Lý thuyết hóa học phổ thông

Chắc là có nhiều loại kết tủa Co(OH)3 cũng như Al2O3 có alfa, beta, gamma. Còn chữ mới, chắc là " mới sinh" vì tích số tan của một số chất khi mới sinh khác với khi để lâu, càng lâu thì tích số tan càng giảm, có nghĩa là bị già hóa

Trong nguyên tử thì electron chuyển động ko ngừng , thế còn hạt nhân thì đứng yên hay cũng chuyển động `? :danhnguoi

Có lẽ hạt nhân cũng chuyển động tại chỗ. Vì theo như mô hình hành tinh nguyên tử thì từ đó suy ra như thế. Còn không biết thuyết hiện đại như thế nào.

So sánh tính bền của liên kết hidro, liên kết cho nhận với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion :cuoimim (

Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của liên kết hidro :ngu (

Liên kết hiđro kém bền nhất. Sau đó đến liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. Nhưng giữa liên kết cộng hóa trị và ion thì khó có sự phân biệt. Nhưng những hợp chất có chứa liên kết ion thì hầu như bền hơn so với liên kết cộng hóa trị.

Độ bền của liên kết hiđro phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Liên kết sẽ mạnh nhất khi 3 nguyên tử X, H, Y năm thẳng hàng. Độ âm điện của X và Y càng lớn thì liên kết hiđro càng mạnh, liên kết hiđro yếu dần theo qui luật F>O>N>Cl, Br,S>P. Nó còn chịu ảnh hưởng bởi phần còn lại của phân tử. AX-H…YB Còn muốn biết rõ hơn nữa thì bạn xem thêm hoá học hữu cơ của Đỗ Đình Rãng!

Uh, mình cũng nghĩ liên kết ion do có lực hút tĩnh điện nên sẽ bền hơn cả, liên kết cùng hoá trị là sử dụng cặp e dùng chung còn liên kết hiđro hình thành khi nguyên tử hiđro đã tham gia liên kết cộng hoá trị với nguyên tử một nguyên tố âm điện mạnh lại tương tác với một nguyên tử âm điện khác có cặp e chưa liên kết.

Anh ơi em đọc trong sách về lai hóa thì em lại ko thấy cái phần tiêu tốn năng lượng ntn? :danhnguoi. Anh có thể nói cho em về phần đó được hok :welcome ( . Tốt nhất là anh chỉ giúp em tài liệu về cái đó :hun (. Thanks nhìu

Hi !

Bất cứ thao tác gì của những orbital đều hao tốn năng lượng, và năng lượng này sẽ được đền bù lại bằng độ bền của liên kết (hiệu quả xen phủ) hình thành. Tài liệu thì quá nhiều, với keyword là hybridization anh đã search sẵn cho chú em ở google kèm theo một số link hay:

[flash]Higher Education Support | McGraw Hill Higher Education

http://chemistry.boisestate.edu/people/richardbanks/inorganic/bonding%20and%20hybridization/bonding_hybridization.htm

http://pages.towson.edu/ladon/carbon.html

http://www.google.com.vn/search?source=ig&hl=vi&q=hybridization&meta=

Thân !

Natri clorua thì làm sao thăng hoa? Nó chỉ chảy rữa rồi sôi thôi. Còn NH4Cl, nói nó thăng hoa cũng không đúng, bản chất là NH4Cl khi bị đun nóng sẽ chuyển về NH3 và HCl ở dạng khí, hai chất này ngay lập tức lại tác dụng với nhau tạo ra các tinh thể nhỏ thành làn khói màu trắng chứ nó không thăng hoa đâu. Về nhiệt độ nóng chảy và sôi thì có lẽ NaCl cao hơn, liên kết ion mừ.

Hi jemimahlin, Thăng hoa là hiện tượng một chất chuyển từ trạng thái rắn sang khí mà không qua lỏng khi được nung trong điều kiện xác định. Một số chất dễ thăng hoa là iot, acid benzoic, cafein…Với NaCl thì khi nung chất này lần lượt chuyển từ rắn sang lỏng và khí nên không được gọi là thăng hoa, còn NH4Cl khi nung thì có hiện tượng chuyển từ rắn sang khí nhưng đó là do phân hủy chứ không phải thăng hoa, chất tạo thành không giống chất ban đầu. Muốn phân biệt hai chất này trên ngọn lửa, thì NaCl cho ngọn lửa màu vàng, NH4Cl phân hủy cho khí có mùi khai. Thân.

các hợp chất cộng hóa trị có liên kết bền và ít bị phân cực như CH4, CCL4… sẽ không bị thủy phân trong nước . có thể nhận thấy dễ dàng các phân tử cộng hóa trị này chủ yếu chứa các nguyên tử thuộc chu kì 2 có bán kính nhỏ nên có liên kết cộng hóa trị bền các hợp chất cộng hóa trị có liên kết bị phân cực mạnh như BCL3, SICL4…sẽ bị thủy phân trong nước. do nước là dung môi phân cực . do đó quá trình thủy phân bao gồm việc hình thành tương tác giữa các cực trái dấu, cắt đứt liên kết cũ và tạo thành liên kết mới năng lượng cũng là yếu tố quan trọng .

trước khi tôi học người ta bảo dd cường toan là hỗn hợp HCl:HNO3 tỉ lệ 1:3 nhưng pư lại là Au + HNO3 + 4HCl–> H[AuCl4] + 2H2O + NO thế nào mới đúng

Cái nào cũng đúng cả. Thêm 1 HCl để tạo môi trường đấy bạn. Nếu không có HCl thì sẽ ra thế này : Au + 3HCl + HNO3 -> AuCl3 + NO + 2H2O Thêm HCl : AuCl3 + HCl -> H[AuCl4] Nhưng thường tỉ lệ nước cường thủy (cường toan) là 4 HCl : 1 HNO3

khí hidro. là chính yếu hidro thực hiện Pư hạt nhân cho ra các NTố (nhiều lắm, ai kể hết nổi )nặng hơn và giải phóng NL. NL ta nhận được chính là các bức xạ với các bước sóng # nhau (từ tia X đến UV, Visible, và hồng ngoại). Khi nào hết lượng H2 nó hết PƯ , MT tắt , nguội, mình cũng ngủm luôn. Yên tâm , còn ba mươi mấy tỉ năm nữa

HCl cho vào để tạo phức làm giảm thế điện cực của Au xuống thui,còn pha thể tích 1:3 chẳng qua để giải thích theo cách cũ.Nói chung thì HCl phải đặc và lớn hơn nhiều HNO3 thì pứ mới xảy ra.

Xét phản ứng của H2 và O2 với xúc tác platin, quá trình xúc tác xảy ra trên khắp bề mặt platin. Theo ý bạn thì trung tâm hoạt động trên bề mặt là sao? Phản ứng theo lý thuyết đúng là sẽ nhanh hơn khi xúc tác nhiều hơn (xúc tác cho nhiều phản ứng hơn). Nhưng do một số phản ứng xúc tác rất nhanh, cộng thêm sự tự diễn biến sau khơi màu nên ta không nhận ra sự khác nhau đó. Thấy rõ việc này qua phản ứng tạo NH3 với xúc tác Fe, cần nhiều Fe chứ không chỉ một ít như trong các phản ứng có xúc tác khác. Hiệu hiệu mức năng lượng giữa các orbital tăng dần khi đi từ trái qua phải trong 1 chu kì, theo mình hiểu là sự chênh lệch mức năng lượng giữa 3p - 3s trong nguyên tố đứng sau lớn hơn nguyên tố đứng trước, ví dụ : hiệu đó trong F lớn hơn Na. Giải thích là do orbital trống hay ít e thì có mức năng lượng thấp hơn orbital nhiều e. Giải thích tương tự với khi đi từ trên xuống dưới trong nhóm A… Còn trong các bước sơ cấp không có quá hai phân tử va chạm thì mình không chắc. Trong hầu hết phản ứng thì đúng là như vậy, vì xác suất 3 phân tử cùng va chạm là ít, nhưng không biết có phản ứng nào va chạm cả 3 nguyên tử, hay thậm chí nhiều hơn cùng lúc không.

Bà con xem em cái điện tích hình thức trong Lewis cái , sách ghi qua loa quá cơ. Có mấy vấn đề sau em cần làm rõ :quyet ( 1/ Em nghĩ trong lk cộng hóa trị thì các nguyên tử đều có thêm e ( góp chung mừ ) thì chả lẽ nguyên tử nào cũng bị âm điện à ( vì số p < số e ) :cool ( ???

2/ Chung quy cái CT tính điện tích hình thức là chi ? :nghimat ( Em thấy sách ghi : điện tích hình thức (Formal Charge) = zm:) e hóa trị - [ zm:) e tự do + zm:) lk] –> cái nào điện tích hình thức cũng bằng 0 à. :bepdi(

3/ Ý nghĩa của điện tích hình thức ? Em thấy sách cấu tạo chất đại cương có đề cập tới việc dựa vào điện tích hình thức để chọn CTCT phù hợp là sao VD 1 bài về vấn đề này cho anh em ta dễ trao đổi :nhau ( : Xét xem trong 2 CTCT sau thì CTCT nào phù hợp với H2CNH A/ H-CH=N-H B/ H-C=NH2 :phuthuy ( [đáp án là A ] Thanks :hocbong (

1/Em đọc sách ko thấy mục tính pH của dung dịch muối nhỉ ? Em thấy vẫn có muối làm quỳ hóa xanh , hóa đỏ nên chắc phải có tính được pH chứ đúng ko? :it (

2/ Mà chưa ai trả lời em cái nè : lk cho nhận có làm ảnh hưởng gì đến sự phân cực ko VD như C=O với C<-O thì C=O có phân cực hơn C<-O ko nhỉ :batthan (

3/ Cái này bạn Ken nói nhưng chưa rõ ý :sep ( Xét với các nguyên tố nhóm A, giải thik tại sao hiệu mức năng lượng giữa np và ns lại biến đổi theo thứ tự sau : Trong 1 CK tăng từ trái qua phải Trong 1 nhóm tăng từ trên xuống dưới :kham ( ( chắc các huynh cũng để ý cái này rồi trong cái giản đồ MO đơn giản ý :thandie ( )

4/ Tại sao thường thì Ka1 của đa axit lớn hơn rất nhiều so với Ka2 >> Ka3 :danhnguoi Nếu có 1 axit nào đó mà Ka1 xấp xỉ Ka2… thì pH tính kiểu gì :liemkem (

5/ Nước lỏng coi có áp suất = 1at phảo ko? :liduc (

1/ Từ " chuẩn hóa" dùng trong hóa học có nghĩa là gì , " thứ nguyên" là gì , " hoạt độ " là gì ? 2/ Tại sao dung dịch phải luôn trung hòa về điện ? 3/ Sự tan hay ko tan trong 1 dung môi phụ thuộc yếu tố gì ( xét dung môi là H2O nha ) ? Có thể dựa vào cấu tạo chất để giải thik tính tan của 1 hợp chất ko ?