Lý thuyết hóa học phổ thông

nó thụ động hóa trong axit đặc nguội thui chứ… Thụ động ở đây là nó phản ứng chậm chứ đâu phải là ko phản ứng… ban đầu nó phản ứng với lớp vỏ oxit sau đó sẽ đến KL. CrO tan trong axit loãng, Cr2O3 là hợp chất rất bền trơ về mặt hóa học, không tan trong axit. MnO dễ tan trong axit . còn Mn2O3 tan cả trong axit loãng(H2SO4, HNO3) và đặc (H2SO4, H3PO4). nhá FeO thì tan trong axit . còn Fe2O3 lại giống với Al2O3. có cấu trúc rất bền. Al2O3 là những tinh thể gồm ion O 2- Al 3+ . đô bền là do nó có mạng lưới lớn các tinh thể oxit, năng lượng lớn do tương tác tĩnh điện giữa các ion và sự đóng góp của lk cộng hóa trị. vì thế ở nhiệt độ thường Al2O3 trơ về mặt hóa học.

Lai hoá chỉ là 1 qui ước thôi. Nó dùng để giải thích hình dạng phân tử chứ nó không suy ra được hình dạng phân tử. Vậy có nghĩa là, khi cho bạn 1 phân tử, và cho bạn hình dáng của nó; bạn nói nó là lai hoá gì. Chứ không có nghĩa là cho bạn công thức cấu tạo và bạn suy ra nó lai hoá gì để rồi nói nó có hình dạng thế nào. Các công thức về lai hoá này chỉ toàn là công thức kinh nghiệm! Nhớ nhanh thì có thể nhớ theo số lượng liên kết xích ma, cần gì phải công thức dài dòng thế kia :010: Chịu khó học các trường hợp của VSEPR thì giải thích được gần hết hình dạng các phân tử, bỏ cái lai hoá đi được rồi!

ICl và Br2 có những tương tác liên phân tử gì, bạn thử ngồi kể ra xem. Rồi xem tương tác nào của ICl > Br2, dựa vào cái đấy mà nói ICl nóng chảy tại nhiệt độ cao hơn! Ở đây là tương tác London - tương tác mạnh nhất trong Van Der Waals.

Thấp nhất là cái thứ 3 với lk H nội phân tử. Câu viết đỏ kia là không chính xác đâu nhé. Sao lại ko tạo hệ liên hợp toàn phân tử? Và theo bạn, hệ liên hợp toàn phân tử là hệ như thế nào?

PS:Bạn thử nêu 9 bước điều chế cái chất số (1) từ chất đầu của bạn xem nào ;))

Thầy mình có nói về chất Na2O2 ? Vậy đó là chất gì vậy ?

Na2O2 - Peroxide ; giống như H2O2 - nước oxi già - biết rồi chứ gì? Cho Na thay vì tác dụng với nước H2O, cho tác dụng với H2O2 hoặc oxi dư. Ngoài ra còn có: BaO2 - Superoxide. KO3 - Ozonide.

hợp chất Supeoxit có ion supeoxit (O2)- có số oxh là -1/2 như KO2, RbO2… Còn BaO2 thì O- có số oxh là -1, giống của Na2O2, thế thì nó phải là hợp chất peoxit chứ.

sẵn đây các anh nói giúp em về N2O2 ah… ở lớp cô giáo cho bài tập kể tên chất: em nhớ là có N2O2, cô giáo không chấp nhận. cô giáo nói chất này hình thành phức tạp… cái gì mà dimer, trùng hợp gì tùm lum… :D:D .

N2O2 là trùng hợp của NO: 2NO <---->N2O2 Có trùng hợp thì chắc em cũng đã biết vì NO có e độc thân,còn pứ này xảy ra khi nhiệt độ thấp,chỉ biết dưới 0 độ C,N2O2 là chất rắn có màu xanh!!!

Cho mình hỏi tại sao HNO3 lại có tính oxy hóa mạnh mà H3PO4 lại không có tính chất đấy?

H3PO4 P ở mức oxi hóa +5 bền nên H3PO4 khó bị khử, THeo em biết thì HNO3 , N ở mức +5 nhưng góc NO3- , góc này oxi hóa mạnh… lí do… anh cứ xem sách của Hoàng Nhâm có nói rất rõ ^^!!!

Hix!!!Anh hok có sách hóa học vô cơ của Hoàng Nhâm thì sao xem đây Molti ??(giỡn tí thôi nha,kêu anh nói khích đi) !@! Mà anh nghĩ nếu bạn kia có sách chắc cũng hok hỏi làm gì đâu!!! H3PO4 cũng có oxh +5 nhưng vì P liên kết với O bằng các liên kết cộng hóa trị,các liên kết này rất bền,nên dẫn đến PO43- hay H3PO4 bền hơn HNO3, HNO3 có 1 liên kết phối trí do N tạo ra,liên kết phối trí thì kém bền hơn nhiều với liên kết cộng hóa trị của P và O dẫn đến HNO3 kém bền !!! Vì thế H3PO4 hok thể hiện tính oxh,còn HNO3 thể hiện tính oxh!!!

Đúng rồi, nhầm nhọt sang trồng trọt!

H3PO4 cũng có oxh +5 nhưng vì P liên kết với O bằng các liên kết cộng hóa trị,các liên kết này rất bền,nên dẫn đến PO43- hay H3PO4 bền hơn HNO3, HNO3 có 1 liên kết phối trí do N tạo ra,liên kết phối trí thì kém bền hơn nhiều với liên kết cộng hóa trị của P và O dẫn đến HNO3 kém bền !!! Vì thế H3PO4 hok thể hiện tính oxh,còn HNO3 thể hiện tính oxh!!! Chú tìm được chỗ nào viết dòng in đỏ này thì anh xin chịu ^:)^ Cái liên kết cho nhận để phù hợp với bát tử, có thể nói là…cũ rồi _ Có viết công thức cấu tạo axit, nếu không bảo viết theo Lewis thì cũng đừng nên viết cho nhận vào làm gì, cứ viết liên kết đôi ra. Còn độ bền, liên kết cho nhận là 1 loại của liên kết cộng hóa trị, và nó không có sự phân biệt gì với các liên kết cộng hóa trị bình thường. Hơn nữa nếu viết theo kiểu lk cho-nhận, ai bảo là H3PO4 không có lk cho nhận? hơn nữa nếu như vậy, lk cho nhận của H3PO4 chắc chắn sẽ yếu hơn so với HNO3 vì độ dài lk lớn hơn!

Tính oxi hóa, dựa vào Eo của thực nghiệm mà giải thích. còn dựa trên lý thuyết, chỉ là nói suông, vô nghĩa. Nếu có so sánh + giải thích bằng lý thuyết, thường thì chỉ áp dụng cho tính axit, độ bền nhiệt, nhiệt sôi + nhiệt nóng chảy, rất ít khi hỏi đến khả năng oxi hóa.

uj… Eo đó là thế điện cực hả anh Minhduy, em có đọc sách HN có viết thế điện cực của NO3- và H3O+ , em chẳng hiểu là mấy ^^!.. còn kém lắm, anh giải thích giúp em với cái, còn thế điện cực của H3PO4 thì sao hả anh. anh nói luôn giúp em ah ?

Anh nói tới cái Eo thì em chịu!!!Nhưng em cũng có tài liệu nói về vụ này,mặc dù hok kĩ lắm,còn cái liên kết phối trí anh kêu cũ là sao??Em thấy vẫn dùng bình thường mà,và các thầy cô em cũng ghi bằng liên kết phối trí thay bì ghi liên kết đôi !!!Bản chất thì liên kết phối trí cũng là liên kết cộng hóa trị,nhưng theo em nghĩ thì liên kết phối trí do 1 phía bên N đưa ra sẽ sơ sài,kém bền hơn là liên kết do cả 2 bên đều đưa ra như P-O !!!Em chỉ học trường bình thường nên chỉ biết so sánh theo cách nói suông này thôi àh !!!

Anh không bảo liên kết cho nhận là cũ, mà là cái cho nhận kiểu phù hợp với bát tử mới là vấn đề. Khi đã tham gia lk, cặp e đó là cặp e chung luôn rồi, đâu cần biết nó bắt nguồn từ đâu nữa :-?? Dựa vào các thuyết lk như MO hay VB, đâu thể khẳng định rằng liên kết cho nhận kém bền hơn liên kết cộng hóa trị dạng thông thường.

Bản chất thì liên kết phối trí cũng là liên kết cộng hóa trị,nhưng theo em nghĩ thì liên kết phối trí do 1 phía bên N đưa ra sẽ sơ sài,kém bền hơn là liên kết do cả 2 bên đều đưa ra như P-O !!! Lấy bằng chứng số liệu nhé: liên kết N-O dài 1.21Ao trong khi liên kết P-O dài 1.52Ao. Từ đó suy ra được P-O dễ đứt hơn là N-O ==> ngược với điều trunks nói ở trên chửa? Mà đúng ra thì P-O hay N-O đều có bản chất là lk giống nhau, theo Lewis (bát tử) thì đều là lk cho nhận cả thôi.

Ở loại bài tập cho một kim loại mạnh tác dụng mới dung dịch muối của kim loai yếu hơn(ví dụ như Đinh sắt Fe và dd CuSO4 chẳng hạn) thì lại có khi xảy ra trường hợp khối lượng kim loại tăng lên, có khi khối lượng kim loại lại giảm( lí do vì sao tăng, vì sao giảm)

Tăng khi khối lượng tan ra ít hơn khối lượng bám vào, giảm khi tan ra nhiều hơn bám vào… Cái này kiến thức cấp 2 :24h_123: . chứ hay ho gì chài :24h_091:

uj giời… cũng vậy… có điều anh Au giải thích cho bạn rõ hơn tí… bản chất thì 2 câu thế thui :)):))… ko tin thì bạn cứ đi hỏi xem mấy đàn anh nói sao :)):))… thiệt khổ…

các anh cho em hỏi theo thuyết VB thì chất nào sau đây ko tồn tại tại sao vậy và mình dựa vào nội dung gì của thuyết VB để xác định SF6,BrF7,IF7,ClF7,OF6,I7F thank các anh nhieu:021:

OF6 và FI7 là không thể tồn tại vì nó không còn AO trống để kích thích tạo thành các e độc thân tham gia liên kết

CHo em hỏi,có pt nào dùng để điều chế P trong phòng thí nghiệm hok ???Em tìm nhiều sách nhưng vẫn chưa thấy nói gì về điều này !! !!Thanks !

em chỉ biết pt điều chế p thế này : Ca3(PO4) + SiO2 –> CaSiO3 + P4O10 P4O10 + C –> CO + P