Lý thuyết hóa học phổ thông

Hiện tại đang gặp 1 ít khó khăn về mấy các dạng hình trong kgian của 1 số chất như lập phương tâm khối, tâm diên… Mình ko biết vì sao người ta lại xếp nó như vậy, trong lớp mấy thầy cô nói phần đó ko cần xem nhiều nhưng thấy ức lăm?/. Việc xác định như vậy để làm gi?? Bạn nào biết làm ơn nói cụ thể hẹn

Ờ thì cái này là do cấu trúc không gian của các nguyên tố… phụ thuộc vào bán kính nút mạng ô cơ sở rồi một số hàm sóng nữa… anh mua cuốn CẤU TẠO CHẤT VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC của Đào Đình Thức về tham khảo đi… chứ cái này đọc cho biết thôi… chã ai quan tâm trừ khi ôn thi QT… :chan ( hay là một người nghiên cứu khoa học cả anh à :ngungay (

Lãnh vực này thuộc về hình học tinh thể và không dễ nuốt. Thầy cô nói không cần quan tâm tới hình học tinh thể cũng có hai lý do ( đây không phải là sự bào chữa cho sự thiếu sót của thầy cô): Thứ nhất hình học tinh thể không nói lên được liên kết hóa học trong chất rắn. Hình học tinh thể đơn giản chỉ áp dụng các mối quan hệ toán học về đối xứng để tìm ra sự sắp xếp tối ưu trong tinh thể với các tiểu phân sắp xếp là các quả cầu. Các kết luận rút ra từ hình học tinh thể rất có ích cho các phương pháp khác như nhiễu xạ tia X, nhiễu xạ neutron …Toàn bộ 7 hệ tinh thể, 230 nhóm đối xứng và các quy tắc khác trong tinh thể học cơ bản đều rút ra từ hình học tinh thể Thứ hai hóa tinh thể bao gồnm nhiều phần, trong đó có hình học tinh thể và hóa học tinh thể. Địa chất và vật lý chất rắn quan tâm nhiều đến hình học tinh thể, hoá học tinh thể là đối tượng quan tâm của chúng ta và có một ngành học gọi là crystallography chuyên về khào sát cấu trúc và đưa ra các quan niệm về liên kết tinh thể. Rất tiếc là chúng ta chưa có ai đủ trỉnh độ để phân tích và nắm trọn vẹn lãnh vực hóa tinh thể và crystallography cả. Lý do rất đơn giản, chúng ta thiểu cả phương tiện lẫn con người. Tuy nhiên, về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế. Hoá học cho tới nay vẫn là khoa học thực nghiệm nghĩa là anh căn cứ trên kinh nghiệm và kiến thức học được để đưa ra một ý tưởng và cần phải kiểm định là ý tưởng đó bằng thực nghiệm, một quá trỉnh có thể mất hàng chục năm đó bạn. Cái chính là ai trả tiền nuôi sống bạn và gia đình bạn để cho bạn có thể hy sinh cuộc đời để làm công việc tiên phong và cao cả đó. Thực tế là không ai trả (trừ nhà nước) cho bạn làm điều đó cả. Bạn có dám tự mình độc hành trên con đường đó không. Một câu hỏi lớn đó.

về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế.

Phải nóimãng này là cực khó, coi sơ sơ thôi mà cứ rối như tơ vò. Mảng này hình như có hai cấu độ, phân tích cấu trúc bậc 1 và bậc 2, theo như thầy Vũ Đăng Độ thì ở VN chưa có bác nào nghiên cứu đến cấu trúc bậc hai, do yếu tố khách quan lẫn chủ quan ở ta. Đọc xong mà mìhn chia sẽ với bác … :quyet ( .Chúc bác thành công.

Có phải để điều chế ôxi bằng không khí trước hết người ta hóa lỏng không khí xuống dưới âm 196 độ C sau đó chưng cất phân đoạn theo nhiệt độ ttăng dần để thu khí õi hay khộngBà con nào biết xin chỉ giùm tớ với cảm ơnnnhiều

nếu em ko nhớ nhầm tnc của N2 là -182C còn của O2 là -192C ~~> suy ra cách làm… lưu ý không khí phải sạch tức là ko chứa SO2 H2O H2S CO2 và vi khuẩn <có protein ~~> ảnh hưởng lớn đến t*nc)

Giai đoạn đó như sau: không khí sau khi được loại bỏ CO2, bụi và hơi nước, được hóa lỏng chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được khí oxi ở -183 độ C. Sơ đồ SX: Không khí loại bỏ CO2 bằng cách cho không khí đi qua dd NaOH loại bỏ hơi nước dưới dạng nước đá ở nhiệt độ -25 độ C được Không khí khô không có CO2 Hóa lỏng không khí được Không khí hóa lỏng chưng cất phân đoạn ở -196 độ C thu được N2, ở -186 độ C thu được Ar, ở -183 độ C thu được O2

  1. Tại sao tương tác của CO với các chất oxi hoá khác ở trong dung dịch thường chỉ xảy ra khi có mặt với xúc tác ( Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 112). 2.Trong sách Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 114 có nói:“Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách cho axit sunfuric đặc vào axit fomic lỏng và đun nóng”. Cho mình hỏi một cái là axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hoá, CO có tính khử thế thì làm gì tạo ra CO được nữa!!!
  1. Hãy xác định năng lượng nguyên tử hoá của NaF, biết:
  • Năng lượng phân li NaF = 6,686 eV; thế ion hoá của Na = 5,139eV.
  • Ái lực electron của F = -3,447 eV
  1. Năng lượng hoạt hoá của một phản ứng khi không có chất xúc tác là 76 kJ.1/mol ở 27 độ C. Khi có xúc tác và ở cùng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng lên 3,38.10mũ4 lần. Hãy xác định năng lượng hoạt hoá của phản ứng khi có xúc tác.
  2. Có hai phản ứng bậc nhất nối tiếp nhau A–>B(k1); B—>C(k2) nồng độ của B có giá trị cực đại ở thời điểm t tính theo phương trình: t = ln [(k2/k1)/(k2-k1)] a) Viết phương trình động hcọ vi phân cho các chất A, B, C. b) Tỉ số k2/k1 phải như thế nào để t bằng nửa chu kì chuyển hoá chất A?

SS nhiệt độ nóng chảy của: a/ FeCl2 và FeCl3 b/ SnCl2 và SnCl4 c/ Cr2O3 và CrO3

Thực tế các pp nhận biết khí thì đa số học sinh đều nắm vì nó là thuộc về tính chất hoá học rồi nhưng quan trọng hơn là nắm một số phương pháp vật lýtrong các trường hợp đặc biệt vd như kết tinh phân đoạn , dẫn qua màng…

Cái này cho phép tớ thử nói coi nha. Trước hết người ta phun nước vào không khí để tạo điều kiện cho sự hòa tan Oxi trong không khì vào nước.KHi để lắng quá trình oxi hóa Fe(2) thành Fe(3) sẽ diễn ra với sự có mặt của Oxi.Theo lí luận như vạy thì có nhiều khả năng muối Fe(3) sẽ ít tan hơn nhiều so với với muối. Fe(2). và sẽ lắng trong bể lắng. Bước thức 3 dùng để kết tủa hoàn toàn lượng muối sắt còn trong nước và ion Ca 2+ Bước cuối cùng dùng than hoạt tính:Vì than hoạt tính có khả năng hấp phụ rất cao nên được dùng để hấp phụ các tạp chất chưa bị lắng. ( tại lau không ghé qua diễn đàn nên tiên đây nói cho vui…sai xin dc sửa )

cái này thì chỉ có chúa mới biết theo mình thì FeCl2>FeCl3 Cr2O3> CrO3 còn cái kia thì cho bạn hihi

Xét xem bản chất cộng hóa trị của ku nào nhiều hơn từ đó suy ra t* nóng chảy ! chỉ thế thoy chẵng cần lôi Chúa ra đâu…

Nhúng 2 đũa thủy tinh : đũa A vào HCl đậm đặc ,đũa B vào nước amoniac đậm đặc _Nếu để đũa B ở dưới đũa A thì đũa A có 1 luồng khói trắng bốc ra _ Nếu để đũa B ở trên đũa A thì ko có hiện tượng gì xảy ra Giải thích các hiện tượng.Viết PTPU Nếu đũa B được nhúng vào NaOH đậm đặc rồi để dưới đũa A thì có hiên tượng gì ko? Tại sao?

theo nghĩ thì ta dựa vào khả năng nặng nhẹ so jí kk, NH3 nhe hơn nên bay lên, HCl nặng hơn kk nên xà xuống hai chất gặp nhau sinh ra fan ứng và làm ngược lại thì ko. Còn nếu nhúng B vào NaOH thì HCl xà xuống gặp NaOH tạo fản ứng trung tính nên ko thấy hiện tượng, mà ta thấy cóa nước nhỏ xuống. Có lẽ thế

Trong phân tử N(SiH3)3 tại sao có người nói rằng N ở trạng thái lai hoá sp2

Theo tớ thì do ảnh hưởng của các nhóm đẩy e mạnh (SiH3) thì đôi e còn lại của N bị thụ động, ko nằm riêng rẽ được nên đã tạo một liên kết cho nhận, đẩy đôi e vào phân lớp d trống của Si, nên cuối cùng N ở trạng thái lai hóa sp2

A là chất bột lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu chảy A với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất B tác dụng với axit sunfuric chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khủ thành chất A và có thể oxi hóa axit clohiđric thành khí clo. Viết phương trình phản ứng.

Mọi người cho mình hỏi tại sao khi đọc trong phần tích số tan thì thấy một số kí hiệu lạ. Đó là ở chỗ Co(OH)3 thấy có chữ anpha ghi nhỏ phía dưới và một chất nữa đó là Ni(OH)2 thấy có ghi chữ mới. Chịu luôn. Nhờ mọi người giải thích hộ.