Quan điểm của Bluemonster thì mình đã hiểu (do hỏi nó trực tiếp rồi mà), nhưng còn quan điểm của zero mình chưa hiểu lắm. Tại sao phản ứng có thể được tiến hành trong K/NH3 lỏng lại làm zero phỏng đóan có sự tham gia của electron solvate hóa. :chaomung
Theo giáo trình điện hóa của Nguyến Văn Tuế (bộ Hóa Lý tập 4) thì khi hoà tan kim loại kiềm vào amoniac sẽ có quá trình sau: M + xNH3 ----> e(NH3)x + M+ Electron solvat hóa tồn tại bền vững nhất trong amoniac lỏng, amin, ete (như bài trên ^^), HMPA (electron solvat hóa trong HMPA tồn tại được đến vài ngày chứ không chỉ là vài giờ như các dung môi khác). Cũng theo sách này thì electron solvat hóa có thể tham gia vào quá trình electron khử chất hữu cơ nếu độ bền của electron solvat hóa trong dung dịch này khá lớn
Mọi chi tiết liên quan khác các bạn có thể đọc trong giáo trình Hóa Lý phần điện hóa (tập 4) của thầy Nguyễn Văn Tuế. Thân chào
Trong Giáo trình Hóa học Vô cơ của Hoàng Nhâm cũng đã nói rằng kim loại kiềm (M) tan tốt trong dung dịch amoniac. Dung dịch loãng có màu xanh lam và dẫn điện. Dung dịch có nồng độ cao hơn sẽ có màu đỏ đồng và có ánh kim. Trong dung dịch loãng thì kim loại kiềm phân ly ra ion M+ và electron được solvat hóa bằng amoniac. @Anh BM : thanks vì bài reply của anh :cool ( . Các anh cứ thảo luận tiếp đi, em thấy vấn đề này khá thú vị tuy nhiên trình em xin phép đứng ngoài quan sát thêm thôi ^^ Còn việc cái Acc của em đổi là vì em muốn dùng TraiTimVietNam ở cả hai Diễn đàn thôi
Hehe, mới đi ăn no nê về, đang định relax, ai ngờ bật lên thấy anh em reply khí thế topic này.
@zero: ok, tui đã đồng ý quan điểm của ông, nhưng với điều kiện tác chất của thằng Thiên đưa ra phải là K(Na)/NH3 lỏng. Vì theo kiến thức tui đọc ở pertubation theory, thằng Li với thằng K khác nhau nhiều, (Li với Na cũng tương đối khác), và môi trường phản ứng này là THF chứ ko phải là NH3 lỏng. Nhưng quan điểm của ông dù sao cũng hay, đáng tiếp thu :tutin (
@HPchem: Tao mới luận với mày về applied quantum chem à, chưa tới electrochem, nên mày ko hiểu thằng zero nói cũng phải :batthan (
@Thiên: Còn gì thảo luận đâu em, vấn đề là chú đã mãn nhãn chưa thoai ! :hun (
Thực ra do không có tài liệu nào khẳng định nên mọi thứ của tôi vẫn chỉ là phỏng đoán thôi chứ làm gì biết được thực ra cơ chế quá trình này nó thế quái nào. Ok, công nhận Li khác nhiều với K, nhưng khả năng solvat hóa của electron trong ete lớn hơn trong amoniac, các yếu tố này bù trừ nhau nên tôi mới dám đi đến phỏng đoán thế. Quan điểm của ông cũng đáng để tiếp thu, nhưng tôi vẫn giữ quan điểm của mình, Bởi theo suy luận logic thì những hướng tổng hợp hữu cơ hay các xu hướng phản ứng thường được suy ra bởi sự tương tự với các phản ứng “tiền nhiệm” nên tôi mới mạo muội đặt ra giả thiết này thôi. Nói chung, một cơ chế có thể được giải thích theo năm bảy kiểu, chứ không nhất thiết chỉ một kiểu (dĩ nhiên trước khi có thực nghiệm xác nhận trong “năm bảy kiểu” đấy thì kiểu nào chính xác) ^^