Lý thuyết hóa học phổ thông

Cho 18.4g hh A gồm Fe và Cu tác dụng với 500ml dd AgNO3. Sau phản ứng kết thúc thì thu đc dd B và 49.6 hỗn hợp chất rắn C. Cho dd B td với NaOH dư, lọc kết tủa. Nung kết tủa trong không khí thu đc 16g chất rắn D gồm 2 oxit.

Phân tích cái đề bài cho ku quocbao này: D gồm 2 oxit –> Chỉ có thể là CuO và Fe2O3 (bởi vì AgNO3 nếu có dư sau khi nung sẽ bị thành Ag chứ không phải Ag2O) Điều đó tương đương với việc: Cu và Fe đều tham gia phản ứng đẩy Ag+, và Fe đã hết,còn Cu hết hay chưa thì chưa biết. Giờ tiếp tục nhìn khối lượng hỗn hợp đầu(18.4gam) và khối lượng oxit(16gam). Nếu mà Cu phản ứng hết, thì khối lượng oxit phải lớn hơn khối lượng hỗn hợp. Ở đây ngược lại, suy ra có Cu dư nằm trong thành phần của chất rắn C. Phản ứng ở đây là hoàn toàn, mà Cu lại dư, nên kết luận AgNO3 đã hết.

Tóm lại sau bước phân tích đề bài, ta có: -Fe hết; hỗn hợp oxit gồm Fe2O3 và CuO. -Cu dư; chất rắn C gồm Ag+Cu. -AgNO3 hết.

Từ đây là sang bước dùng công cụ toán để giải quyết. Nhìn sơ qua thấy đề bài cho 3 số liệu, và ta cũng chỉ cần 3 ẩn đó là: x = số mol Fe tổng; y = số mol Cu dư; z = số mol Cu phản ứng.

1 bài toán 3 pt và 3 ẩn thì xong rồi. Nếu đến đây kết quả còn ra âm thì chịu :smiley:

Cho em hỏi tại sao phốt pho trắng P4 không bền?? … có phải là do liên kết trong mạng lưới của P4 là lk yếu vanderwaals ko ạh ??? photpho đỏ hình như ở dạng polyme… vậy các anh cho em hỏi kiến trúc nó như thế nào ạh ??

-Photpho trắng có cấu trúc mạng lưới lập phương gồm những phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực Van de van. Góc liên kết bé hơn so với góc giữa các obitan 3p nên lực căng vòng mạnh–> liên kết P-P kém bền. -Photpho đỏ ở dạng polime gồm nhiều trạng thái kiến trúc khác nhau mà đến nay chưa xác định được, vì vậy tùy cách điều chế mà chúng mang các tính chất khác nhau có màu từ nâu đến đỏ gọi chung là photpho đỏ.

Cái này hình như anh lấy trong sách Hoàng Nhâm… Nhưng em không hiểu thầy ấy nói chỗ “Góc liên kết bé hơn so với góc giữa các obitan 3p” … chỗ ấy là thế nào hả anh… anh giải thích rõ giúp em ??

Sức căng vòng giống như căng vòng Bayer trong cyclopropan đó. Góc liên kết khác nhiều so với góc của orbital chưa liên kết ban đầu, tạo ra lực căng.

Cho em hỏi cấu hình theo MO của HF, HCl, HBr có giống nhau không ạh ?? Tại khi viết cấu hình MO em thấy thường hay xét tổng số e hoá trị rồi viết …?? Dạ các anh có thể chỉ giúp em sự tổ hợp MO trong H2S như thế nào ạh ??

MO của H2O thế nào thì H2S nó như thế. Mà trong các sách vẫn có ví dụ về H2O rồi đấy thôi.

HF,HCl,HBr có cấu hình MO giống nhau, chỉ khác nhau ở mức năng lượng thôi.

dạ sách nào chứ sách nhà em thì không có MO của phân tử 3 nguyên tử như H2O âu :(:(… hjx hjx. Vậy thế anh ơi… mình tổng quát cùng nhóm thì MO nó giống nhau hả anh ??.. còn với nguyên tố nhóm d thì thế nào ạh ??

T biết vật chất là cơ bản, hữu hình. Nó không tự sinh ra và mất đi chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Về cơ bản, Proton và nơtron là những thành phần cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, cùng với các e tạo cho nguyên tử luôn trung hòa về điện. Khi nguyên tử bị phân rã phóng xạ chúng có thể biến thành những hạt mang điện tích. Có thể coi như bị chết đi. Nhưng sự “chết” chúng ta chỉ hay dùng cho những sinh vật sống, còn với vật chất chúng ta nên dùng là sự chuyển hóa.

CHo em hỏi về bảng tuần hoàn theo không gian 2 chiều Flatland… Cách sắp xếp, nguyên tắc các nguyên tố như thế nào ạh … và các số lượng tử cấu hình e của các nguyên tố trong bảng như thế nào ạh ??? cho em vd về vài chất cụ thể với ạh ??

Bạn nên về tra sách… hỏi thế không ích gì nhiều cho bạn đâu… vì nó còn nhiều bài tập liên quan cặp oxi hoá khử nói dễ hiểu là 1 cặp chất sau khi bi khử chất này thì trở thành chất kia vd: Cu2+ /Cu Thế điện cực chuẩn là thế oxi hoá khử của cặp oxi hóa khử ở đk chuẩn bằng cách so sánh với thế cực hydro chuẩn… thế điện cực càng lớn hay càng dương thì dạng oxi hoá càng mạnh và dạng khử càng yếu !!!

hjxhjx… các anh giúp em câu trên này với :(… em hỏi cô giáo cũng không được trả lời ạh!

Và các anh giải thích em 1 tí chỗ này : với các axit HA mà nồng độ lớn hơn 1… vd C = 3M … thì pH < 0 … vậy các axit đó như thế nào ạh ?? … có phải nó thuộc loại siêu axit gì đây ko ạh ??? Còn base mà pH > 14 thì là bazo như thế nào ạh ??

Công thức tinh pH : pH= -log[H+] chỉ đúng với dung dịch loãng thôi , còn dd bạn nói không phải là siêu axit, khái niệm về siêu axit xem ở đây:

còn đây là siêu bazo : Siêu base – Wikipedia tiếng Việt

Bạn giúp mình phân loại, cho khái niệm và nêu ví dụ về các hợp chất chứa C, N, O, H

  1. Hợp chất nitro
  2. Muối của amin với axit vô cơ, hữu cơ
  3. Muối amoni
  4. Aminoaxit hoặc muối aminoaxit
  5. este của aminoaxit

Cảm ơn nhìu nhé!

Minhduy2110 : Lần sau đừng đặt tên topic là help me… hay cái gì khác chung chung tương tự nhé. Sau ngày hôm nay bài này sẽ đc Merge vào với các câu hỏi lý thuyết hóa phổ thông.

Nguyên văn bởi Molti CHo em hỏi về bảng tuần hoàn theo không gian 2 chiều Flatland… Cách sắp xếp, nguyên tắc các nguyên tố như thế nào ạh … và các số lượng tử cấu hình e của các nguyên tố trong bảng như thế nào ạh ??? cho em vd về vài chất cụ thể với ạh ??

Bảng 2 chiều thì không chỉ có của Flatland. Cái bảng của Flatland đã được giới thiệu trong đề 30/4 của tỉnh nào đó trong nằm nào đó - quên rồi. Ngoài ra còn có bảng của Janet.

The Janet Periodic Table<sup>2</sup> is a 2D arrangement of the natural elements. Charles Janet first proposed this form of the Periodic Table in 1929. The Janet form of the Periodic Table has been proposed from time to time by various persons<sup>4</sup>. Acceptance of this table requires minor modification of the periods<sup>7</sup>. According to Winter<sup>8</sup>, the Janet table is preferred by some persons to the standard form. Further information on the Janet table may be found at http://www.meta-synthesis.com/webbook/35_pt/pt.html#j

Các loại bảng tuần hoàn khác này - INTERNET Database of Periodic Tables | Chemogenesis

cho em hỏi 1 số biến đổi toán cơ bản??

eCl2/2Cl- = eCl2/2Cl- + 0.059/2lg(PCl2/[Cl]^2) với P=1atm … thì làm cách nào suy ra được eCl2/2Cl- = eCl2/2Cl- - 0.059lg[Cl]

tương tự với e2H+/H2 = 0.059/2lg([H+]^2/PH2) … làm sao suy được e2H+/H2 = -0.059pH khi P=1atm ??

Từ brom benzen chứa 14C ở vị trí 1 và các hóa chất vô cơ cần thiết , điều chế hợp chất chứa 14C ở vị trí 3: anilin iotbenzen axit benzoic Có thể giúp mình pp điều chế tương ứng với các vị trí o- và m- ? Thanks

cho em hỏi… tại sao khi delta n số mol phản ứng >0 … khi ta giảm áp suất thì cân bằng lại dịch chuyển sach phải ? tăng áp suất dịch chuyển sang trái ?? Và điều ngược lại có đúng không ạh ?? delta n < 0 … giảm áp suất dịch chuyển sang trái… tăng áp suất dịch chuyển sang phải ?? vd ta có cân bằng sau: 2NOCl2 <=> 2NO + Cl2

Có biết nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier ko. Về mặt toán học: Khi tăng hay giảm áp suất hệ, các áp suất riêng phần cũng tăng và giảm. Tuy nhiên do số mũ khác nhau giữa các cấu tử trong định luật tác dụng khối lượng (delta n khác không), làm cho sự thay đổi này dẫn đến cái Kp đang ở trạng thái cân bằng, chuyển sang 1 số khác là Q. Và dĩ nhiên, cân bằng đang ở trạng thái Q phải chuyển dịch ngược lại để đưa giá trị Q này về Kp. Có thể diễn giải hơi khó hiểu, nhưng ví dụ thế này:

A + B –> C (cân bằng pha khí - Kp) Giảm áp suất hệ đi 50%. Tương đương áp suất A,B,C mỗi cái giảm 50%. PA’ = 0.5PA PB’ = 0.5PB PC’ = 0.5PC Và theo đl tác dụng khối lượng, xét tỉ lệ PC/(PAPB), nay tỉ lệ này đã là 2Kp - tức là đạt giá trị Q = 2Kp, phá vỡ cân bằng. Sẽ tạo ra cân bằng theo chiều chống lại sự phá vỡ đó. Ở ví dụ này, là chiều làm giảm Q, tức là giảm C và tăng A,B –> chiều nghịch.

Tất cả đã được khái quát thành Le Chatelier’s principle.

nguyên lý Le Chatelier thì tất nhiên em biết… em viết phương trình kp ra xét P NOCl giảm tức là Q tăng vậy theo nguyên lý Kp phải giảm nghĩa là NO, Cl2 giảm, NOCl tăng… vậy rõ ràng chuyển dịch thuận trái sang… nhưng lúc xem đáp án không hiểu tại sao đáp án xét thêm delta n > 0 hay <0 làm gì… nó có quan trọng với bài không ạh ??