Lý thuyết hóa học phổ thông

Khổ quá. Cái trên chỉ là 1 ví dụ, ko đọc và xem xét kĩ cái ví dụ anh đã nêu ra à. Delta n khi mà nó chuyển dấu, thì Q nó cũng thay đổi theo chiều hướng khác. Và dĩ nhiên cân bằng phải theo chiều khác.

em viết phương trình kp ra xét P NOCl giảm tức là Q tăng vậy theo nguyên lý Kp phải giảm nghĩa là NO, Cl2 giảm, NOCl tăng… vậy rõ ràng chuyển dịch thuận trái sang…

Đã là K thì không giảm, trừ khi đổi nhiệt độ. Ở đây chỉ được nói Q thay đổi cho bằng K thôi. Đọc kỹ cái bài trên anh viết đi.

Nếu cân bằng ở ví dụ của anh mà là A –> B + C thì sau khi giảm 50% áp suất hệ cân bằng, ta sẽ có Q = 1/2 của Kp thôi - tất nhiên là ngược lại với trường hợp trên.

Giải thích giúp em 1 số câu hỏi lý thuyết ạh :notagree 1/Giải thích vì sao CO có khả năng tạo phối trí với các nguyên tử kim loại chuyển típ tạo thành phức carbonyl. ?? CO cho phối trí ở đầu C hay đầu O?? 2/So sánh khả năng dimer hóa của các halogenua của nhôm 3/ I2 không tan trong nước mà tan trong benzen CO2 tan nhiều trong nước hơn benzen O3 tan trong nước nhiều hơn O2 NH3 dễ hoá lỏng

=> 1. Do C trong pt CO lai hóa sp2 có bán kính nhỏ,mật độ e lại lớn, trong khi các nguyên tố chuyển tiếp còn các AO trống, vì thế CO sẽ tương tác mạnh với nguyên tố KL chuyển tiếp, dồn e vào các AOd, tạo ra phức cacbonyl mà NTTT có cấu hình khí hiếm. 3. I2, CO2 pt có momen lưỡng cực bằng 0, vì thế tan trong dung môi ko phân cực dễ hơn.

Em không đồng ý chỗ C lai hoá sp2 … CO có lk 3, cả C và O đều còn 2 e chưa liên kết, CO có 2 tâm. :24h_061: giải thích sự phối trí ở đầu C hay đầu O của CO ??? Anh trả lời các câu hỏi còn lại về CO thử xem nào !!! Và còn các câu khác nữa chứ :notagree:notagree

uk, chỗ sp2 đúng là nhầm. Còn lại đây nè: CO tuy có 2 trung tâm tích điện nhưng O độ âm điện lớn, lai hóa sp nên giữ cặp e chặt hơn nhiều so với Csp => khả năng đưa đôi e ra tạo lk cho nhận khó hơn so với C O3 là phân tử có cực còn O2 thì không. Từ F=> I, độ âm điện giảm dần nên khẩ năng tạo lk cho nhận với Al tăng dần nên k/n đime hóa tăng từ AlF3=> AlI3 tăng dần.( =chứng: AlF3 chỉ tồn tại ở dạng ion, AlCl3 chỉ tồn tại ở ion khi ở trạng thái rắn, ALBr3 và AlI3 luôn tồn tại ở dạng đime ) Nh3 dễ hóa lỏng do nó có khả năng tạo lk H liên pt.

các câu sau em thấy ổn rồi… còn cái CO sao lại đề cập lai hoá ở đây nhỉ… em thấy không ổn lắm… Em cũng được tìm hiểu và giải thích đơn giản thế này: Điện tích hình thức của C 1- … của O là 1 … rõ ràng C tích điện tử nhiều hơn O , dó đó dễ dàng cho đôi điện tử hơn O, thế thôi ^^!

Các bạn cho mình hỏi về một vấn đề nhỏ nhé: Anilin có tác dụng với HNO2 tạo thành khí N2 không? Nếu có cho mình phản ứng và điều kiện luôn nha! Thanks mọi người trước nha!:24h_031:

Cho em hỏi với cấu hình MO với BN có 8 e hoá trị. Tại sao nó không tạo MO (pi x,y)4 mà lại là (pi x)2 (pi y)1 (sigma 2pz)1 ??

Vì liên kết sigma bền hơn liên kết pi, phân tử hay nguyên tử luôn có xu hướng tạo liên kết bền. Chỉ thế thôi bạn ah.

Nói như anh em không đồng ý lắm. vd: tại sao C2 nó không tạo luôn giống BN mà lại tạo (pi x,y)4 !!!

Sau thời gian tìm hiểu em nói thế này, các đại ca xem giúp em nhé :D:D… Chỗ BN ngừoi ta giải thích tính thuận từ là do có cấu hình (pi x)2 (pi y)1 (sigma 2pz)1 nó tạo được như trên là do năng lượng giữa piy và 2pz chênh lệch không quá lớn nên có thể kích thích lên (2pz)1 ^^! … :D:D

giúp nha: bài 1: cho 3 chất sau: êtan, CH3F, CH3OH. a) hãy cho biết tại sao các chất trên có khối lượng phân tử gần nhau nhưng có chất ở thể khí, có chất ở thể lỏng. cho biết chất nào ở thể khí chất nào ở thể lỏng ở 25 độ và 1 atm b) hãy sắp xếp theo thws twj nhiệt độ sôi giảm dần của ba chất trên. giải thích c) hãy sắp xép theo thứ tự hòa tan giảm dần của ba chất trên giải thich:7::03::03::7:

Để phục hồi những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày thường bị xám đen.Hóa chất nào sau đây dùng để phun vào bức tranh để bức tranh trắng (trắc) trở lại ??? A.H2O2 B.H2S C.HgCl2 D.CuSO4 Các bạn giúp mình với…và kèm theo lời giải thích :slight_smile: :danhnguoi

a) Do CH3OH có liên kết hidro giữa các phân tử với nhau,liên kết với nhau chặt chẽ hơn lực tương tác Vandecvan nên nó ở thể lỏng ở đk thường 2 chất còn lại chỉ có lực tuơng tác Vanđecvan yếu, lại có khối luợng phân tử nhỏ nên ở thể khí ở đk thường

b)Nhiệt độ sôi liên quan đến momen lưỡng cực,liên kết hidro Trong 3 chất chỉ có CH3OH có liên kết hidro nen ts của nó lớn nhất 2 chất còn lại thì CH3F do có nguyên tử F âm điện lớn,cấu tạo bất đối xưng hơn etan nên ts của nó lờn hơn etan—>CH3OH>CH3F>C2H6

c)Do CH3OH và CH3F đều tạo liên kết hidro với nước tuy nhiên do O và F cùng 1 chu kì nên bán kính của oxi > flo–>liên kết hidro giữa CH3F và H2O bền hơn –>CH3F>CH3OH>C2H6

Tranh bị đổi màu là do tạo kết tủa PbS màu đen–>cần phải loại bỏ kết tủa này–>dùng H202 là chất oxi hóa mạnh: PbS + 4H202—>PbSO4(không màu) + 4H2O

Nói H2S lai hóa hay không lai hóa đều đúng bởi việc giải thích góc liên kết cũng như sự tương đương của 2 liên kết S-H không cần dựa vào thuyết lai hóa

Tính độ tan của ZnS trong HCL 0.1M và 2M biết K1 và k2 của H2S lần lượt là 10^-7 và 10^-14,nồng độ bão hòa của H2S trong dd là 0.1M Đáp án nó ra 8.33*10^-3M và 0.235M --.vô lý vì S=[HS-] + [H2S]–>[HS-] < 0 Liệu đề bài có vấn đề không khi cho [H2S]=0.1M

H2S thì khả năng lai hoá sp3 giảm mạnh so với H2O, góc liên kết không thay đổi nhiều 92* nên đối với phổ thông thì xem như không có lai hoá là được.

Cái này thì nhầm rồi, CH3F chỉ là phân tử phân cực còn CH3OH có Hidro linh động nên độ tan CH3OH trong nước sẽ lớn hơn nhiều so với CH3F :bidanh(. Số liệu thực nghiệm là độ tan CH3F chỉ có 2.295g/l trong khi CH3OH tan vô hạn trong nước :cuoi (

PbSO4 là màu trắng chứ không phải là không màu "Lead(II) sulfate (PbSO<sub>4</sub>) is a [COLOR=Red]white crystal or powder. It is also known as fast white, milk white, sulfuric acid lead salt or anglesite."[/COLOR] :2one:

ZnS có pKs=21.6, H2S có pKa1 và pKa2 lần lượt là 7.02 và 12.9. Tổ hợp cân bằng lại có ZnS + 2H+ <=> Zn(2+) + H2S K=0.021 Tính cân bằng sẽ ra 0.0112M và 0.352M (sai khác do pKa mình lấy chuẩn theo sách thôi). Còn bạn thấy vô lý chắc do hiểu nhầm [H2S]. Ở đây người ta bảo là dung dịch bão hòa H2S sẽ có nồng độ H2S tối đa là 0.1M chứ đâu có nghĩa là trong dung dịch lúc nào cũng có 0.1M H2S :012: Phải không nhỉ :noel2 (

Ok men (do H2S sinh ra sau pứ) nhưng nếu nói trong dung dịch bão hòa H2S 0.1M (tức có sự chuẩn bị trước về môi trường pứ) vấn đề sẽ khác ([H2S]=0.1M) chỉ nồng độ ở trạng thái cân bằng :nghimat (:nghimat (:nghimat ( (I’m on mobile)