Lý thuyết hóa học phổ thông

cái hệ thức này ở trong sách hoá vô cơ của Nguyễn Hữu Khánh Hưng và Huỳnh Thị Kiều Xuân, em trích nguyên văn trong sách ghi thế này :

"người ta thường phát biểu một cách đơn giản nhưng đầy sai lầm là:

  • delta x =<0.6 liên kết ko phân cực
  • 0.6 =< delta x <2.2 liên kết công hoá trị phân cực"

em không hiểu sai lầm là ở chỗ nào, tại sách nào cũng có hệ thức tương tự như thế, ý người ta nói sai lầm là ở chỗ khác chớ hình như không phải là sai số âu

Có thể ý tác giả ở đây muốn nói tới sự hiểu lầm do quy ước này sinh ra. Khi giữa 2 nguyên tử có sự chênh lệch về độ âm điện dù lớn hay nhỏ thì chắc chắn liên kết giữa 2 nguyên tử đó có cực tính, mấy cái mốc trên kia gây nhiều người hiểu nhầm là khi hiệu độ âm điện nhỏ hơn hoặc bằng 0.6 thì lk không phân cực, cần phải hiểu rõ là nó chỉ là 1 cái mốc để quy ước phân loại liên kết mà thôi. Thân!

tranh thủ cho em hỏi lun nguyên nhân do đâu mà lực Van đe van(Van der Waals) được sinh ra ??các bác giúp em ná ,

cái nì hình như về phần khái niệm thui :dù đã bảo hoà hoá trị hay chưa đều luôn luôn tồn tại một lực tuơng tác điện yếu giữa các tiểu phân , tạo thành lực van der waals

Cho em hỏi, điện phân màng ngăn các dd muối chlorua thì sẽ có sản phẩm là gì? cụ thể là: MgCl2 + H2O->

Lực VDW là lực tương tác giữa các phân tử ( dù có kực day không phân kực) Lực hút:

  • Lực định hướng: Khi các phân tử phân cực lại gần nhau thì các đầu ngược dấu sẽ hút nhau
  • Lực cảm ứng: Các phân tử ko kực lại gân fnhau thì do điện trường tác dụng, các phân tử này bị cảm ứng điện và xuất hiện lưỡng cực cảm ứng. Sau đó các phân tử này lại hút nhau bằng cực ngược dấu
  • Lực khuếch tán: do các lưỡng cực tạm thời xuất hiện trong phân tử. Các phân tử, các e chuyển động ko ngừng, hạt nhân dao động –> mật độ điện tích - và + bị thay đổi –> xuất hiện lưỡng cực tạm thời trong phân tử. Lưỡng cực này tác dụng cảm ứng vơi sphân tử bên cạnh và hút nhau.

Lực đẩy: Khi các phân tử gần nhau, thì mây e bắt đầu xen phủ –> xuất hiện lực đẩy.

Lực VDW ko có tính chọn lọc và tính bão hòa, NL tương tác nhỏ. Lực này giảm nhanh khi tăng khoảng cách giữa các phân tử, và tăng lên khi k/thước và k/lượng phân tử lớn.

Điện phân muối clorua thì tùy vào cation kim loại là gì sẽ cho sản phâm khác nhau

  • Muối Cl- với ion kim loại khử mạnh như: Na+, K+, Ba2+, Mg2+, Al3+ thì cho ra M(OH)n + Cl2 + H2. Vì những ion kl này coi như không bị khử trong quá trình điện phân ( thế khử chuẩn < của H2O ) VD: MgCl2 + H2O-> Mg(OH)2 + Cl2 + H2 ( giống đfmn NaCl thôi )
  • Muối Cl- với ion Kl có tính khử yếu như Fe2+, Cu2+… –> KL + Cl2 VD: CuCl2 –> Cu + Cl2

sao ko ai trả lời câu của em thế !!! c/m : không có vật thể nào có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng c/m khối lượng nghỉ của photon bằng 0 . giải thích rõ giúp em quá trình bán phản ứng oxi hoá khử không ạh. nêu cho em 1 vài ví dụ ạh ??

2 vấn đề trên bạn có thể tìm lời giải đáp bằng việc đọc thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh, trong SGK vật lý 12 chương cuối có đề cập sơ qua cái này (đủ dùng để giải thích câu hỏi của bạn)

Còn vấn đề về bán phản ứng thì bạn hãy ngồi đọc về sơ đồ và nguyên lí hoạt động của pin Ganvani đi rồi thắc mắc cái gì hãy hỏi, hỏi thế chung chung quá không có lợi ích gì cả :danhmay (

Qua cách bạn hỏi thì có thể đoán bạn cần kiến thức ở mức độ thi đại học yêu cầu. Tuy nhiên nói thêm cho đủ thì sản phẩm điện phân còn phụ thuộc vào loại điện cực sử dụng, ví dụ như điện phân dung dịch NaCl đậm đặc bằng điện cực trơ thì sẽ thu được H2 ở catot nhưng nếu sử dụng catot thủy ngân thì sẽ thu được Natri… Trong chương trình thi đại học đề cập tới phần điện phân với catot tan nên bạn cũng cần nắm rõ phần này

Thân!

các bạn tìm thêm nguyên nhân, và giải thich bổ sung thêm cho mình nhé !! trong dãy halogen nhiệt độ sôi & nhiệt độ nóng chảy tăng từ flo đên Iod. đi từ trên xuống bán kính tăng thì độ bền liên kết sẻ giảm, thì nhiệt độ nóng chảy và sôi giảm, còn đằng nầy nó lại tăng. từ clo đến iod đã xuất hiện phân lớp d.ngoài liên kết xitma có thêm liên kết pi giữa vân đạo d trống của nguyên tử thứ nhất với đôi điện tử chưa liên kết của nguyên tử thứ 2. mô hình (x-x) nhưng mình vẩn chưa hiểu chổ,độ bền của liên kết pi (p-d) giảm khi bán kính nguyên tử tăng. nếu theo ý nầy thì đi từ flo đến clo thi nhiệt độ nống chảy tăng, còn đi từ clo đến iod thì n độ nống chảy phải giảm chứ,(bạn nào giải thích zum chổ nầy). mình đọc sách vô cơ có nói 1 đoạn :khi đi từ trên xuống khối lượng phân tử tăng nên n độ nống chảy, sôi tăng.

theo em biết thì đi từ trên xuống bán kính tăng thì độ bền liên kết sẻ giảm khiến cho sự xen phủ bên hông của liên kết pi càng kém hiệu quả dẫn đến độ bền lk pi giảm, nhất là đối với các vân đạo n>5. lúc này chất có xu hướg chuyển liên kết sigma và pi thành 2 liên kết sigma bền hơn, nên nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng. :24h_077::24h_077: không biết đúng không, có gì các anh các bác góp ý ạh.

bạn hiểu sai vấn đề rồi. ở đây khi ta xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy ta ko xét bản chất liên kết trong phân tử mà xét liên kết giữa các phân tử(năng lượng mạng tinh thể). bản chất liên kết trong phân tử chỉ dùng để giải thích nhiệt độ phân hủy. còn nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thì liên quan đến năng lượng mạng tinh thể chứ ( khi sôi, nóng chảy nó đâu có bẻ gãy liên kết x-x , mà bẻ gãy lien kết x2-x2) các bạn hiểu chỗ này ko? như vậy ở nhóm halogen ta biết kiểu mạng là van der walls, năng lượng mạng phụ thuộc vào độ bền liên kết van der walls giữa các phân tử x2-x2. mà độ bền liên kết van der walls phụ thuộc vào 3 yếu tố : tương tác cảm ứng, tương tác định hướng, tương tác khuếch tán. đối với các phân tử ko phân cực như halogen thì tương tác khuếch tán đóng vai trò quyết định độ bền của liên kết van der walls. mà tương tác khuếch tán càng mạnh khi thể tích phân tử càng lớn. vậy tới đây bạn giải thích được chưa? chúc bạn học tốt

do MgCl2 có Mg và Cl deu dien phan Mg2+ ->Mg +2e Cl- +2e -> Cl2 do vay ma day khi dien phan khong có nước

  MgCl2       -&gt; Mg + Cl2

:24h_016:

cho em hỏi chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất, em nghĩ là chất 1 vì không tạo hệ liên hợp toàn phân tử nên H kém linh động nhất => liên kết H yếu nhất nhưng đề bài yêu cầu điều chế từ o-bromtoluen và chất vô cơ em mất tận 9 pt lận, mọi người cho ý kiến

cho em hỏi về lai hóa : theo em biết : n= (số điện tử hoa trị - soh NTTT)/2 + số phối tử với n=2 –> Sp…n=3–> sp2… côg thức trên có đứng với tất cả các trường hợp của lai hóa không ??

cho em hỏi tại sao nhiệt độ nóng chay của Br2 là -7.2 …còn ICl là 27.2

Anh học thì nó phát biểu hơi khác chút,nhưng nội dung chính thì vẫn giống em!!!Anh dùng thì chưa thấy cái nào ngoại lệ cả!!!Còn cái nhiệt độ nóng chảy thì anh hok rành lắm,chỉ biết nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như liên kết …~~~~~~~

thế còn trường hợp với NO2 ah: n= (5-4)/2 + 2 = 2.5 ??? NO2 lai hóa sp2. vậy n phải = 3 chứ ah ?? còn nhiểu trường hợp của C2H2, C2H4 chẳng hạn. đâu thể dùng công thức đó được :(:frowning:

mềnh chưa biết bạn có công thức "n= (số điện tử hoa trị - soh NTTT)/2 + số phối tử " từ đâu cả mềnh chỉ biết được, bất quá, cách tính lai hóa trong các trường hợp đơn giản theo thuyết sức đẩy cặp e thì n=2 là sp, 3 là sp2, 4 là sp3 hoặc sp2d, 5 là sp3d2, d2sp3…nói chung quy tắc này đúng một số trường hợp cơ bản (hợp chất của C,O,N…) để tiên đoán hình dạng phân tử thôi, khi nghiên cứu sang các hợp chất nguyên tố d,f thì không đúng nữa :uong:

Nhiệt độ nóng chảy của một chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Khối lượng phân tử, liên kết giữa các phân tử (liên kết H, vandervan… mà các loại này phụ thuộc vào độ phân cực của phân tử) theo đó có thể dự đoán rằng, những chất có khổi luọng lớn, độ phân cực lớn thì nhiệt độ sôi cao. Trong trường hợp M không chênh lệch nhau nhiều thì liên kết giữa các phân tử đóng vai trò đáng kể. Ở đây độ phân cực của ICl lớn hơn Br2 nên nhiệt độ sôi cao hơn. Trong thực tế những chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là những chất khá trơ về mặt hóa học *khí hiếm) và có khối lượng M nhỏ, vậy có thể nói He và H2(có cấu hình giống He) tiên đoán là những chất có nhiệt độ sôi thấp nhất :uong:

hello. chào mọi người mình là thành viên mới. có j cac bạn giúp đỡ. cho mình hỏi các nguyên tử Mn, Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 hay HNO3 do tạo thành màng oxit mỏng ngăn ko cho nguyên tử tác dụng với cac axit. nhưng các oxit đều là oxit bazo hoặc lưỡng tính, thì nó có thể tác dụng với hầu hết các axit. nhưng sao khi cho các kim loại trên vào các axit đó thì nó lại ko tan trong axit nữa