Lý thuyết hóa học phổ thông

Nói như anh quangkh chưa hẳn chính xác. Ví dụ nhé: xét trong cùng đk thì tính base của Ba(OH)2> NaOH. Vậy điện tích thì liên quan gì ở đây nhỉ???

cho em hỏi:tại sao ion HSO4- chỉ nhường H+ mà không nhận thêm?

cho em hỏi: pư điện phân dd hỗn hợp CuSO4 và KCl như thế nào?

Vì ở phổ thông H2SO4 được coi là axit mạnh nấc 1, quá trình phân li nấc 1 coi như hoàn toàn H2SO4 -> HSO4- + H+ nên HSO4- chỉ nhường chứ không nhận H+ (quá trình chỉ theo 1 chiều)

Còn thực tế thì HSO4- vẫn có thể nhận H+ nhưng cần điều kiện khắt khe

Đây là điên phân chéo. Giả sử các chất vừa đủ thì: CuSO4+ 2KCl–> Cu+ Cl2+ K2SO4

  • Lượng chất nào dư thì đp tiếp CuSO4+ H2O–> Cu+ H2SO4+ 1/2O2 2KCl+ 2H2O–> 2KOH+ H2+ Cl2

Cụ thể như thế này: CuSO4–> Cu2+ + SO42- KCl –> K+ + Cl- khi điện phần: Catot:Cu2+, K+, H2O (Cu2+ bị khử trc nước, K+ ko bị khử trong dung dịch ) Cu2+ + 2e –> Cu

Anot: Cl-. SO42-, H2O ( Cl- bị oxi hóa trc H2O, SO42- coi như ko bị oxi hóa ) 2Cl- –> Cl2 + 2e

–> PT ion tổng cộng: Cu2+ + 2Cl- –> Cu + Cl2 PTPT: CuSO4 + 2KCl –> Cu + Cl2 + K2SO4 Sau đó, nếu dư chất nào CuSO4 hay KCl, thì chất đó tiếp tục bị điện phân như bạn Kuteboy nói ở trên.

.dùng thuyết Bronxtet hãy giải thích vì sao các chất Zn(OH)2,Al(OH)3,H20,HCO3- được gọi là những chất lưỡng tính :014:

Bạn nên xem kỹ lại lý thuyết, theo Brosted thì chất lưỡng tính là những chất vừa có khả năng cho proton vừa nhận proton H+. Ví dụ như với HCO3- : HCO3- –> CO3 2- + H+ HCO3- + H+<—> H2CO3

Mình nghĩ nếu đã nhắc tới Bronsted thì sách giáo khoa 11 phải nói chứ nhỉ, bạn tìm đâu cho nó khổ !!!

  • Cơ bản chỉ cần nhớ 3 ý chính là vận dụng được: Acid là chất có khả năng cho proton H+, còn base là chất có khả năng nhận proton H+. Còn lưỡng tính thì có thể vừa cho vừa nhận.

Hơ!!! Anh kuteboy àh,bạn ý nói bạn ý chỉ mới học lớp 9 thôi,nên hok bít thuyết Brosted ở chỗ nào là dĩ nhiên!!!Theo anh kuteboy nói thì bạn nên mua 1 quyển sách 11,mà tốt nhất mua lun 3 quyển 10,11,12 lun(do bạn định học vượt cấp dữ dội nên mua phòng thân)!!!

Vì polime là những đại phân tử dính với nhau rất chặt (tương tác giữa từng phân tử là rất lớn)

polime khong có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Thông thường polime không đồng nhất 100% ở mức độ phân tử. Cái này mình đoán thôi, có thể có lý do khác.

2.về amin và kim loại nữa nè: Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối KL nặng thì bị ngộ độc. Miếng cơm cháy ở phía đáy nồi hơi ngọt hơn phần cơm phía trên.

  • KL nặng sẽ tạo phức với các nhóm OH, SH, NH2, COOH… của các phân tử trong cơ thể, đặc biệt là enzyme và protein, làm ức chế hoạt động của các enzyme đó. Đây là cơ chế chính quan trọng nhất.

  • Trong cơm cháy phần tinh bột đã biến thành đường gluco nhiều hơn nên ăn sẽ cảm thấy ngọt hơn

Trong chương trình học thì Hg là kim loại kém hoạt động chỉ tác dụng với H2SO4 đặc tạo thành HgSO4 hoặc có thể là Hg2SO4 và giải phóng SO2

HNO3 là axit mạnh hơn H3PO4 Ở mức PT thì chỉ cần nhớ mức độ mạnh yếu của vài axit thôi

HCl,HNO3, H2SO4 >> H3PO4, H2SO3 > H2CO3

Polime là những đại phân tử, quá trình tan của nó thường trung gian qua giai đoạn trương polime. Nhìn chung thì polime tan kém hơn so với các phân tử thông thường. Tất nhiên cũng phụ thuộc vào cấu tạo mạch và nhóm chức của polime. Còn về độ nhớt thì thể nói độ nhớt của polyme càng lớn thì khối lượng phân tử của nó càng lớn mà khi polime càng lớn thì tan càng khó khăn hơn

Lai hóa sp, sp2 và sp3 thì em đã rõ. Còn mấy cái lai hóa spd thì em không biết nó như thế nào. Thấy trong chương trình của Sing có học về lai hóa spd, mà ngày 1/8 này em phải thi NCT rồi. Mấy anh chị bổ túc kiến thức về lai hóa spd gấp cho em với! Thanks mọi người!

1 vài điều cần biết: xét AXmEn với A : ngtử trung tâm Xm : số nguyên tử bao quanh En : số cặp e tự do

_ AX2E0 : đường thẳng ; sp

_ AX2E1 : gãy khúc ; sp2

_ AX3E0 : tam giác phẳng ; sp2

_ AX2E2 : gãy khúc ; sp3

_ AX3E1 : tháp tam giác ; sp3

_ AX4E0 : tứ diện đều ; sp3

_ AX5E0 : lưỡng tháp tam giác ; sp3d

_ AX4E1 : tứ diện ko đều ; sp3d

_ AX3E2 : hình chữ T ; sp3d

_ AX6E0 : bát diện đáy vuông ; sp3d2

_ AX5E1 : tháp đáy vuông ; sp3d2

_ AX4E2 : vuông phẳng ; sp3d

cho các chât đựng trong bình : CH3COOH,C2H5OH,CH3OH chỉ dùng 1 chất(các điều kiện khác có đủ như đun nóng,làm lanh…) hãy nhận biết bằng pp hóa học nha :24h_032:

Trong bài viết cồn-những tính chất thù vị chưa được nghe lí giải có một thành viên đề cập đến lkgian phân tử.Vậy lk gian phân tử là gì,ai đó có thể lí giải dùm em được không?

có đây cũng ko có gì cao siêu cả nó là liên kết giữa các phân tử không có cực một loại liên kết cực yếu. nói chung chỉ ảnh hưởng tới nhiệt độ sôi ,khả năng bay hơi thôi. chủ yếu tôn tại trong các hợp chất ko có cực như benzen và một số hợp chất hữu cơ khác thân!

Em biết được là theo thuyết này là : -Acid là chất nhận electron -Baz là chất cho electron . Thế có đúng không các anh chị . Anh chị biết về vấn đề này giải thích giúp em và cho em biết nội dung chính xác của thuyết này ạh!!!

Àh cái thuyết acid-bazơ lewis mình cũng biết sơ đến nhưng hok học nhìu đến vì nó ít được ứng dụng hơn thuyết bronstest và thuyết của a-rê-ni-ut bởi vì nó thiếu cơ sở định lượng chặt chẽ(mình cũng chỉ bít thế,nhưng chả bít nó thiếu như thế nào!!!).Thuyết này nó phát biểu như sau: _Axit là những chất có thể nhận cặp electron của chất khác để tạo thành liên kết mi. _Bazơ là những chất có thể nhường cặp electron cho chất khác để tạo thành liên kết mới.

Không được vì cả 2 chất này đều có nhóm -CHO vì thế đều có khả năng tham gia pứ tráng bạc.