Xúc tác dạng powder thôi, reactor bằng thủy tinh.
shampa ơi, ông làm một thread về biodiesel và những thứ ông đang làm, chẳng hạn như ferrocene là gì, tổng hợp như thế nào, lĩnh vực ứng dụng ra sao, cho anh em học hỏi và bàn luận đi.
ahhhhh hay wa minh dang muon lam ve vat lieu xuc tac xu li chat thai cong nghiep , ma hong biet tim tai lieu nhu the nao ca , minh lai it biet ve may van de do hong biet illusion giup minh duoc ko? muon lien lac mail voi illusion o dau? khi nao moi co the gap duoc? cam on nheiu nha?
ông aqhl ơi, biodieel thì không được rồi, đề tài công bố rồi, kakka, ông cũng có đi dự mà, tiếc là lúc đó tôi không ở VN, cò ferrocene, ok, tôi sẽ viết một bài nhưng không phải bây giờ, đang chuẩn bị thi final mà, hi hi hi
Chào bạn Thiện! Mình không ở TPHCM nên không thể hợp tác làm việc với bạn được, nhưng mình muốn trao đổi về mặt kiến thức với bạn , được không vậy bạn? Mình quan tâm đến các lĩnh vực như: xúc tác, vật liệu vô cơ, công nghệ nano,màng ,…
Chào bà con trên diễn đàn! Lâu quá không lên diễn đàn , hom nay ghé diễn đàn mới thấy nhiều repy quá. Mình sẽ giới thiệu so lược về phòng mình, ai có quan tâm thì trao đổi, cai gì mình biết mình sẽ trao đổi. Phòng nghiên cứu của mình chia làm 2 hướng: hướng nghiên cứu phương pháp tổng hợp vật liệu mới ứng dụng cho xúc tác và cho lĩnh vưc nông nghiêp (ETS-10, MCM-48, vật liệu màng, nano cacbon…phân nhả chậm, zeolite …) hướng này do TS.Nguyễn Đình Thành phụ trách. Hướng thứ 2 là nghiên cứu xúc tác xử lý khí thải công nghiệp ( bao gồm khí thải ô tô, khí thải xe máy, khí thải các nhà máy sản xuất… ) hướng này do PGS. Lê Văn Tiệp phụ trách. Hướng thứ 1 thì mình đóng vai phụ nên không chuyên sâu, hướng thứ 2 thì đóng vai chính nên có thể trao đổi nhiều với bà con. Về thiết bị cho xử lý khí thì phòng mình có bộ TPR, sơ đồ test VOCs, sơ đồ test CVOCs ( các hợp chất hữu cơ không bay hơi ), bộ phân tích deNOX-siemens ( Hoàng và Quân có đề cập)…về thiết bị thì kết quả phân tích đáng tin cậy. Lĩnh vực ứng dụng thì thiết bị làm khuôn monolith, tạo hình chất mang xuc tác, thiết bi pilot công suất lớn cho xử lý khí…( néu bà con quan tâm thi lần sau mình sẽ post hình các thiết bị này) Về nghiên cứu cơ bản thì hiện nay mình đang nghiên cứu những vấn đề sau, ai có quan tân thi trao đổi (trực tiếp hoặc gián tiếp): -Kỷ thuật điều chế xúc tác nano vàng và các yếu tố ảnh hưởng quá trính hình thành xúc tác chứa vàng. -Test ứng dụng của các xúc tác này cho phản ứng phân huỹ các hộp chất VOCs , CVOCs và khử deNOx . Hân hạnh nhận ý kiến của bà con.
Hi illustion! Vài tháng trước mình có gặp chú Tiệp ở Poitiers nè. Chú ấy sang đây làm một số test về xúc tác trên vàng dùng trong xử lý VOCs. Thật tiếc là chú ấy không có thời gian sang bên chỗ mình. Mình thì đang làm về xử lý khí thải và nghiên cứu xúc tác dạng NOx-trap dùng cho các ô tô sử dụng motor lean burn hoặc diesel. CHo mình hỏi về bộ phân tích NOx của chỗ bạn, nghe nói bộ này gồm một máy phân tích NOx (NO+NO2), một FID để phân tích HC và hình như bộ IR cho CO, N2O… bạn có thể ghi lại giúp mình rõ hơn về hệ thống này không? Ở hệ thống của bạn, có dùng MS không? vì đây là điều mình quan tâm, do thời gian reply của chemiluminescent NOx analyzer là rất chậm (khoảng 30s), mà như vậy khi switch qua rich với thời gian 3s thì coi như không chính xác được… thôi, bàn sau về cái này
Mình cũng làm trên hệ monolith, có gì trao đổi thêm với bạn nhé. Cho gửi lời hỏi thăm chú Tiệp luôn nghen!! Thân!
Chào bạn! rất vui vì đả có thêm một đồng nghiệp làm về deNOx và khí thải. Mình sẽ chuyển lời hỏi thăm của bạn đến Chú Tiệp (bạn cho mình biết tên để cho Chú Tiệp biết!). Bạn làm ở Poitiers a? bạn làm với GS nào vậy? Ở poitiers nhóm nghiên cứu của mình chỉ hợp tác nghiên cứu về xúc tác oxi hoá ( Ts. Jean-Michel Tatibouët Laboratoire de Catalyse en Chimie Organique, UMR 6503, Université de Poitiers). Còn về deNox thì làm việc với GS.Gérald Djéga-Mariadassou Laboratoire de Réactivité de Surface, UMR 7609, Université Pierre et Marie Curie Paris 6. Mình không biết bạn làm deNox theo mô hình nào? Nhóm của mình thì làm theo mô hình 3 chức năng của GS. Gérald (mo hình được chấp nhận ở Châu Âu), phản ứng trong môi trường giàu oxi, chất khử là propen (mô hình xe chạy diesel). Gần đây thì thay đổi chất khử là CO. Hiện nay đang nghiên cứư xử lý khí thải xe gắn máy. Mình không biết bạn nghiên cứu deNox điều kiện như thế nào? xúc tác gì? kết quả có khả quan không? bạn cho mình biết để trao đổi sâu hơn nhé. Nếu đuoc thì chúng ta trao đổi thông tin nghiên cứu ( vì nghiên cứu deNOx hiện nay dang bế tắc, vẫn chưa tìm được xúc tác có nhiệt độ dưới 400C) a! về monolith, bên chổ bạn làm cấu hình monolith co sẵn a? bên bạn co khuôn để làm monolith ko? bên mình có làm khuôn , nhưng mật độ lổ/m2 con ít quá.a! bên ấy bạn đang làm TS a? Dề tài nghiên cứu là gì vậy? Nếu bạn làm về deNOx thì có dịp về VN, ghé phòng mình chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn. Thân
Trùi, bạn có nhiều câu hỏi quá, mình trả lời chắc mệt đây. Mình tên Nguyên, có gặp chú Tiệp 2-3 lần ở Poitiers rồi. Mình cũng ở ỦM 6503 nhưng không làm với Jean-Michel Tatibouët mà làm với Patrice Marecot và Daniel DUPREZ, nếu được thì bạn search trên science direct sẽ thấy các hướng nghiên cứu về DeNOx của mấy ông thầy mình. Mô hình DeNOx của mình tiến hành trên các xúc tác dạng powder và dạng monolith. Về các xúc tác dạng powder thì chủ yếu tập trung nghiên cứu về khả năng storage NOx của xúc tác, nhưng hướng này cũng sắp hoàn thành rồi. Mình làm chủ yếu trên monolith, hiện tại thì dùng washcoat là Ce-Zr, pha hoạt tính là Pt, test trên hỗn hợp khí của động cơ lean-burn và diesel (môi trường giàu oxi). Mình làm cho một dự án của PSA, Renault và cái này do nhiều lab hợp tác. Nên phần điều chế monolith thì lab mình không làm, lab mình làm phần test hoạt tính và già hóa, sulfat hóa xúc tác… Các xúc tác ở đây thì về mặt CO và HC thì đến 300°C có thế chuyển hóa dễ dàng 100%, bây giờ chỉ quan tâm nhiều đến phần khử NOx trong thời gian chuyển sang pha rich của động cơ thôi, vì thời gian này rất ngắn, khoảng vài giây, nên pp phân tích thích hợp là không đơn giản. Chắn chắn phải cần một thiết bị cho kết quả thật nhanh, mình đang dùng MS, nhưng vẫn rất bất cập vì MS không nhận được NO2 (do pic của CO2 lớn và chồng lên pic của NO2) nên cũng chưa nghiên cứu được nhiều. Cái khó của hướng này là phải tiến hành trên hỗn hợp gần với thực tế nhất, nghĩa là phải có H2O và CO2 (có hàng ngàn công trình nghiên cứu DeNOx lean burn trên các hh không CO2 và H2O)… Đề tài nghiên cứu PhD của mình là về reduction NOx trong hệ catalyst storage-reduction NOx. PS: Chất khử mình dùng là hh C3H6+H2+CO theo tỉ lệ gần với thực tế ở động cơ diesel và lean-burn. Hè này về VN, chắn chắn sẽ ghé lab của bạn. Chúc vui vẻ.
Ah, nếu có thời gian, bạn có thể vào thread Blog Kiến Thức Khoa Học Tự Nhiên, Tài Chính Kinh Doanh để thảo luận về DeNOx nè. Hẹn gặp bạn bên thread ấy nhé
ah , illusion nay , ban co the cho minh biet bản chất cuả quá trình sản xuất biodiesel bằng xúc tác zeolite ko?
với lại mình có y này bạn xem có được ko nhé. bạn xem có thể tạo một cái máy có khả năng hút khí và mùi ( giống máy hút bụi ý ) , bên trong dó mình có thể de than hoat tính và mot so chat khác có khà năng hap phu de khu mui va khi doc hai danh cho nhung ng tiep xuc voi moi truong co nhieu khi doc va co mui hoi chang han.
illusion mất tích lâu lắm rùi. thiệt tình không biết xử lý cái thread này sao nữa đây. Mình nghĩ ai có nhu cầu liên hệ với illusion nên viết mail cho bạn ấy, đừng post ở thread này vì bạn ấy sẽ ko xem.
chào thiên , tôi học ngành lọc hóa dầu , tôi rất quan tâm tới vật liệu zeolite , chắc bạn cũng biết nhiều về vật liệu này , khi nghe thầy giáo nhẵc qua đến vật liệu này tôi cảm thấy rất thích thú và rất muốn tìm hiểu , nhưng tôi vẫn không biết là nó để làm gì trong quá trình sản xuất dầu hay lọc hóa dầu , tôi mới là sinh viên năm đầu mà khi tìm hiể tôi đc biết cách thông thường là nung caolin , nhưng mà tôi quan tâm tới việc thay đổi cấu trúc của nó để tạo ra zeolite ,bạn có thể cho tôi biết thêm về vấn đề này đc không? ví dụ như cách làm thay đổi cấu trúc của nó , cơ chế của nó như thế nào và bất cứ vấn đề nào liên quan tới nó mong bạn cho biết , cảm ơn bạn rất nhiều hoang lam
em cũng muốn nghiên cứu về xúc tác trong tổng hợp hữu cơ hóa dầu. Anh có thể cho biết chi tiết của các đề taif nghiên cứu tổng hợp xúc tác
Mình nghiên cứu về vật liệu chitosan phủ lên cacbon. Có một số thắc mắc nhờ các bạn giúp. Đọc tài liệu thấy trước khi phủ người ta xử lý qua H2SO4 2% ở nhiệt độ 110, trong 24 h, sau đo rửa qua nước, rửa trung tính bằng NaHCO3, bạn nào biết cơ chế, tác dụng của quá trình này giải thích giúp mình với. than là chất hấp phụ, có tính anion- không biết đúng không, bạn nào có tài liệu nói về phần này giúp mình với.
chào bạn thien , hiện mình đang làm đề tài về khả năng hấp phụ khí của bùn đỏ, bạn có tài liệu về vật liệu hấp thu cho mình được không?
cho mình hỏi cai. Mình cũng có cùng 1 số hướng nghiên cứu chung với bạn nên mình muốn hợp tác với bạn để học hỏi thêm kinh nghiệm. Mình mới nghiên cứu thôi! nhưng mà mình có thể liên hệ với bạn như thế nào ! mình không ở đó vì thế nên đến tận nơi là rất khó, nhưng mà liên hêệ qua diễn đàn thì cũng cókhi bất tiện lắm vì thế nên mình muốn có liên lạc cụ thể hơn 1 chút ! thân…