân hủy trước nóng chảy mà ( vấn đề là ở nhiệt độ nào thôi ) Ca(OH)2 -> CaO + H2O ở 520-580 độ C

Thường thì bên sư phạm người ta hay hệ thống, gom mấy tính chất lại với nhau cho đơn giản, học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ như liên hệ giữa tính không tan trong nước và tính dễ bị nhiệt phân của các hidroxit kim loại nặng, mình chưa hề đọc được bất cứ tài liệu nào nói chúng có liên quan đến nhau cả, các thầy cô lúc trước chỉ cho một mẹo là hidroxit nào ít tan thì nó đó dễ bị nhiệt phân. Theo mình thì hai tính chất đó không dính líu trực tiếp đến nhau, nhưng thường đi kèm với nhau nên bên sư phạm mới dạy vậy.

Đi từ trên xuống dưới trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn thì tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần, tính base tăng dần, tính acid giảm dần đúng không mọi người? Mình vừa mới tình được một ngoại lệ như sau: Trong nhóm III A, Tl(OH)3 có tính acid mạnh hơn Al(OH)3 do Tl(OH)3 tan được trong dd NH3, Al(OH)3 thì không Mọi người thử giải thích nó xem nào. À, mọi người ai biết thêm những ngoại lệ kiểu này nữa cứ post lên luôn nhé :).

Cái này có vẻ hơi lạ : Tại sao H3PO3 lại mạnh hơn H3PO4 nhỉ :thandie (
Cho số liệu xịn nha H3PO3 có pKa1 = 1.5 , pKa2 = 6.79 còn H3PO4 có pKa1= 2.148 , pKa2 = 7.21 , pKa3 = 12.32 :danhnguoi Anh em vô giải quyết coi :hun (

Cho em hỏi về các fản ứng này nhé… ai giúp em hoàn thành với… 1/ Điện fân hh KF + 2HF ---->(điều chế Flo) 2/ KClO3 + C + S —> 3/ Và câu này… Để điều chế Kali Clorat với giá thành hạ, ng` ta thường làm như sau : Cho khí clo đi wa nc’ vôi đun nóng, lấy dd thu dc trộn với KCl và làm lạnh. khi đó kali clorat sẽ kết tinh. Viết các pt fản ứng??? Giúp em gấp gấp

Cho hỏi pt điều chế Flo = cách đp hh KF và HF??? và cho em hỏi cách viết rút gọn của pt đp dd KCl hok có màn ngăn Pt đầy đủ nè 2 pt lận… em mún rút gọn 2>> 1 KCl + H2O ~~> H2 + Cl2 +KOH Cl2 + KOH ~~> KCl + KClO3 + H2O

Đầu tiên, moi xin sửa lại các thông số của bạn Bo như sau:

  • H3PO3: pk1 = 2.0; pk2 = 6.7
  • H3PO4: pk1 = 2.12; pk2 = 7.21; pk3 = 12.67 Theo moi: *Trong H3PO3:
  • P có 1 lkết trực tiếp với H, độ dài là 139 pm
  • 1 lk P=Ovới độ dài lk P=O là 150 pm
  • 3 lk P - O-H, độ dài là 155 pm *Trong H3PO4:
  • P có 3 lk P-O-H và 1 lk P=O
  • 1 lk P=O với độ dài lk P=O là 152 pm
  • 3 lk P - O-H, độ dài là 157 pm Giải thích dựa theo mô hình oxihidroxid: O = M - O - H Tuy số oh của P trong H3PO4 cao hơn P trong H3PO3 —> tác dụng phân cực của P+3 yếu hơn P+5 Nhưng do P+3 nối trực tiếp với H mà O trong P=O lại kéo điện e về phía nó mạnh —> lk P-H phân cực mạnh, độ dài lk P-H ngắn hơn độ dài lk P-OH—> H nấc 1 trong H3PO3 dễ ra đi hơn H nấc 1 trong H3PO4 Tương tự cho nấc thứ 2 vì độ dài lk P-OH trong H3PO3 ngắn hơn nên H nấc 2 trong H3PO3 dễ ra đi hơn H nấc 2 trong H3PO4. Vì độ dài lk hơn kém nhau ko nhìu nên các chỉ số pk cũng hơn kém nhau ko nhìu lắm:
  • H3PO3: pk1 = 2.0; pk2 = 6.7
  • H3PO4: pk1 = 2.12; pk2 = 7.21

Ý kiến mình là vậy. Xin ý kiến các anh em. Thân!

*Mình xin lưu ý ken như sau:

  • Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM CHÍNH, tính kim loại tăng dần, tính PK giảm dần vì độ tăng bán kính lớn hơn độ tăng điện tích hạt nhân
  • Đi từ trên xuống dưới trong PHÂN NHÓM PHỤ tính kim loại giảm dần, tính PK tăng dần vì có hiệu ứng co d co f làm 2 e trên vân đạo ns bị giữ chặt hơn *Mình khộng nghĩ Tl(OH)3 tan được trong dd NH3 mà Al(OH)3 ko tan được trong dd NH3 thì bảo rằng tính acid của Tl(OH)3 mạnh hơn Al(OH)3.Mình trôm nghĩ chắc bạn đứng trên quan điểm acid - base nên bạn mới nghĩ như thế đúng ko nè?! Theo ý riêng của mình thì Tl(OH)3 tạo phức với NH3 —> Tl(OH)3 tan trong dd NH3 ( giống trường hợp của Ag —> [Ag(NH3)2]+) còn Al(OH)3 ko tạo phức với NH3 —> Al(OH)3 ko tan trong dd NH3. Ý kiến của mình là vậy. Có gì sai sót anh em góp ý với nhé.Thân!

bi nghĩ: khả năng cực hóa Tl lớn so với Al nên làm phân cực lk OH mạnh hơn nhờ đó mà tính acid cao hơn. Về chỗ khả năng cực hóa bi nghĩ tới tỉ số điện tích\bán kính. Tl có hiệu ứng co d làm bán kính tăng chậm thành ra đi từ Al tới Tl tỉ số này tăng khả năng cực hóa tăng. Còn tại sao Tl có khả năng tạo phức amoni thì… hic bi hông biết :danhnguoi

Chắc bạn bi có bít giản đồ biễu mức năng lượng của các vân đạo theo điện tích hạt nhân chứ nhỉ (E theo chiều tăng Z)?! Theo mình nghĩ Tl sẽ lai hóa các vân đạo đồng năng (tương đối thôi) rồi tạo phức với NH3 giống như trường hợp của Ag mà mình đã nêu trên. Xin bạn bi góp ý thêm với nhé. Thân!

Mấy bác ơi giúp em với " Giải thích tại sao khi làm lạnh, SO3 dễ hóa lỏng thành (SO3)3 và hóa rắn thành (SO3)n.

Hì mấy cái này dễ ko à, cho vào phần Phổ thông mới đúng! Vì SO3 chuyển qua dạng lai hoá sp3(khí là sp2) tạo thành các lk kiểu S-O-S nên mới có hiện tượng trên.

theo mình nghĩ thì các phân tử kết hợp lại để tạo ra pt mới có khối lượng lớn hơn, khó bay hơi hơn mình chưa hiểu nếu chuyển qua sp3 thì có lợi gì.hoahocpro có thể giải thích giõ hơn ko?, cảm ơn nhé :hutthuoc(

Lợi về năng lượng: 1AO-p trên SO3 chuyển từ pi sang sigma (SO3)n giảm thế năng nên bền hơn n :xuong (

Ý bạn Linh là cậu nên mua cuốn Hóa Học Vô Cơ tập 2 của thầy Nhâm để tham khảo thêm :art (

Các anh em cho ý kiến về cái bài trong SGK tí nhỉ: Yếu tố nào trong các yếu tố sau không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng 2KClO3(r) => 2KCl(r) + 3O2(k) Ạ Nhiệt độ B. Xúc tác C. Áp suất D. Độ lớn của tinh thể KClO3 :nghi (

Có 1 vấn đề rất hay nhé: -TH1: chúng ta xét pứ Cl2 + H2O ----> HCl + O2 trong dd Pứ này có E > 0 nên xảy ra ngay tại đk kiện thường. -TH2: xét pứ O2 + HCl <=> H2O + Cl2 trong trạng thái khí Mình đọc sách Hoàng Nhâm thấy nói là dưới 600 độ C thì pứ xảy ra theo chiều thuận(cái này mình cũng đã tính lại theo nhiệt động học chính xác) =>Như vậy chúng ta sẽ có 2 cái hoàn toàn đối nghịch của cùng 1 pứ! :batthan (

+O2 trong dd có nghĩa là O2 hòa tan trong dd? Nhưng p/ứ dưới lại xét Cl2 trang thái khí ----> so sánh được chăng?! +E của bạn ở đây mang ý nghĩa là đại lượng j trong nhiệt động? Bạn nói rõ ra được hem? +Dưới 600 độ nhưng trên bao nhiu độ hả bạn? +2 cái hoàn toàn đối nghịch mà muốn nói ở đây là…(mình chưa hỉu ý bạn, bạn nói rõ thêm nhé.)

Thêm 1 vấn đề cần bàn , em muốn rõ hơn thế nào là 1 phức chất ( định nghĩa về phức chất? ) Điểm khác nhau cơ bản giữa 1 phân tư phức chất với 1 phân tử thông thường là chi ? :danhnguoi Tiện nói về phức chất anh em làm cái này nha :hutthuoc(
Dựa vào cấu tạo hóa học giải thik định tính lực trường tinh thể :suytu ( a/ I- < Br- < Cl- < F-
b/ OH- < H2O :liemkem (

Phản ứng này là sục Cl2 vào nước , xét ở đk chuẩn, theo nhiệt động học thì nó có thể xảy ra tại nhiệt độ thường.OK? Sự đối nghịch là khi dưới 600 độ C thì O2 lại đẩy đc Cl2 ra khỏi HCl, trong khi tại nhiệt độ thường < 600 độ thì pứ trên theo E lại ngược lại! Ý muốn hỏi là làm thế nào có thể giải thích cái mâu thuẫn trên.(Cho đến bây giờ mình vẫn chưa thông đc, hic :ngu ( )