Lý thuyết hóa học phổ thông

Theo “Thuyết axit-bazơ” của Lewis đưa ra vào năm 1920 thì ta có địnhh nghĩa về axit và Bazo như sau:

  • Axit là chất có thể nhận một đôi electron để hình thành một liên kết cộng hóa trị.
  • Bazơ là chất có một đôi electron có thể hình thành một liên kết cộng hóa trị. Như vậy theo Lewis thì một axit có một obitan hóa trị trống để nhận một đôi electron, còn một bazơ phải có một đôi electron hóa trị chưa tạo nối.
  • Ta thấy định nghĩa axit-bazơ cùa Lewis bao hàm định nghĩa của Bronsted và Lowry. Tức là: Axit là chất cho proton H+, bazơ là chất nhận H+

Tham khảo thêm ở đây: http://chemed.chem.purdue.edu/genchem/topicreview/bp/ch11/lewis.php

Vì 2 chất này đều tham gia phản ứng tráng bạc, nên ko thể nhận biết bằng định tính. Cho nên ta phải nhận biết bằng định lượng. Lấy cùng 1 khối lượng 2 chất . thực hiện phản ứng tráng bạc, nếu chất nào cho mAg nhiều hơn thì là HCHO, còn lại là HCOOH. Vì:

  • nHCOOH < nHCHO
  • HCOOH –> 2Ag, còn HCHO –> 4Ag

Đối với các axit hữu cơ thì việc so sánh tính axit phụ thuộc rất nhiều vào các hiệu ứng cảm ứng và liên hợp. Tuy nhiên em chưa rõ là làm sao để định tính được cảm ứng với liên hợp cái nào mạnh hơn cái nào, hoặc ngay trong cảm ứng với nhau và liên hợp với nhau cũng vậy. :24h_091: Đối với 1 axit hữu cơ thì thường luôn đi kèm các hiệu ứng xen kẽ nhau, mong các sư huynh giảng giải cho đệ với!!! Ví dụ có 1 câu thế này: Sắp xếp tính axit giảm dần của các chất sau: CH2=CH-COOH, C6H5COOH, CH(liên kết 3)C-COOH và CHF2-COOH

C4H6O2 (X1) --O2,XT–> C4H6O4 (X2) --+Y1, H2SO4–> C7H12O4 (X3) --+Y2, H2SO4–> C10H18O4 (X4) --+H2O–> X2 + Y1 + Y2

Biết X1 là andehid đa chức, mạch thẳng Y2 là ancol bậc 2

???

X1: OHC-CH2-Ch2-CHO X2: HOOC-CH2-CH2-COOH Y1: CH3-CH2-CH2-OH X3: HOOC-CH2-CH2-COO-CH2-CH2-CH3 X4: CH3-CH(CH3)-OH X4: CH3-CH(CH3) OOC-Ch2-CH2 - COO-CH2-CH2-CH3

hihi! mình biết tí xíu, hy vọng là không sai:độ bền nhiệt phụ thuộc vào khả năng liên kết của phân tử! do vậy tùy theo khả năng oxi hóa khử của tưng chất mà biết được nhiệt độ nóng chảy của phân tử, chất hoạt động càng mạnh thì nhiệt độ nóng chảy càng thấp…mình biết chỉ có thế thôi!:24h_003:

làm loại bài tập này cần phải lưu ý xem có liên kiết hidro liên phân tử hok nữa!Nếu như mà hợp chất có liên kết H thì sẽ có độ bền nhiệt khác biệt bất thường so với các chất có cấu tạo tương tự mà hok có liên kết H.

-Phân tử khối của một hợp chất có thể có nhiều giá trị khi nguyên tố cấu tạo nên hợp chất có nhiều đồng vị -Tổng số các hạt=số P+số N+số E. P=E nên: +Tổng số hạt=2P + N -Sử dụng BĐT ò số N (đối với đồng vị bền có Z<83): P <N<1,5P để lập 2 BĐT từ đó tim giới hạn của P -Độ đặc của mạng tinh thể luc phương là 74%( muốn chứng minh dựa vào công thức V=Sh) -Để giải các bài toán về dộ rỗng ò nguyên tử cần nhớ đc CT tính Khối Lượng riêng & thể tich của hinh tròn(thể tích nguyên tử) -Hầu hết các nguyên tố hóa họcddeeuf là hỗn hợp của nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố đó là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị :ungho ( :ungho (:ungho (

cho mình hỏi tại sao bán kính nguyên tử không tuần hoàn trong :

  1. phân nhóm IIIA [ B(0.88) ; Al ( 1,43 ) ; Ga ( 1,22 ) ; In ( 1,63 ) ]
  2. chu kì lớn [ Ni ( 1.24 ) ; Cu ( 1,28 ) ; Zn ( 1,33 ) ; Ga ( 1,22 )]

Tất cả những phần bạn đưa ra đều có liên quan đến Ga. Nếu mình không nhầm thì số liệu này đều trong sách của Hoàng Nhâm? Vấn đề ở đây là do số liệu trên là bán kính cộng hóa trị, trong Ga tồn tại liên kết Ga-Ga tạo thành Ga2 nên bán kính nhỏ hơn những KL kia đều là lk KL-Kl trong mạng lưới kim loại. Nếu là bán kính Vandervan thì vẫn sẽ tuần hòan thôi.

cho em hỏi: vì sao trên mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron?cô giáo em đã giải thích nhưng em không hiểu.ai có thể giải thích rõ cho em được không ạ!

theo Pauli: trong một nguyên tử ko thể có 2 điện tử có 4 số lượng tử hoàn toàn giống nhau, vì thế trên một obitan chỉ có thể có 2 điện tử với spin lun trái dấu : 1/2 và -1/2

Pauli đưa ra quy tắc đó là hợp lý, và phổ thông chỉ cần học theo cái đó thôi. Còn muốn đi sâu vào bản chất vấn đề thì ta phải giải một phương trình sóng để rút ra 2 giá tri lượng tử spin.(Cái đó rất chi là cao siêu, mình chỉ áp dụng chứ cũng chẳng giải được!)

anh ơi cái phương trình sóng đó là của Đirac j` dó phải ko anh,

cho em hỏi tí !!em đang học lớp 10 chuyên hoá, em muốn hỏi mấy cái phần nguyên tử về quang phổ, lượng từ ánh sáng, phương trình scrodingơ v…v… em thấy nhiều thứ cao quá mà không ai hướng dẫn, nó có cần thiết nhiều ko anh, bỏ qua phần đó thì học những phần đại cương sau có bị ảnh hưởng j` nhiều ko anh:notagree:notagree

Em cần thiết gì phải học những cái “cao siêu” đấy. Hôm trước anh ngồi nghe giảng về PT sóng mà còn gục lên gục xuống, vì căn bản về mặt Toán học thì chưa thể hiểu được. Mình chỉ cần hiểu về bản chất Vật lý và Hóa học của nó là được rồi. Mấy phần này cũng không quan trọng lắm đâu, vì ở phổ thông dù có học chương trình ĐH thì cũng chỉ áp dụng luôn các công thức, và chưa cần thiết phải hiểu rõ bản chất của nhiều vấn đề. Em học chuyên thì không phải sợ, chắc chắn các thầy cô trường chuyên sẽ ôn kĩ về các mặt cần học một cách bài bản rồi.

Em muốn thì lấy sách lí 12 đó em, trong đó có. Pt sóng schrodinger thì có lẽ là không cần thiết cho hs phổ thông đâu em., bởi vì để giải nó em cần có kiến thức bên toán @-) ( ví dụ đơn giản như Hamiltonian operator, roài giải blah blah ra ,…) còn phổ thì nếu em muốn thi HSGQG thì phải học. Lượng tử as thì học đi em, em không thi HSG thì đằng nào lên 12 cũng học cả :smiley:

thanks các anh nhiều, ở nhà em đang học cuốn vô cơ của Hoàng Nhâm tập 1, có nhiều phần về nguyên tử ko hiểu lắm, có gì nhở các anh giải đáp giúp !!!

các anh chỉ giúp em đề giải thích mấy trường hợp đăc biệt như Ru [Kr] 4d7 5s1 em có hỏi người ta bào giải thích dựa vào qui tắc kinh nghiệm của Slayter và qui luật biến đổi năng lượng ion hóa của nó, các anh giải thích rõ giúp em về "qui tắc kinh nghiệm của Slayter với

Mấy cái đó thì em giải thích thế này: ns2(n-1)dm -> ns1(n-1)d(m+1) E = ( e((n-1)d) - e(ns)) + ( e(d-d) - e(s-s)) Khi đi dọc theo chu kỳ thì AOd ngày càng bền ( năng lượng càng thấp) -> cái hiệu năng lượng đầu tiên sẽ ngày càng âm, âm tới mức cho dù cái sau có dương cũng không thể bù được -> phải chuyển 1 e xuống phân lớp d -> cấu hình e. Ghi chú: cái số hạng đầu tiên là hiệu năng lượng giữa 2 phân lớp, cái sau là lực đẩy: d-d > d-s > s-s. Để hiểu rõ cái này thì em coi cái giản đồ về mức năng lượng giữa các phân lớp. Coi rồi em sẽ giải thích dc VD: vì sao 4s bền hơn 3d ở K, Ca nhưng từ Sc trở đi thì 3d bền hơn 4s ,… :smiley:

Ông con nói Slater quá khó hiểu, ở đây anh sẽ trình bày quy tắc kinh nghiệm của Slater theo kiểu đơn giản hơn. Đầu tiên thống nhất hai điểm

  1. Hạt nhân tác động lên e một lực hút
  2. Lực hút của hạt nhân tác dụng không phải e nào cũng như nhau.

Phương pháp gần đúng của Slater bắt nguồn từ giả định lực hút của hạt nhân lên e lớp ngoài cùng giảm đi nhiều khi càng có nhiều e vớ vẩn khác nằm giữa hạt nhân và e đang xét, hay nói cách khác các e nằm giữa đó đã “cản bớt” lực hút của hạt nhân cho e ngoài cùng (hiệu ứng chắn). Dĩ nhiên chẳng phải e nào chắn cũng như nhau đâu. Ở đây sẽ có bảng giới thiệu các hằng số chắn của các e.

  • Trong cùng phân lớp 1s, hằng số chắn b = 0,35

Chẳng hạn He 1s2, thì điện tích hạt nhân tác động lên một e bất kỳ trong 1s sẽ là Z* = Z - 0,35 = 1,75.

  • Trong cùng lớp thứ n, hằng số chắn b = 0,3

  • Nếu xét e ở lớp n + 1 thì e ở lớp thứ n có b = 0,85

  • Nếu e ở lớp d hay f thì tất cả các e ở lớp trước nó đều có b = 1

  • Nếu xét e ở lớp thứ n thì từ lớp n - 2 trở về sau b = 1.

Năng lượng của một e trong biểu thức hằng số chắn được tính bằng công thức: E = -13,6Z*^2 / n*^2

Giá trị của n’ ứng với n được cho như sau

n(n’) 1(1) 2(2) 3(3) 4(3,7)

Như vậy trở lại ví dụ về Sc, e tiếp theo điền vào 4p hay 3d ?

Nếu e điền vào 4p thì bắt đầu xét:

b = 1 với các e ở 1s, 2s2p (10e) b = 0,85 với các e ở 3s3p (8e) b = 0,3 với các e ở 4s (2e)

==> E theo công thức đã đưa

Nếu e chót điền vào 3d thì 4s là lớp ngoài, không có tác dụng chắn, như vậy

b = 1 ứng với 10e ở 1s2s2p b = 0,85 ứng với 8e ở 3s3p

==> E

Kết quả E ở 3d âm hơn 4s, tức 3d bền hơn. Không tin thử kiểm chứng bằng máy tính.

cho em hói tí, về điểu kiện hình thành liên kết công hoá trị: delta x =<0.6 liên kết ko phân cực 0.6 =< delta x <2.2 liên kết công hoá trị phân cực

trong sách nó ghi đây là một phát biểu đơn giản nhưng đầy sai lầm, vậy sai lầm chỗ nào ạh, nói cho em biết với