Acetone được pha vào xăng với nồng độ cao sẽ làm trương nở pongtu xe máy. Người ta phân tích thấy polymer tổng hợp làm pongtu là một loại fluoropolymer. Acetone làm trương nở pongtu có lẽ là do phá huỷ cấu trúc của polymer. Cơ chế của hiện tượng này là: Do nhóm -C=O là gốc hút điện tử có nguyên tử O có độ âm điện mạnh nên làm cho C thiếu điện tử , nhóm R-halogen thì bị phân cực nên khi có nhiệt độ cao có thể xảy ra như sau: -C=0…R-halogen ----nhiệt độ cao—> -C-halogen + R-O-halogen Đúng hay sai ? :nhau (.đóng góp ý kiến nhé! thân :cuoimim (
Sai, vì floropolymer là các polymer trơ với các tác nhân hóa học. Làm gì có phản ứng của dẫn xuất halogen với axeton??? đằng này lại là polymer nữa nên khả năng phản ứng càng yếu Ở đây chỉ xảy ra hiện tượng hòa tan thông thường thôi.
Có thể nói rõ hơn được không??? :treoco ( Theo mình nghĩ thì ở các cấu trúc polymer sẽ những kẻ hở nhỏ, và vì thế acetone se chui vào những kẻ hở đó làm cho polymer phình to ra. :nhau ( thân :hocbong (
Mình ko nắm vững lắm về hiện tượng bạn nói, nhưng về cơ chế bạn đưa ra thì ko phù hợp, vì theo như bạn phân tích, R-Hal phân cực, dt:) dương sẽ là carbon site, còn việc hal tấn công vào carbonyl thì … hơi lạ !!! các hal ko phải là những nucleophile mạnh ! lưu ý nhé ! :hung (
Vấn đề này thật là khó, hỏi nhiều người nhưng không có là giải thích chính xác. Có cơ hội mình sẽ đi sâu vào nghiên cứu cái này! :pocolo ( thân :kinhbu (
hix, em mới học dzìa thứ nì, chả hỉu j` cả, ps vài bài chơi thui, đừng chê bài dễ hén mấy bro Đề nghị cơ chế cho pứ tạo ancol từ anken sao cho nhóm OH đính vào C bậc thấp và C bậc cao
Bản thân polymer trên cơ sở flo rất trơ về mặt hóa học nên sự trương nở của polymer không phải do acetone phản ứng được với fluoropolymer để tạo ra chất mới . Quá trình trương nở là một quá trình đặc trưng của polymer. Đây là giai đoạn đầu của quá trình hòa tan. Do vật liệu polymer có những kẻ hở nhỏ. Ban đầu, dung môi thấm vào trong những kẻ hở đó. Khi thấm ướt, các phân tử trong dung môi sẽ chuyển động lan trên bề mặt của tướng rắn theo khuynh hướng thay thế bề mặt tiếp xúc rắn–khí có sức căng bề mặt lớn bằng bề mặt tiếp xúc rắn–lỏng có sức căng bề mặt nhỏ hơn [4] . Sự thấm ướt là nguyên nhân thứ nhất của sự trương nở. Nguyên nhân thứ hai là sự hòa tan: khi bề mặt polymer tiếp xúc với dung môi acetone, khoảng cách giữa các phân tử polymer tăng lên, là quá trình đầu tiên của sự hòa tan, do đó polymer bị trương nở. Nếu nồng độ acetone đủ lớn thì sự trương nở sẽ nhanh hơn và quá trình hòa tan sẽ nhanh hơn. Đây là ý kiến các nhân, mong được góp ý, thân. :hutthuoc(
Theo mình nghĩ thì sự giải thích trương nở pongtu của C.H.V là ổn rồi. Tức là sự trương nở ở đây do sự hòa tan polymer vào acetone, chứ không liên quan đến phản ứng hóa học.
OH dinh vào carbon bậc cao thi qua ro rồi alkene + H2O la xong thôi (trong sach huu co co co chế) theo quy tac MK
OH đính vào carbon bậc thấp alkene + H2O…peracid (R-O-O-R)…> theo cơ chế gốc tưc do R-O-O-R…>2 R-O* (tới đây phần sau ban tự suy nghĩ nhé đơn gian thôi)
- Mọi người cho em hỏi phản ứng Witting và SandMayer là gì.
- Trong một số phản ứng hóa học có ghi kí hiệu viết tắt là Ph thì đó có nghĩa là gì.
- Chất azoisobutironitrin là gì, nó kí hiệu là AIBN
http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/sandmeyer-reaction.shtm
2/ký thiệu Ph có nghĩa là gốc phenyl đó C6H5-
không đúng như vạy đâu vì theo mình thì ban chưa nói tới ảnh hưởng cửa nhiều yếu tố khác ví dụ như ko gian.
Mình thấy có chút chưa ổn. Nếu bạn giải thích sự trương nỡ là do polymer có kẽ hở là chưa đũ. Nếu như bạn nói thì sao xăng không gây ra sự trương nỡ trên. Điều đó chúng tỏ fluor là một tác nhân thân hạch (nó có tính phân cực yếu vì còn 2 đôi điện tử tự do và độ âm điện lớn) do đó khi gặp phải chất phân cực khá mạnh như acetone len lõi vào các khe hỡ rồi tương tác phân tử nên mới dẫn đến trương nỡ như bạn nói.
Sự trương nở không liên quan đến sự đứt gãy hay hình thành liên kết hóa học (có chăng chỉ là liên kết Hidro-nếu có, và lực van de waals). Trong trường hợp này, các phân tử axeton xen vào giữa các chuỗi (chain) của fluoropolyme làm cho khoảng cách giữa các chuỗi này tăng lên và polyme bị trương nở, quá trình này tăng lên khi nồng độ aceton cao (i.e. mật độ phân tử aceton nằm ngay trên bề mặt polyme tăng—>tăng xác suất chui vào polyme) và nhiệt độ tăng (các phân tử aceton được cung cấp thêm nhiệt lượng + các chuỗi của polyme dao động mạnh hơn ----> xúc tiến cho quá trình xâm nhập của aceton)
- Xăng không gây ra sự trương nở trong trường hợp này (nhưng trong trường hợp khác có thể, e.g. ngâm dây chun trong xăng, sau một thời gian dây chun cũng sẽ trương lên) vì kích thước của các phân tử xăng (là hỗn hợp của HC có mạch dài hơn 4 nguyên tử C, chỉ có một hàm lượng nhỏ C3, C4) lớn hơn khoảng cách giữa các chuỗi của fluoropolyme nên không chui vào được (trong khi kích thước aceton nhỏ -C3- nên chui vào được).
- Aceton là chất phân cực kém.
Post tạm câu này vào đây vậy. Mong các anh giải đáp nhanh - gọn gíup em :nhau (
Tại sao các phản ứng trên không xảy ra được còn các phản ứng dưới lại vẫn … chạy vèo vèo :-??
ở diphenyl amidua cặp e liên kết với Li nằm trên MO tổ hợp của orbital 2p và 2s, còn trường hợp P thì nó trên MO tổ hợp của 3p và 2s, dẫn đến cặp e trên P năng lượng cao hơn, dễ tương tác HOMO-LUMO với orbital antibonding của C-Cl chỉ giải thích được lớp pư thứ 2, còn lớp 1 không biết cơ chế nên chịu T_T
Em chưa bao giờ thấy cái phản ứng tổng hợp cơ Lithium kỳ quái như thế? Em chỉ biết mấy trò này để TH cơ Li thôi: deproton hoá trao đổi X-Li khử C-X Giả thiết khác là dùng dung dịch electron khử như Birch, nhưng dung môi THF không có nguồn proton thì bí lù T_T chắc phải hỏi anh scubi…
Đối với các vấn đề hoạt tính, ta nên đặc biệt lưu tâm đến phương trình tổng quát pertubation theory của Klopman và Salem đề xuất. Mình đã giới thiệu nhiều phương trình này nên ở đây ko nhắc tới nữa, mà chỉ đưa ra một số luận điểm chính.
-
Phản ứng hóa học thông thường đi theo hai chiều hướng, tương ứng với hai term trong phương trình, đó là Coulombic term (Coulombic repulsion or attraction) và frontier term (interaction of HOMO and LUMO causing an attraction between the molecules).
-
Tùy vào loại phản ứng mà một term nhất định nào đó chiếm ưu thế và quyết định mặt hoạt tính phản ứng hóa học. Tuy nhiên cũng một vài phản ứng nằm ở trung gian.
-
Nếu phản ứng bị chi phối bởi Coulombic term, năng lượng của các orbital tương tác càng tách biệt nhau càng thuận lợi. Đây là một điều quan trọng mà đa số các bạn hơi “non tay” tí vấp phải.
-
Nếu phản ứng bị chi phối bởi frontier term, năng lượng các orbital tương tác càng gần nhau càng thuận lợi.
Trở lại bài toán Traitimvietnam đưa ra (ko biết thằng Thiên béo sao lại bỏ nick chienthan_9x hồi xưa nhỉ !?)
Ta thấy ở giai đoạn đầu, hoàn toàn do Coulombic term chi phối, lí do tại sao thì các bạn ở chemvn có thể tự phán đoán được. Do đó, năng lượng các orbital tương tác chênh lệch càng lớn càng thuận lợi:
- N(Ph)3 có HOMO thấp hơn P(Ph)3, có thể lí giải bằng sự liên hợp với Phenyl hoặc bản thân AO 2p và 3p. Nhưng cả hai chất nền trên đều thuộc loại có năng lượng HOMO thấp, vì được an định rất lớn bởi 3 nhóm Phenyl. Do vậy, nếu xét trên yếu tố này thì cả hai đều tạo liên kết được với Li (dưới điều kiện dung môi ether THF), và dự đoán nếu tương tác được, thì N(Ph)3 sẽ tạo liên kết nhanh hơn P(Ph)3.
Tuy nhiên, yếu tố lập thể ở các nguyên tố chu kì 2 là ko thể bỏ qua, và 3 nhóm Phenyl cồng kềnh có thể chắn mọi lối tương tác của Nitrogen, và kết quả như hình trên.
- Tới giai đoạn 2, phản ứng thế SN đơn thuần, và nó bị chi phối bởi Frontier term (do việc hình thành liên kết mang bản chất cộng hóa trị). Các HOMO của chất nền sẽ tấn công vào antibonding của C-Cl. Hai nhóm Phenyl ở diphenyl amidua cũng gây lập thể, nhưng mình nghĩ khả năng phản ứng của Nitrogen ko mất. Điều duy nhất làm phản ứng không xảy ra, chính là N(Ph)2 có năng lượng HOMO quá thấp, do đó việc tương tác với antibonding C-Cl (dưới sự chi phối của frontier term) là không thể. Trong khi điều này ngược lại ở P(Ph)2 như kết quả.
Ý kiến trên hoàn toàn áp dụng kiến thức HSAB theory. Ngoài ra có thể còn cách lý giải khác theo quan điểm khác. Thế nên có gì hay anh em cứ post lên để mọi người cùng đánh giá thảo luận.
Một ý kiến đọc được của Shindo (zero) ở Olympiavn.org; cho rằng trong giai đoạn 1 có sự tương tác của solvated electron với chất nền, nghe hơi lạ, và mình thấy không hợp lí lắm. Vì bản chất sự tương tác ở giai đoạn 1, chất nền vẫn là HOMO và Li vẫn là LUMO. Điều thứ hai không hợp lí, đó là solvated electron có hoạt tính rất thấp (Mình nhớ đọc được điều này ở sách Trần Văn Tuế - Đại cương Điện hóa, hi vọng nhớ ko sai), do đó ko thể nào xét tương tác của thành phần này.
Thân !
Tôi đặt giả thiết về electron solvat hóa do phản ứng khử 1 có thể được tiến hành trong môi trường K/NH3 lỏng (cái này các bạn có thể tham khảo ở wiki với từ khoá là triphenylphosphine). Và khả năng nó tấn công vào trung tâm phản ứng là dị tố để dẫn đến sự tách ra một nhóm R cũng là một khả năng có thể xảy ra.