Hỏi đáp vô cơ

nhưng tên như là

Cấu trúc tiêu biểu là cesium chloride (CsCl) em xem trên mạng thì cấu trúc này có tên là lập phương tâm khối. chữ lập phương tâm khối tiếng anh đâu phải là cesium chloride đâu phải không anh?

Câu hỏi của em được trích lại ở trên nghe vui nhỉ? Biết câu trả lời rồi mà vẫn còn hỏi. Không biết mục đích là gì? Ừ, thì anh cũng không biết chính xác “lập phương tâm khối” trong tiếng Anh gọi là gì nhưng chắc không phải “cesium chloride” đâu. Thôi dịch tạm là “body-centered cubic” nhé! :chaomung

Bởi vì hợp chất ion có ít nhất 2 nguyên tố khác nhau nên cấu trúc mạng tinh thể của loại hợp chất này phức tạp hơn các cấu trúc khá đơn giản của kim loại. Không phải một cụm từ như “lập phương tâm khối”, “lập phương tâm diện”… là đã có thể hình dung ra cấu trúc của các hợp chất ion. Bởi vì trong hợp chất ion anions thường có kích thước lớn hơn cations nên để dễ hình dung người ta thường xét cách sắp xếp của các anions rồi sau đó là cách bố trí cations ở các khoảng trống ở giữa các anions. Một cách khác để hình dung là xét cách sắp xếp của các polyhedra tạo ra bởi anions và cations thường nằm ở tâm hoặc trong khoảng trống tạo ra bởi các polyhedra này. Trong bài viết lần trước, những cái đó quả thật là tên của các cấu trúc mạng thường gặp trong hợp chất ion. Em muốn tìm hiểu về cấu trúc mạng tinh thể trong hợp chất ion thì có thể search trên internet với những keywords như “cesium chloride structure”, “perovskite structure” và tự hình dung lấy. Thay vì anh ngồi ở đây giải thích nào là trong perovskite structure có 8 khối bát diện của oxide ions có chung đỉnh với nhau, B4+/B3+ ở tâm của mỗi mỗi khối bát diện này và A2+/A3+ ở giữa khoảng trống của 8 khối bát diện…, thì để em tự tìm hình ảnh về nó sẽ tốt hơn. Một tấm hình có giá trị hơn 1000 từ ngữ!

Cuối cùng, không biết em lấy thông tin ở trên từ đâu nhưng tên cấu trúc mạng tinh thể của cesium chloride không phải là lập phương tâm khối! Cấu trúc của nó gần giống với cách sắp xếp lập phương tâm khối nhưng để mang tên gọi “lập phương tâm khối” thì nguyên tử ở tâm của hình lập phương phải giống với nguyên tử ở đỉnh của hình lập phương. Cấu trúc mạng tinh thể của CsCl không có điều này. Có thể em chưa học qua lớp cơ bản nào về cấu trúc bởi vì trong lớp này gần như 100% là người dạy sẽ lấy CsCl ra để nói rằng cấu trúc của nó không phải là lập phương tâm khối! Bravais lattice của CsCl chỉ là simple cubic!

à mấy cái kiểu mạng tinh thể này giờ em cũng khá rõ rồi. cảm ơn các anh đã có ý tận tình chỉ vẻ cho em. khi nào em cần hỏi thêm em sẽ hỏi lại nha.

bây giở em có yêu cầu khác nè mấy anh có file của thầy khánh hưng khôgn có thì cho em đi em muốn xin thầy mà sợ

lâulâu có mấy cái wên mất AgOH có tạo phức với NH3 không mấy huynh

AgOH có tạo phức với NH3 AgOH + NH3=AgNH3+ OH- lgK1=1,02 AgOH+2NH3=[Ag(NH3)2]+ + OH- lgK2=4,94

lần trước em thực tập đại cương bài kết tinh đồng sunfat trogn quá trình em làm thì mộtlần quá trình kết tinh xảy ra quá nhanh, còn lần thứ 2 thì xảy ra quá chậm và hầu như có thể cem là khôg có kết tinh. không biết là em đã bị một cái lỗi kĩ thuật nào nghiêm trong không sắp tới em lại làm kết tinh acid benzoic nên em hỏi thăm kinh nghiệm của các sư huynh đệ chỉ em nhé. thân chờ hồi âm

Kết tinh acid benzoiz dễ ẹt à. Không phải lo gì cả tuy nhiên cần có những lưu ý sau để đạt hiệu suất cao.

  • Acid benzoic có tính thăng hoa, vì vậy không nên đun dung dịch acid benzoic quá lâu vì nó sẽ bay đi theo hơi nước và sau cùng chỉ còn chút xíu sản phẩm. Lúc đó sẽ ngửi thấy mùi hơi nước đầy mùi acid benzoic.

  • Đối với kết tinh lại acid benzoic phải ăn gian một chút tức là: tra sổ tay xem độ tan của acid benzoic rồi cho hơi dư một chút lượng nước so với lượng acid em cần kết tinh. Đun cho nước sôi hẳn rồi mới bỏ acid vào để khuấy lên. Nếu acid tan không hết thì cho thêm chút nước nữa. Còn nếu đã tan hết thì thôi. Đối với các chất không có tính thăng hoa thì phải làm theo quy trình chuẩn tức là cho lượng dung môi vừa đủ, đun sôi dung dịch, rồi cho tiếp dung môi đến khi chất cần kết tinh tan hết, rồi cho dư thêm một ít dung môi và lọc nóng.

  • Nếu dung dịch acid benzoic sau khi đã tan hoàn toàn không có chứa nhiều tạp chất có màu thì đừng cho nhiều bột than như hướng dẫn của giáo trình vì bột than sẽ hấp thụ sản phẩm của em. Chỉ cho lượng càng ít càng tốt. Rồi đun sôi 1-2 min và tiến hành lọc nóng. Quan trọng là phải quan sát vài giọt dung dịch đầu tiên sau khi qua khỏi giấy lọc. Nếu những giọt dung dịch này không màu (colourless) thí rất tốt. Nếu có màu sậm hay màu nhạt thì ngưng lọc và đổ mấy giọt này trở lại erlen chứa dung dịc acid và bột than, cho thêm ít bột than nữa tùy theo độ màu , đun sôi 1-2 min rồi lọc kiểm tra lại cho đến khi những giọt đầu tiên không màu thì lọc hết dung dịch chứa bột than này.

  • Acid benzoic rất dễ kết tủa trên giấy lọc và bột than, nên cần sấy nóng, phễu thủy tinh trước khi lọc và chuẩn bị sẵn một becher hay erlen nước sôi để khi lọc xong dùng nước sôi rửa phần còn dính trên giấy lọc và bột than. Đừng ham cho quá nhiều nước sau đó dung dịch không đạt nồng độ bão hòa cần thiết ở nhiệt độ phòng sẽ thu được ít sản phẩm.

  • Sau khi lọc xong hết cần đun nhẹ erlen hay becher chứa dung dịch trong suốt đó để hòa tan hết các tinh thể đã được tạo ra rồi để nguội dần thì sẽ thi mới thu được tinh thể to đẹp và khi becher đã nguội hẳn mới ngâm trong thau nước đá. Nếu bỏ qua giai đoạn đun nhẹ này, tinh thể thường nhỏ.

  • Trước khi lọc bằng phễu buchner để thu sản phẩm, nên rửa sạch cái bình lọc. Sau khi đã thu sản phẩm trên giấy lọc và còn dư thời gian làm TN, có thể cô cạn bớt dung dịch để kết tinh thêm một ít sản phẩm trong đợt hai (second crop!) nữa nếu muốn nhưng thường là không có bao nhiêu, trừ khi em cho quá nhiều nước khi đun sôi và lọc nóng.

Ngoài ra tùy kích thước của dụng cụ kết tinh lại mà tinh thể acid benzoic thu được có dạng hình vảy hoặc hình kim. Hình như dụng cụ cao, thuôn dài ra hình kim và ngược lại. Lâu quá hông nhớ rõ/

cho em gởi lơi cám ơn đến anh scôoby dog em đã làm tốt bài này rồi mà cũng một phần là nhờ thầy Tân Hoàng đã nương tay mà em đã làm rất tốt ở phần thăng hoa antraquinon hiệu suất vượt quá chỉ tiêu 150% he he thầy nói do ngừơi cân hóa chất cân dư còn em cũng đem kết tinh lần 2 vậy đó nhưgn khôgn ra được tý nào hết

<<SPAM>> Chắc em đun nước sôi lâu quá nên acic benzoic đã bay đi hết mà cũng hên là em gặp anh Hoàng rất hiền vễ dễ tính. Mà sao kêu thẳng tui là “dog”. Hic!!! :chui ( mặc dù ai cũng biết Scooby-Doo hoạt hình nhưng cũng đừng gọi mình là “dog” nhe. Danke!

mà đúng thật là em có cho hơi nhiều nước nên khi kết tính lại lần 2 không cho tí nào hết Thầy Hoàng là chủ nhiệm em 2 năm 11 với 12 đó. Đúng là thầy very đáng yêu luôn :water ( hì hì còn cái tênlà em cố ý đó :sangkhoai

Gửi bạn 2 câu nho nhỏ:

1/ Giải thik sự tồn tại hợp chất SF6 nhưng ko tồn tại hợp chất SH6?

2/ So sánh sự thủy phân giữa Fe3+ & Al3+ ? Chúc vui vẻ! Thân!

sự thủy phân Fe3+ và Al3+ phụ thuộc vào tác dụng phân cực ion sắt ba có bán kính lớn hơn ion nhôm ba nên tác dụng phân cực kém hơn nên thuỷ phân của ion Nhôm ba sẽ mạnh hơn ở đây em bỏ qua tác dụng phân cực của sắt không biết anh tâm hoan nhận xét thế nào ah!

S ở chu kì ba H ở chu kỳ 1 còn F ở chu kỳ 2 xét về mặt đồng năng thì liên kết của S với F thuận tiện hơn không thể tồn tại sáu liên kết sigma giữa S và H do sự không đồng năng quá lớn he he có sai thì các bác sửa hộ nha :tuongquan :tuongquan

Bạn suy luận rất tốt nhưng có điều trong tự nhiên vẫn có một số trường hợp thú vị :cuoi (. pK thủy phân của Al3+ = 5.1 còn của Fe3+ là 2.2 —> Fe3+ thủy phân mạnh hơn Al3+. Giải thik: Fe3+ có vân đạo d trống nên tạo dc lk pi p-d với H2O làm quá trình thủy phân mạnh hơn. @@ Bạn bỏ qua TDPC của Fe3+ là thế nào? Tui ko hỉu ý bạn.

  • SH6: H chỉ có 1 proton & 1 electron —> trong trường hợp này H sẽ mang 1 e duy nhất của mình đi tạo lk với S —> trên S sẽ là 6 điện tích âm —> quá nhiều điện tử —> ko bền; mặt khác, H ko có e tự do trên vân đạo p, ko tạo lk pi p-d cho vào vân đạo d trống của S để bền hóa phân tử —> SH6 ko tồn tại
  • SF6: F có e tự do trên vân đạo p nên tạo dc lk pi p-d cho vào vân đạo trống của S làm bền hóa phân tử

hờ hờ em nói nhần là bỏ qua tác dụng phân cực ngược cơ.

He he mấy câu giải thích này thú vị đó, cho bi hỏi với: 1)Thầy bi nói hàm lượng potassium và sodium trong trái đất là khá gần nhau nhưng trong nước biển thì độ lệch này là hổng chịu nổi mặt dù độ tan các hợp chất của chúng khá gần nhau? 2)Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X nghiên cứu cấu trúc tinh thể của các PX5 nhận thấy: trong PCl5 tồn tại cặp ion PCl4 và PCl6. Trong PBr5 tồn tại cặp ion PBr4 và Br. Giải thích sự khác biệt?

lượng K+ đúng là một trời một vực đối với Na+ và lượng Potassium trong trái đất vơí sodium là gần bằng nhau mình nghĩ là thế này tuy lượng hai kim loại là như nhau nhưng lại khong biết chúng tồn tại ở đạng nào. có chắc là K nằm ở đạng KCl không hay nằm ở các dạng khác. và ở nhữngdạng này liệu có để dàng hoà tan như đối với NaCl khôgn? (ừm mà có vẻ lkhông thuyết phục cho lắm!) Vậy chứ thầy của Bi trả lời ra sao?

còn về

2)Bằng phương pháp nhiễu xạ tia X nghiên cứu cấu trúc tinh thể của các PX5 nhận thấy: trong PCl5 tồn tại cặp ion PCl4 và PCl6. Trong PBr5 tồn tại cặp ion PBr4 và Br. Giải thích sự khác biệt?

Br bán kính lớn nên P không nằn đựơc ở số phấi trí 6 không biết có đúng khong ha hay còn yếu tố nào nữa không biết?

SbF5 thể hiện tính acid hay baz trong môi trường nước và HF? bài tập vô cơ của cô Nga đó. please!

thầy nói bán kính của K+>>Na+ do đó thềm năng lượng :dantoc ( của K+ bé hơn. Khi các hợp chất hòa tan của chúng bị kéo đi, K+ sẽ bị giữ lại trên bề mặt keo đất :ninja ( do đó mà hàm lượng bị cuốn vào các con sông ra biển thua sút Na+ rất nhiều. Hic nhưng bi chẳng hiểu gì cả, thầy nói phải học môn hóa keo gì đó thì mới biết, anh em có tài liệu môn này hông share cho bi với :liduc (