Chào các bạn! Tui làm ở Viện nghiên cứu, hướng nghiên cứu của phòng Tui là: 1/ Vật liệu xúc tác xử lý khí thải công nghiệp (VOCs, NO, HỢP CHẤT CHỨA CLO…) 2/ Vật liệu hấp phụ (Zeolit, mesopore MCM-41…) 3/ VẬt liệu màng: tách nước khỏi cồn, tách hỗn hợp 2 chất lỏng, tách khí 4/ cacbon nano 5/ xúc tác nano 6/ vật liệu perovskite có bề mặt lớn 7/ Biodiesel từ mỡ động vật trên xúc tác dị thể 8/ Tổng hợp hữu cơ với xúc tác dị thể Trong các hướng nghiên cứu này, có một vài hướng tui có tham gia, một vài hướng là công việc nghiên cứu của phòng. Các bạn sinh viên hay các cán bộ giáo viên trẻ khoa hóa ai có quan tâm thì cùng hợp tác. Sinh viên các nghành : hóa lý, hóa hữu cơ, hóa vô cơ thì có thể làm đề tài nghiên cứu hay đề tài tốt nghiệp ở phòng tui. CHÀO CÁC BẠN
Bạn có thể nói rõ hơn muốn liên lạc với bạn thì liên lạc ở đâu không??? Các đề tài bạn đưa ra rất hấp dẫn, thanks!!! :dracula ( :doctor (
các bạn nào quan tâm thì có thể liên lạc nói chuyện qua diễn đàn này. Còn muốn trao đổi trực tiếp thì đến cơ quan mình. Địa chỉ là Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, phòng vật liệu xúc tác và công nghệ môi trường. 01 mac dinh chi quan 1 tphcm gap Thien. Chao các bạn
Cho mình hỏi những đề tài này bên ngoài thị trường đã có nơi nào nhận sản xuất không? Nếu chưa thì hướng ra của chúng như thế nào? Tôi cũng nghiên cứu nhiều về chế tạo các loại vật liệu khác nhau (kinh phí tự túc) nhưng khi tìm đối tác sản xuất thì khó gặp lắm. Cho hỏi bên Thien đã nghĩ tới vấn đề này chưa hay nghiên cứu cái đã… Thân
Dây là các hướng nghiên cứu chính của phòng minh. Một số nghiên cứu đã đi vào sản xuất , một số nghiên cứu thì thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nươc. Bên mình nghiên cứu kính phí thì được hỗ trợ bởi nhà nước , chỉ có một số nghiên cứu tự nghĩ ra thì phải tự bò tiền túi. Bên mình xu hướng nghiên cứu là phải ứng dụng được , vì phải ứng dụng được thì mới có tiền để tái đầu tư. Nếu bạn có quan tâm thì cùng hộp tác. THÂN cHAO
Phía illusion đề nghị hợp tác nghiên cứu theo hướng như thế nào. Bên illusion cần người, cần ý tưởng hay cần tài chánh.
Hướng nghiên cứu xúc tác xử lý khí thải rất hấp dận Bạn Thien cho minh hỏi, trong hướng nghiên cứu đấy thì Thien tạo hệ khí ban đầu bằng cách nào và phân tích nó bằng dụng cụ thiết bị gi?
Mọi người ơi!tớ đang điều chế than hoạt tính từ tre. Mà tớ có ít thông tin quá! Tớ lại ko học ngành hóa.Ai đó giúp tớ được ko? tớ có thể tham khảo những tài liệu gì,đã có ai điều chế vật liệu này chưa? Giúp tớ với nhé! tớ còn ít thời gian quá,tớ sắp bảo vệ mất rồi, mà trong quá trình điều chế gặp một số trục trặc,phải làm đi làm lại mãi. Thanks alot!
Chào bạn ! Nghiên cứu khí thải được thực hiện trong một sơ đồ thí nghiệm trong đó nguyên liệu được mang vào lò phản ứng bằng khí mang N2 , Nguyên liệu được hóa hơi (dựa vào áp suất hơi bão hòa) hơi nguyên liệu và sản phẩm được phân tích bằng sắc ký khí (GC) kết hợp với GC_MS. Nếu bạn thích hướng nghiên cứu này thì hôm nào bạn đến phòng nghiên cứu của mình , mình sẽ giới thiệu cho bạn tường tận hơn. Chào
Bạn đọc thêm cuốn hóa chất tinh khiết (mình quên mất tác giả rồi), thư viện tổng hợp 69 Lý Tự Trọng có, hoặc cuốn 600 nghề ít vốn dễ làm. Trong đó có hướng dẫn cách làm than hoạt tính. Hay bạn thử làm theo hướng dẫn sau đây thử xem (cách này do mình đề nghị, chưa thử làm bao giờ nhưng đó là các bước chính của việc chế tạo than hoạ tính):
- Tre đem cưa thành từng khúc nhỏ, cho vào một hộp sắt (hay miễn là cái gì khác cũng được, tuy nhiên cần sạch và chịu được nhiệt độ cao.
- Nung hộp sắt trong lò nung ở nhiệt độ khoảng 900oC, mình cũng không chắc sau khoảng 1 giờ liệu đã thành than hết chưa.
- Sau thời gian nung lấy hộp sắt ra, gỡ than đã ra ngoài. Nếu tre chưa cháy hoàn toàn thành than thì phải nung lại. Để bảo đảm đã than hóa hoàn toàn, người ta còn đốt than này trong không khí cho phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ (nhìn thấy ngọn lửa không màu thay vì màu vàng).
- Than thu được đem nghiền nhỏ, đun với nước cất.
- Sau khi đun sôi khoảng 1 tiếng, lấy ra rửa sạch, đun sôi lại lần nữa với nước cất.
- Tiếp tục đun bột than với acid nitric HNO3 5% trong vòng 1 giờ, cẩn thận thêm HNO3 khi gần cạn để tránh trường hợp HNO3 bốc hơi.
- Than sau khi xử lý như trên đem làm khô và nghiền nhỏ, rây qua rây 45micron và làm khô ở 100oC.
Đây là cách làm than hoạt tính chấp nhận được cho việc xử lý cơ học nước, chưa thể coi là sản phẩm hấp phụ cho nhiều mục đích khác.
Cách thử nghiệm tính chất của than mới chế tạo như sau:
- Thử nghiệm hấp phụ đẳng nhiệt trong môi trường nước: đo mức độ hấp phụ các chất sau đây trong nước: Iod, xanh metylen, 2,4-D, MCPA.
- Thử nghiệm hấp phụ khí, đo mức độ hấp phụ khí N2O hay CO2 tại -196 và 0oC, tuy nhiên rất khó thực hiện…
Nếu cách này có thể ứng dụng được bạn thử làm xem. Thân chào !
Nếu cách này bạn đọc xong không tin lắm, mình sẽ cho bạn một tài liệu khác để đọc. Hay email cho mình.
Hi bạn Mình đang làm về DeNOx trên nền xúc tác Pt/Ba/Al2O3 dùng như “NOx trap” trong động cơ “lean burn”. Mình cũng thấy trong subject nghiên cứu của bạn cũng đề cập về phần này. vậy bạn có thể cho mình biết cụ thể hơn về mảng này mà ở lab của bạn nghiên cứu không? Thân!
Cách thử nghiệm tính chất của than mới chế tạo như sau:
- Thử nghiệm hấp phụ đẳng nhiệt trong môi trường nước: đo mức độ hấp phụ các chất sau đây trong nước: Iod, xanh metylen, 2,4-D, MCPA.
- Thử nghiệm hấp phụ khí, đo mức độ hấp phụ khí N2O hay CO2 tại -196 và 0oC, tuy nhiên rất khó thực hiện…
Tính chất quan trọng nhất của than hoạt tính là hấp phụ. Hấp phụ tốt hay không tùy thuộc vào diện tích bề mặt riêng và nhóm chức trên bề mặt. Thường trên activated carbon còn có các nhóm chức như -OH, -O- nên hấp phụ tốt các chất phân cực. Và đương nhiên khung carbon không phân cực sẽ hấp phụ tốt các chất không phân cực. Than hoạt tính có thể coi là một trong các chất hấp phụ (adsorbent) tốt nhất vì diện tích bề mặt riêng lớn (khoảng trên dưới 600 mét vuông trên gam).
Các thí nghiệm bạn minhtruc đưa ra là để đo khả năng hấp phụ, thí nghiệm một rất dễ thực hiện (ai học Thực tập Hóa Lý 2 thì biết). Cách 2 để xác định chính xác diện tích bề mặt (các số liệu dùng để báo cáo khoa học phải dùng cách này). Thiết bị đo này rất đắt (khoảng vài chục ngàn USD), trên Viện Công nghệ Hóa học (1 Mạc Đĩnh Chi) có máy này. Thiết bị này đo hấp phụ nitrogen ở 77 K (phương pháp BET), điều khiển bằng PC. Giá đo một mẫu là 200 ngàn.
Nếu mình nhớ k lầm thì trong cuốn sách “Công nghệ cao su” của Ng Xuân Hiền có 1 công thức tính gần đúng diện tích bề mặt than hoạt tính thông qua độ hấp thụ dầu DOP.
Nếu mình nhớ k lầm thì trong cuốn sách “Công nghệ cao su” của Ng Xuân Hiền có 1 công thức tính gần đúng diện tích bề mặt than hoạt tính thông qua độ hấp thụ dầu DOP
Xuất phát từ pt Langmuir dạng tuyến tính: c/a = c/amax+ 1/k*amax
Trong đó c là nồng độ chất bị hấp phụ (adsorbate) lúc cân bằng, a là độ hấp phụ (số mol adsorbate trên mỗi gam chất hấp phụ (adsorbent)), k, amax là hằng số. amax số mol adsorbate hấp phụ cực đại ứng với đơn lớp (vì pt Langmuir thành lập trên giả thuyết hấp phụ đơn lớp)
Để xác đình amax, ta thay đổi các nồng độ adsorbate khác nhau, xác định c, a ứng với từng nồng độ. Dựng đường thẳng c/a = f(c), hệ số góc là 1/amax.
Có amax, áp dụng ct sau để tính diện tích bề mặt riêng:
S = amaxNaSo
với Na là số Advogadro, So là diện tích của một phân tử adsorbate (tra sổ tay)
Các bạn thấy cách tính này dựa trên cơ sở gần đúng là hấp phụ đơn lớp, nên nó chưa thật chính xác, có thể dùng để ước lượng, so sánh các chất hấp phụ khác nhau.
Với than hoạt tính thì hấp phụ acid acetic là dễ nhất, đường Langmuir vẽ ra rất thẳng.
Mình không nghĩ là việc dựa trên hấp phụ đơn lớp chỉ dùng để ước lượng. Thực tế thì đo bằng BET cũng dựa trên lý thuyết hấp phụ đơn lớp và có thể đo với giá trị minimum là 0,01 m2/g. Thực tế nếu không dựa trên hấp phụ đơn lớp thì không cách nào để xác định diện tích bề mặt cả và BET vẫn được xem là pp tốt nhất để xác địch bề mặt riêng.
Các khí thải mà bạn nghiên cứu là được mô phỏng như thể nào, nguồn khỉ thải là gì? gồm chủ yếu là các khí gì? bạn có nói “nguyên liệu được hóa hơi” có nghĩa là gì? chẳng phải chất bạn cần xử lý đã là khí rồi sao? Mong sớm nhận được hồi âm của bạn
Phòng này chỉ làm mô hình thôi, chưa làm trên khí thải thực đâu. N2 thổi qua VOC lỏng (xylen, chlorobenzen…), qua hệ xúc tác (TiO2, tẩm thêm Au, Pt, hoặc V2O5). Phân tích sản phẩm…
Phòng này có một system machine nghiên cứu DeNOx rất hiện đại. Do trưởng phòng thiết kế, và gửi qua Pháp chế tạo, nên trên thế giới chỉ có 2 cái thôi. Chỉ cần điều chế xúc tác, cho vào, vận hành máy là có kết quả DeNOx ngay. Nghe nói kết quả DeNox với C3H6 rất hoàn toàn (100%). illusion không làm mảng này chắc cũng không rành mấy. Hồi đó tui xém được vận hành hệ này rồi, nhưng do phá phách quá, bị tống cổ ra khỏi phòng…hehe… Giờ vẫn còn thấy tiếc…Híc híc…
Đúng là như vậy, phải mô hình hóa chứ làm sao làm trên khí thật được, tuy nhiên ý mình muốn hỏi là trước hết phải biết hàm lượng chất trong dòng khí là như thế nào thì mới có thể mô hình hóa được, cái nữa là nguồn khí thải mà nhóm của bạn illusion hướng đến xử lý là khí thải ở đâu? Hướng này cũng hay lắm, có rất nhiều thứ cần thảo luận, nhưng nếu mãi chỉ có mình và aqhl thì cũng buồn lắm.
hhahahha, phá quá người ta tóng ra la phải, lam hu ca he htong may tinh ma li, hihiihih, may nay toi cung da chay khi do nogn do khi thai cua biodiesel, nhung nogn do CO2 đo không được do vượt ngưỡng, nó chỉ đo được nồng độ thấp thôi
Khoan, xúc tác bạn cho vào là dạng powder hay là dạng đã được phủ lên substrat. Mình làm trên cả 2 dạng nhưng hệ thống machine là khác nhau. khi làm với powder thì dùng reactor bằng thủy tinh, còn với monilith thì reactor bằng thép… Cái máy bạn nói có thể là máy phân tích nồng độ NO,NO2 và NOx, trong cấu tạo có Molipden để khử NO2 thành NO–> ghi nhận NO2 và dùng O3 để oxy hóa NO thành NO2–> ghi NOx. Chắc cũng như cái mình đang làm.