Lý thuyết hóa học phổ thông

1 Một số dung dịch muối cũng có tính acid và base, nghĩa là cũng có thể tính được pH của chúng. Việc này hầu như trong phần dung dịch cuốn nào cũng nói đến cả (bạn có thể tham khảo Hoàng Nhâm I).

2 Mình thì không nghĩ có liên kết cho nhận, đó chỉ là định nghĩa cũ của lý thuyết cũ. Xét thử NO2, N tạo liên kết “bền hơn liên kết đơn, kém hơn liên kết đôi” với cả 2 O chứ không “cho nhận” với 1 O nào cả. Theo mình là vậy.

4 Không có acid nào mà Ka1 lại xấp xỉ Ka2 cả. Độ phân ly giữa các nấc chênh lệch nhau rất lớn, thường là 10^4 lần. Còn nguyên nhân vì sao mình vẫn chưa rõ lắm. Tách 1 H+, các liên kết H+ với O còn lại bền lên? Nếu có acid nào mà Ka1 xấp xỉ Ka2 thì lúc đó ta không thể bỏ qua sai số ở một số phương trình theo cách tính gần đúng mà phải tính chính xác. Gọn nhất là dùng hệ phương trình trong đó có biểu thức liên quan các Ka, phương trình bảo toàn nồng độ và phương trình bảo toàn proton.

5 Áp suất của nước phụ thuộc vào lượng nước chứ đâu phải 1 hằng số. Ví dụ : áp suất khi tàu ngầm ở sâu dưới nước 100m nhỏ hơn áp suất khi tàu ở dưới nước 1000m. Còn cái định nghĩa áp suất của nước luôn là 1 hằng số, bằng 1 atm đó mình mới nghe đấy. Chắc bạn đọc nhầm với áp suất không khí ở mực nước biển luôn là 1 atm. (thật ra còn phụ thuộc vào thành phần và nhiệt độ nữa, ở các nước nhiệt đới có nhiều hơi nước, nhiệt độ cao hơn ở ôn đới nên áp suất khí nơi đây sẽ nhỏ hơn.)

1 Tại sao dung dịch phải luôn trung hòa về điện? Mình nghĩ, có thể có dung dịch không trung hòa về điện chứ ( bạn nào biết rõ xin giải thích giúp ^^!)

2 Sự tan hay không tan của 1 hợp chất phụ thuộc nhiều vào bản chất chất tan và dung môi, cụ thể là tương tác giữa chúng. Nếu xét cho cùng thì chất nào cũng tan cả, chỉ tan nhiều hay ít thôi. Thường thì người ta dựa vào các liên kết hidro, liên kết Van de Walls để dự đoán tính tan nhiều hay ít của 1 chất trong 1 dung môi. Xét dung môi là H2O, một dung môi phân cực, dung môi này hòa tan tốt các chất phân cực hay có thể tạo thành liên kết hidro. Còn các chất không phân cực ( mỡ, dầu, benzene,…) tan vô cùng ít trong dung môi này.

3 Từ chuẩn hóa hình như dùng trong chuẩn độ thì phải, mình chưa gặp nó bao giờ nên không biết rõ lắm.

Sự co vân đạo diễn ra ở lớp d và lớp f ấy, e được xếp vào bên trong chứ không phải bên ngoài. Nếu xem bảng số liệu thì ta sẽ thấy có sự thay đổi bán kính đáng kể trong các nguyên tố ở các lớp s, p. Nhưng đối với các nguyên tố nhóm d và f thì sự thay đổi này là rất nhỏ. Thật ra việc giải thích giữa bán kính Ba và Mg trên mình nói chưa chính xác, phải nói là tỉ số giữa điện tích và bán kính Ba2+ lớn hơn của Mg2+ mới đúng. Thì đúng là lực hút tĩnh điện tỉ lệ nghịch bán kính ion : r tăng thì f giảm, r giảm thì f tăng. ^^!

Uhm… diễn đạt ý thế nào nhỉ? Mình không biết nói sao cho bạn hiểu nữa. (ngay cả mình cũng chỉ hiểu ý của mình có 80% thui à ^^!) Nhưng mình thấy có nhiều khả năng nó đúng. Ví dụ như độ tan của MgSO4 4,8 mol/l, CaSO4 0.015 mol/l, SrSO4 7.4 X 10^(-4) mol/l, BaSO4 1.1 X 10^(-5) mol/l là rất phù hợp với lý luận của mình. Với lại hồi nãy mình nói chưa chính xác, cái dùng để so sánh là tỉ số giữa điện tích và bán kính chứ không phải bán kính. ( nếu xét bán kính thì đúng là r Ba2+ < r Mg2+ ) Mình có nói là mình cũng chỉ hiểu ý mình có 80% thôi đó, phần mập mờ là ở đây : điện tích ở đó là… gì? Nếu theo ý mình thì điện tích Ba2+ sẽ lớn hơn Mg2+, điện tích đó là điện tích của cation, nghĩa là 2+ hay là cái gì khác? Mình nhớ có lần thầy giảng về định luật tuần hoàn phụ, sự giống nhau của một số chất nằm theo đường chéo của bảng tuần hoàn như Li và Mg, Be và Al (độ tan của các muối của chúng rất giống nhau). Giải thích hiện tượng này dựa trên tỉ số giữa điện tích và bán kính các ion trên chênh lệch không nhiều, gần bằng nhau. Thế nên mình mới vận dụng nó vào đây. Ngoài ra không biết còn có tác dụng gì khác như sự phân cực hóa anion có xét vào đây không nhỉ (bắt đầu rối rồi đấy ^^!). ở MgSO4 có sự phân cực hóa anion SO4 mạnh hơn ở BaSO4, thế nên liên kết ion trong MgSO4 bị chuyển về thành một phần là ion-cộng hóa trị => kém bền hơn,… Ehèm, phần mảng kiến thức này hình như đi xa khỏi chương trình lớp 10 rồi đấy, topic này lại là bài tập 10 thường nữa…

Em đang đọc cái định luật bảo toàn proton , thấy hơi lơ mơ :notagree
Phiền mấy bro giải mấy bài này cho em :vanxin(
1/ Viết định luật bảo toàn proton với H2O nguyên chất , dung dịch HCl

2/ Câu hỏi tương tự với dung dịch gồm CH3COOH C1 M và CH3COONa C2M :phuthuy (
( ghi rõ trạng thái quy chiếu , chất cho chất nhận dùm nha :hutthuoc( )

Mấy file tài liệu trắc nghiệm nè sưu tầm được đưa mọi người cùng coi :sep (

:dongtopic 1/ Giải thik tại sao Ka1 của axit lại thường lớn hơn rất nhiều so với Ka2 >> Ka3… :sacsua (

2/ Tại sao hằng số Kc trong sách rất hay so sánh với 1 :ninja1 ( Kc với giá trị khoảng bao nhiêu thì gọi là lớn? bé? trung bình ?

NF3 ko có tính bazơ được giải thích là do F có độ âm điện lớn làm giảm tính bazơ , tại sao lại thế , bro nào giải thik cụh thể giùm em?

hi em F là nguyên tố có âm điện lớn nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn phải ko? nên nó có khả năng thu hút điện tử về phía nó mạnh nhất phải ko nè ! mà tính base theo lewis định nghĩa là chất có khả năng cho cặp điện tử phải ko nè! khi N liên kết với F thì khả năng cho cặp điện tử giảm phải ko nè! do F rút e nên cặp điện tử trên N không linh động, nên khó cho phải ko nè! khi đó NF3 thì khả năng cho cặp điện tử coi như là rất khó nên coi như nó ko có tính base do N va F cùng chu kỳ nên khả năng xen phủ đạt hiệu quả , mà hiẹu ứng cảm thì xảy ra theo dọc lk sigma nên nó càng hiệu quả hơn so với các nguyên tố khác chu kỳ như Br hayI

:it ( hi hi đệ mới tậu 1 đống bài tập đây , mọi người coi nhá :thandie (

Đây là hàng loạt câu hỏi Vô cơ sưu tầm hok có lời giải :bepdi( , hay phết mọi người trả lời giùm :art ( . Chúng ta cùng bàn luận nhá , ai trả lời câu nào thì trích dẫn và có số thứ tự đằng trước đó nha. :water (

                             VÔ CƠ - Các Nguyên tố hóa học    :die ( 

1/ Tại sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các hidrua ion cao hơn so với các hidrua hóa trị :ngap (

2/ Tại sao khi điều chế H2 trong PTN người ta thường cho Zn tác dụng với H2SO4 loãng và cho thêm vào đó vài giọt CuSO4 ? Có thay H2SO4 loãng = HCl đặc được ko ? Giải thích

3/ Tại sao khi hoà ta 2 số sunfua trong axit ( VD MnS , FeS , ZnS trong HCl ) ngoài H2S tạo thành ta luôn thấy 1 lượng S kết tủa :ngu (

4/ Sục CO2 vào nước vôi trong tới dư ? Sau đó đun nóng dung dịch có hiện tượng gì? Nếu thay nước vôi trong = Ba(OH)2 or Sr(OH)2 thì có khác gì ko ? :vanxin(

5/ Giải thik độ bền nhiệt tăng theo dãy sau. Tại sao muối oxi axit của kim loại kiềm lại bền hơn so với cùng muối đó của các kim loại khác MgCO3-CaCO3-SrCO3-BaCO3 6/ Giải thik độ tan giảm dần theo thứ tự MgSO4-CaSO4-SrSO4-BaSO4 và độ tan tăng theo thứ tự Mg(OH)2 -Ca(OH)2-Sr(OH)2-Ba(OH)2
7/ Trong các nguyên tố nhóm B , giải thik tại sao từ trái qua phải trong 1 CK thì tính bền của SOH max ( = zm:) e ở ns + zm:) e ở (n-1)d ) giảm dần

8/ Tại sao TiCl4 bốc khói mạnh trong không khí ?

9/ Trong nhóm VI B , từ trên xuống dưới tính bền của hợp chất với SOH +6 tăng dần và tính bền của hợp chất với SOH +3 giảm dần , tại sao ? VD minh họa Tương tự trong nhóm VII B , từ trên xuống dưới , tính bền hợp chất với SOH +2 giảm dần và SOH +7 tăng dần ?

10/ Tại sao nguyên tử các nguyên tố nhóm IB và IA đều có 1e lớp ngoài cùng nhưng các kim loại nhóm IA rất hoạt động ( IB kém hoạt động ) và độ dẫn điện của nhóm IB lớn hơn rất nhiều so với IA

Tạm thế đã nhỉ ? Em đi ngủ đây. Goodnight cả nhà :hocbong (

2/diều H2 trong phòng thí nghiệm người ta dùng H2SO4 hay HCl điều được, ng ta thêm CuSO4 thêm vào để tạp thành pin điện để điều chế H2 nhanh hơn, do ko ảnh hưởng quá thế H2 trên lớp Zn (bọt khí H2). 3/nếu em chắc có S kết tủa thì chỉ có thể xảy ra pư oxi hoá khử mà thôi! 4/khi sục CO2 vào thì ta thấy kết tủa tăng dần, nếu tiếp tục sục vào thì kết tủa dần dần tan ra (tạo muối bicarbonat). còn đối với Ba và Sr thì nó khác nhau độ mạnh tính baze thôi. 10/1A hoạt động hơn vì điện tử lớp ngoài cùng linh động hơn, năng lượng ion hoá nhỏ hơn so với IB vd( K có I1=4.34 còn Cu có I1=7.73) hay nói cách khác hệ số chắn của nhóm IA nhỏ hơn so với IB. dòng điện là sự chuyển dời có hướng của các e, vì thế nhóm IB có số e nhiều hơn nhóm IA nên nó sẽ dẫn điện tốt hơn

1 Vì liên kết ion tốt hơn liên kết cộng hóa trị, muốn phá nó cần năng lượng lớn hơn. (tính không bão hòa, định hướng,…) 2 thường thì người ta không dùng Zn để điều chế H2 vì trong Zn hay có lẫn As, một chất độc. Chất này sẽ bay ra cùng với H2 dưới dạng AsH3 3 Tất cả các phản ứng thực tế đều có thể xảy ra, giống như khi cho Al vào HNO3 thì có một loạt các chất khí như NH3, N2O, NO, NO2, cùng sinh ra một lúc. Trên lý thuyết người ta đơn giản hóa vấn đề đó. (Mà bạn có chắc đó là S chứ không phải tạp chất không vậy?) 4 Sục CO2 vào nước vôi trong đến dư rồi đun nóng sẽ có kết tủa xuất hiện. Tương tự với Sr(OH)2 và Ba(OH)2 7 Mình không nghĩ là giảm dần, mà là lúc đầu tăng rồi sau đó giảm dần. Nguyên nhân là do sự điền các electron vào vân đạo.

Bổ sung thêm để bàn tán cho sôi nổi hen :sep ( .

11/ Tại sao dựa vào nhiệt tạo thành của O4 rất bé ( 0.54 kj/mol ) người ta kết luận nó ko phù hợp với kiến trúc đối xứng ( 4O lk đơn với nhau tạo hình vuông ý :bepdi( ) 12/ Hợp chất hóa học kiểu Bectolit là gì? :matkinh (

Rồi còn mấy cái độ tan của muối và hidroxit các kim loại kềm thổ giải đáp làm sao là hợp lý đây? À Bo_2Q, cái định luật tuần hoàn phụ mà bạn hỏi nó như thế này : (mình chỉ nhớ ý thôi nhé, cách phát biểu mình tìm hoài mà không nhớ đọc nó ở đâu) : Tính chất của một số muối của các nguyên tố đầu chu kì và nguyên tố nằm theo đường chéo ở chu kì lân cận tương đối giống nhau, nguyên nhân là do chúng có tỉ số điện tích và bán kính gần giống nhau. Ví dụ : Li và MG Li2CO3 không tan, MgCO3 cũng không tan Li, có khả năng tạo Li3N giống với Mg hơn các kim loại kềm trong cùng dãy (như Na, K,…)

Cái lk mà càng phân cực thì sẽ càng bền hay càng ko bền ? Tại sao :bepdi(

Như vậy có cơ sở nào để nói lk ion hay lk cộng hóa trị bền hơn ko ? :mohoi ( VD áp dụng giải thích tại sao SnCl4 trong đk phòng là chất lỏng trong khi đó SnCl2 lại là rắn :sep (

Giải thik câu nè " Tính chất cộng hóa trị của 1 oxit càng lớn , oxit càng có tính axit mạnh , tính chất ion càng mạnh thì oxit càng có tính bazơ mạnh :thandie (

Sao ko ai tham gia ý kiến thế nhỉ :ninja1 ( Thêm tí : Làm thế nào để xác định trong 1 dung dịch đâu là dung môi ? đâu là chất tan? Dựa trên cơ sở nào :batthan ( Giải thích cụ thể tại sao các chất phân cực tan tốt trong dung môi phân cực , chất ko phân cực tan tốt trong dung môi ko phân cực :die ( Tại sao hằng số cân bằng là hệ quả của định luật tác dụng khối lượng , nhưng trong đó thừa nhận số mũ trùng hệ số tỉ lượng :hutthuoc( , vậy tại sao đối với hằng số cân bằng thì ĐLTDKL vẫn nghiệm đúng ? :treoco (

Thứ nhất, về việc xác định dung môi, chất tan trong 1 dung dịch. Chất nào chiếm thể tích lớn hơn sẽ là dung môi, thể tích nhỏ hơn thì là chất tan. Điều này đã được quy ước. Nếu tớ ko nhầm thì SGK Hoá lớp 8 có nói vấn đề này :mohoi ( Thứ hai, các chất có cực thường tan rất tốt trong dung môi có cực :lon ( Chất có cực bao gồm các phân tử có cực, vì cặp e dùng chung lệch về phía ntử có độ âm điện lớn hơn nên ở 1 đầu phân tử có điện tích âm (do nhiều e), đầu còn lại mang điện tích dương. Như vậy đầu âm của phân tử này sẽ hút đầu dương của phân tử kia, lấp đầy các khoảng trống giữa các phân tử :sep (.Do đó, nếu trộn chất có cực vào dung môi có cực, các phân tử sẽ sắp xếp xen kẽ vào nhau. Xét trên diện rộng tức là chúng hoà tan vào nhau :bachma ( Các chất ko cực tan tốt trong dung môi ko cực thì đơn giản hơn, do các phân tử này ko hút cũng chẳng đẩy nhau nên dẽ dàng hoà lẫn vào nhau, giống như tình trạng giao thông ùn tắc ở nước ta hiện nay í nhỉ :mohoi ( Đấy là ý kiến của tớ thôi, có thể chưa hoàn chỉnh lắm :bepdi(

Trước khi trả lời câu hỏi dung môi và chất tan, chúng ta quay lại xét một chút các bạn xác định dung môi và chất tan để làm gì. Thông thường với định nghĩa đơn giản (nhưng chính xác!) thì dung môi là chất tử có lượng lớn hơn dung dịch. Trong một số trường hợp hi hữu thì việc xác định dung môi và chất tan hơi khó khăn, nhưng với việc áp dụng định nghĩa trên thì chúng ta đều giải quyết được vấn đề. Việc xác định dung môi và chất tan đa phần nhằm để tính nồng độ và để tính toán cho hệ phản ứng. Ở đây ta phân biệt một chút là mục đích khi trộn lẫn 2 chất vào nhau là ta đã có ý định tạo thành dung dịch hay chỉ đơn thuần là tạo 1 hỗn hợp thôi. Chẳng hạn trong hoá hữu cơ, chúng ta muốn tạo 1 dung môi có độ phân cực theo ý muốn hoặc có tính chất theo ý muốn bằng cách trộn lẫn 2 dung môi vào nhau, ví dụ trộn n-hexan với ethyl acetate theo tỉ lệ 3:1, hoặc trộn phenol với toluen với tỉ lệ khác nhau để nghiên cứu hỗn hợp đẳng phí. Trong những trường hợp này chúng ta không quan tâm cái nào là dung môi hay chất tan, vì mục đích của chúng ta là không tạo thành dung dịch, còn nếu đã muốn tạo thành dung dịch thì ngay từ đầu phải xác định đâu là dung môi và đâu là chất tan rồi , còn nếu đã không xác định được điều này thì những công việc tiếp theo là vô nghĩa, do đó mình nghĩ định nghĩa như strawbery là ổn, đơn giản cái nào nhiều hơn thì nó là dung môi, còn nếu căn cứ vào định nghĩa đó để đố nhau trộn 1 lít rượu với 1 lít nước và hỏi cái nào là dung môi thì vô nghĩa, ngay cả bản thân rượu etylic không lúc nào 100%, nghĩa là nói đến rượu etylic người ta đã hàm ý là có lẫn nước, và để đánh giá người ta dựa vào độ rượu, chứ từ trước đến giờ chẳng ai nói dung dịch rượu và nước cả. Và chuyện xác định dung môi và chất tan chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện dung dịch khi hình thành. Ví dụ, ta lấy kali bicromat hoà tan vào nước, việc làm này khó khăn vì kali bicromat khó tan trong nước, muốn việc hoà tan dễ dàng ta thêm vào 1 ít acid sulfuric đặc, như vậy đến đây nếu ai hỏi dung dịch tạo thành thì cái nào là dung môi, cái nào là chất tan, thì chúng ta quay lại mục đích ban đầu, tạo dung dịch này ra để làm gì, có phải trong dung dịch này chúng ta chỉ quan tâm gần như duy nhất 1 ion, đó là bicromat, và lượng chất tan bicromat là bao nhiêu, muốn vậy chỉ việc đi chuẩn độ, còn nếu muốn xác định cặn kẽ chất nào nhiều hơn để minh bạch rõ ràng cái nào là chất tan, cái nào là dung môi thì việc này vô nghĩa, cho dù có cho KCl vào để lượng clorua nhiều hơn sulfat thì lúc này chẳng lẽ nói ta có dung dịch với dung môi là KCl và chất tan là K2SO4. Còn vấn đề dung dịch thì đến nay mình chỉ nghe có dung dịch dạng lỏng và khí, chưa nghe dung dịch rắn bao giờ, nếu có hỗn hợp hai chất rắn thì ta nói đó là hợp kim, hỗn hống (trường hợp thuỷ ngân)… chứ không ai nói dung dịch bao giờ. Thân

À, mấy cái chuyện bước nhanh bước chậm hả, cái này hồi anh cũng hỏi, rút ra dc KL sơ sơ là, người ta sẽ tiến hành phản ứng, dựa trên nồng độ các chất và tốc độ phản ứng để đề ra cơ chế, có thể có 1 hoặc nhiều cơ chế cho 1 pứ. Để đề ra cơ chế ( tất nhiên đối với pứ vô cơ) phải dựa trên thực nghiệm, từ đó người ta mới giải thích dc bước nào nhanh bước nào chậm.

Mà mấy cái bài yêu cầu đưa ra 1 cơ chế phù hợp ý , em chưa rành lắm cái sp trung gian hoạt động như NO3 , NO2F…gặp chất nào lạ lạ thì toi ^^ Làm sao để em biết nó có tồn tại hay ko? Chỉ có cách đọc nhiều và làm nhiều đúng ko anh? :hun (

Alo mọi người trả lời giùm tại sao chỉ tồn tại muối hidrosunfat của KL kiềm , amoni , Pb nhỉ??? các cation khác tại sao ko thể tạo muối hidrosunfat vậy