Lý thuyết hóa học phổ thông

Hãy vẽ 3 dạng hình học có thể có của mỗi công thức (SnCl5)- và (SnCl6)-. Dùng thuyết VSEPR để dự đoán hình dạng hình nào thích hợp nhất trong 3 dạng đó (Trích từ đề thi olympic quốc tế 1998)

Thằng (SnCl5)- thì e biết làm rùi, còn thằng (SnCl6)- thi` không biết làm ? Bà con xem rùi giúp e giùm, thanks:24h_049:

H2O lai hoá sp3 nên góc tạo bởi các AO là 10928’ nhưng trong sách cũng có ghi là góc liên kết của phân tử là 104,5 E ko hiểu góc liên kết và góc tạo bởi các AO khác nhau như thế nào? Bà con nào tốt bụng giải thich dùm e với…Thông cảm, ngu lâu dốt bền , khó đào tạo :03: Thanks

Bo_2Q: Đã sửa lại do bài viết sử dụng ngôn ngữ chat và sai chính tả quá nhiều. Tiếp tục vi phạm sẽ ban nick. :ninja (

Hình ảnh lấy từ đáp án đề thi năm 1998

Do khi nhìn vào phân tử thì sẽ không thấy các cặp electron tự do, góc liên kết là góc thật sự trong phân tử (đã xét đến sự đẩy của các cặp e tự do) còn góc định hướng AO là góc lí tưởng của lai hóa trên lí thuyết.

E.g: Choose the answer which best denotes the electronic orientation or electronic geometry of the water molecule => This is a tricky question. The answer is Tetrahedral instead of Bent :cool (

Mọi người cho em hỏi trong phản ứng hữu cơ VD phản ứng este hoá thì K cân bằng có tính nồng độ của nước trong đấy ko vì em thấy có bài tính cả Cm H20 có bài lại ko tính

Thường thì không tính nồng độ của nước do người ta thường coi trong các bài tập dung môi phản ứng là nước còn nếu tiến hành trong dung môi khác thì chắc chắn phải tính H2O vào rồi. Tuy nhiên do đầu đề các bài toán hóa hay không rõ ràng nên tùy cơ ứng biến thôi :021:

  • Ở mức độ phổ thông, khi làm bài toán về phản ứng este hóa có liên quan đến k. Việc bỏ qua nồng độ của H2O sẽ dẫn đến kết quả bị sai, điều này đã có trong 1 số đề đại học rồi. Nếu đi sâu giải thích thì khá phức tạp, chỉ lưu ý là K ở đây được nói đến là kC. AcOH+ EtOH <–> AcOEt+ H2O; kC= [AcOEt]. [H2O] / [AcOH]. [EtOH]

  • Có 1 điều dễ nhầm lẫn giữa kC và các giá trị k cân bằng khác, đơn cử: AcOH + H2O <–> AcO- + H3O+ ; kC=[AcO-].[H3O+] / [H2O]. [AcOH] Hay nói cách khác: kA=kC.[H2O]= [AcO-].[H3O+]/ [AcOH] ( điều này chắc hẳn ai học về điện ly cũng rõ). Thân gửi ^^

Người ta dùng H2O2 vì: Sau khi để lâu ngày các hợp chất của chì chuyển thành PbS có màu đen. Khi cho tác dụng với H2O2 chuyển thành PbSO4 có màu trắng!

Để tính thế khử chuẩn của M+/M ta dựa vào chu trình: M(r)—>M(k)—>M+(k)—>M+(aq) 1 2 3 Vậy deltaG của pứ M(r)–>M+(aq) =tổng của 3 deltaG trên—>E0(M+/M)

Tuy nhiên trong nhiều tài liệu ngoài tổng của 3 deltaG còn có thêm 1 số -4.44 hơi khó hiểu E0(M+/M)= (dG1 +dG2 +dG3)/nF - 4.44

Ông nói gà bà nói vịt :notagree:010:

Vẽ nốt hidro còn thiếu ra cho dễ nhìn rồi dựa theo đúng định nghĩa R,S mà làm, cái này hơi lằng nhằng đoạn xác định nhóm thế hơn cấp thôi.

Trong nhiều tài liệu cụ thể là những tài liệu nào vậy, ở trang bao nhiêu?

Đã sửa lại rồi đấy. Lí do tại sao thì chịu khó đọc lại định nghĩa về danh pháp R/S sau đó tự tay vẽ hình ra chứ mình cũng chả biết giải thích bằng lời thế nào cho bạn đây. Vẽ để giải thích tốn thời gian lắm. Thế nhé

Thân!

bài 1 bạn cân bằng pt<hoặc= hiệu=“” độ=“” âm=“” điện=“”><hoặc= hiệu=“” độ=“” âm=“” điện=“”></hoặc=></hoặc=>

Một nguyên tử cabon được đính với bốn nhóm thế khác nhau được gọi là cabon bất đối xứng(chiral carbon) và một cặp ảnh gương không chồng khít lên nhau gọi là đồng phân đối ảnh(enatiomers) Dựa vào nhóm có tính ưu tiên thấp nhất và hướng(cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ) của các đường nối cho các nhóm còn lại được xác định. Trong đó: R là rectus: bên phải. Cấu hình R là hướng của các đường nối cho các nhóm còn lại là cùng chiều kim đồng hồ S là sinister: bên trái. Cấu hình S là hướng của các đường nối cho các nhóm còn lại là ngược chiều kim đồng hồ. => chỉ cần dựa vào cacbon không đánh dấu s r ta quay các nguyên tử cacbon còn lại theo hướng xác đinh sẽ được cấu hình tuyệt đói của chúng

Giải thích như chú em trên dài dòng 1/Nhìn theo liên kết C*-H (có thể là C*-X với X là nhóm thế có độ hơn cấp bé nhất)

2/Xác định chiều của H (hoặc X) gắn với C* (lên trên hay dưới mp vòng)

3/Nếu H hướng lên trên–>nhìn từ dưới lên dọc theo C*-H nếu độ hơn cấp của các nhóm thế quanh C* theo chiều kim đồng hồ thì cấu hình là R ,ngược lại là S (tương tự với H ở dưới mp vòng)

Khi xét cấu hình R,S theo CT Fisher thì ngược lại (không quan tâm nhóm thế có độ hơn cấp ở trên hay dưới mp) cứ xét độ hơn cấp giảm dần ( không tính H hoặc X) theo chiều kim đông hồ–>S ,ngược chiều–> R

số 4.44 =dGe/nF với dGe la thế đẳng áp chuyển ne trong kim loại ở trạng thái rắn thành ne trong kim loại ở trạng thái khí Vấn đề ở đây là liệu 4.44 có phải là hằng số với mọi kim loại không Không biết chú em có không Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia quốc tế ( của chuyên viên trên bộ tên là Tuấn viết) Sách bài tập của Lê Mậu Quyền (p1-10) Bài giảng vô cơ của PGS-TS Huỳnh Đăng Chính (đã gửi mail cho thầy nhưng chưa thấy reply)

so sánh độ hơn cấp như thế nào cơ mà chứ mấy cái anh chị nói muội hiểu hết rồi. cái này độ hơn cấp so sánh lằng nhằng lắm. muội cũng thử dùng ACD để xác định cấu hình tuyệt đối rồi nhưng phải hiểu bản chất cơ.

1/Theo điện tích hạt nhân:O>N>C>H 2/Nếu cùng điện tích hạt nhân thì so sánh điện tích hạt nhân của các nguyên tử kế bên -C-O > -C-N-C > -C-N-H > -C-C-H

Cho em hỏi: 1/Tại sao (bmin)+ PF6- là chất lỏng ở điều liện phòng nhưng (bmin)+Cl- và Na+PF6- lại là chất rắn 2/So sánh khả năng tạo lk pi giữa carbon và silic ? Si thì có khả năng tạo pi p-d còn C không có d trống nhưng lại tạo được pi p-p mà Si không có vậy so sánh thế nào ạ??

Mọi người ơi giúp em với.Em đang thắc mắc vì sao HF có thể tác dụng dc với SiO2 vậy

Nói sâu ra thì hơi khó hiểu, bạn cứ hình dung việc SiO2 chuyển về dạng bền hơn là SiF4 (chính xác là H2SiF6) sẽ thuận lợi về mặt động hóa học. Do đó phản ứng dễ dàng xảy ra.

1> Chả hiểu em muốn hỏi gì? 2> C ở chu kì 2 nên bán kính bé hơn Si, do đó kích thước AO bé hơn và mật độ electron lớn hơn dẫn đến sự xen phủ các obitan hiệu quả hơn, độ bền liên kết lớn hơn–> C dễ dàng tạo liên kết pi so với Si.