Nếu bạn học ĐH KHTN Tp.HCM thì vô cơ 1 + vô cơ 2 chỉ học trong giáo trình của thầy cô đưa là OK rùi, cố học hết tất cả các chương trong tài liệu và mần hết các b/tập (đương nhiên là tự làm, tự suy luận chứ ko xem giải trước) là OK rùi. Nếu muốn tham khảo thêm thì có thể tìm đọc Hóa học vô cơ - Hoàng Nhâm. Chúc bạn đạt điểm cao 2 môn này. Thân!
vô cơ 1 và vô cơ 2 phân chia như thế nào vậy huynh
cho em biết nhanh cái
ba cuốn của thầy hoàng nhân tụng ở đó có đủ chưa mà nó dày qúa.
còn ba cuốn của cô hoa thì sao
nếu học vô cơ 1 thì trọng tâm là ở cuốn nào
Như đã nói từ trước, vô cơ 1 & vô cơ 2 bạn cứ học hết tất cả những gì trong giáo trình của thầy cô, chịu khó suy luận (đừng học theo kiểu kinh nghiệm giải bài tập), nên thường xuyên tổng hợp, liên hệ lý thuyết giữa các chương để có cái nhìn tổng quát về những vấn đề bạn đang học. Không nên học tủ vì vô cơ là 1 môn học đòi hỏi suy luận nhiều hơn là khả năng học thuộc lòng. Túm lại, bạn nên siêng lên lớp nghe thầy cô giảng bài nhiều 1 tí, chịu khó đọc trước giáo trình ở nhà, suy nghĩ trước rồi lên lớp nghe giảng, có khúc mắc thì có thể hỏi thầy cô, thầy cô sẽ giải đáp, khi đó bạn sẽ nắm vấn đề tốt hơn, cứ thế mà làm thì bảo đảm kết quả sẽ khả quan. Chúc bạn thành công! Thân!
cảm ơn sự thỉnh giáo của huynh đài. huynh trả lời vậy thì đệ yên tâm lắm. vì tụng bài và suy luận thì đệ rất khoái nhưng đệ còn thắc mắc vì đệ chỉ học vô cơ 1 thội hỏi vô cơ 2 để đệ nghiên cứu trước
nên điều mà đệ quan tâm là vô cơ 1 học cái gì. để đệ khỏi học lung tung ấy mà
huynh trả lời luôn cho đệ nha! cám ơn huynh nhiều nhiều ạ
Tui ko bít bạn sẽ được hân hạnh học vô cơ 1 với thầy nào nên ko thể trả lời được, với lại cho dù học với thầy nào thì bạn cũng phải học hết tất cả những gì có trong giáo trình thôi nhưng bạn cứ yên tâm. Kể từ khi có giáo trình đến khi thi nếu bạn siêng năng thì kết quả sẽ rất khả quan. Chúc bạn học tốt! Thân!
VÔ CƠ 1 TỤI EM HỌC VỚI THẦY NGUYỄN HỮU KHÁNH HƯNG. EM ĐÃ MUA 2 CUỐN CỦA CÔ NGUYỄN THỊ TỐ NGA LÀ “HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP” TẬP 1 VÀ 2. KHÔNG BIẾT LÀ KHI HỌC THÌ THẦY CÓ SỬ DỤNG 2 CUÔN NÀY ĐỂ GIẢNG KHÔNG HAY LÀ CÓ TÀI LIỆU RIÊNG.
TIỆN THỂ CHO EM HỎI MÔN HỮU CƠ 1 VÀ HÓA LÝ 1 DÙNG SÁCH NÀO ? EM THÌ ĐÃ MUA CUỐN CƠ SỞ LT HHC 1 CỦA CÔ PHI PHỤNG (VÀ CÔ NÀY CŨNG DẠY LUON HC1)
Vô cơ 1 bạn học thầy Hưng thì OK wá rùi còn gì. Tài liệu thì bạn khỏi lo. Thầy sẽ cung cấp tài liệu cho các bạn. Các bạn cứ yên tâm học nhưng fải chịu khó đi học đầy đủ, đọc bài trước ở nhà thì khi vào nghe thầy giảng bạn sẽ tiếp thu tốt hơn nhìu và sẽ nghiệm ra nhìu điều rất thú vị đấy.
Hữu cơ 1 cũng vậy. Các bạn chăm chỉ thì kết quả sẽ rất cao đấy.
Hóa lý 1 thì tui ko chắc lắm. Dzụ này chắc “hạ hồi phân giải” .
Nói chung, học ĐH thì các bạn fải do yourself là chính. Chịu khó đọc sách trước ở nhà, lên trường là để nghe thầy cô giảng và thảo luận.
Chúc các bạn học tốt. Thân!
d sớm + d muộn cho đến thời điểm khóa 05 học là vô cơ 2. Còn đến khi các bạn học thì tui ko chắc là có bị chuyển lên vô cơ 1 hay ko nữa vì có lần tui nghe cô Xuân nói cô sẽ có vài thay đổi về khối lượng kiến thức của vô cơ 1 & vô cơ 2. Dzụ này thì chắc chắn là “hạ hồi phân giải” rùi. :liemkem (
Ko fải tui ko muốn tiết lộ cho các bạn (vì tui có bít j đâu mà tiết lộ :chaomung); tui ngại đến khi các bạn học thì sự việc có thể khác hơn những gì tui nói; với lại các bạn nên tập làm việc với phong thái tự tìm tòi học hỏi hơn là “me kinh nghiệm” (sorry nha, tui ko có ý j đâu) vì học như thế sẽ ko hiệu quả (ít nhất là về mặt nhận thức mục đích, ý nghĩa kiến thức của môn học). Chúc các bạn học tập tốt, đạt kết quả cao! Thân!
mấy đại ca ơi ! nếu mấy đại ca đã học rồi thì cứ nói cho các đệ biết
biết trước thì cũng chỉ để đọc trước, nghiễn ngẫm trứơc thôi. chẳng qua là tui này học không được giỏi khôgn tự tin để tới ngày lên tưu trường mới biết rồi mới đụng tới.
mấy ngày tết khôgn có việc gì làm nếu đọc lung tung thì e là không có hiệu quả chi bằng đi đọc những cái mà thầy cô sẽ giạy vào kì tới. đi trước một bứơc thì chắc chắn sẽ tốt thôi. còn muốn có kết quả tốt thì đó là kết quả của sự nỗ lực + một ít intel
tất nhiên khi biết trước và có đọc trứơc là một lợi thế. còn nếu ai siêng mà soạn ra học luôn thì quá trùm rồi ( tui thì khôgn được như vậy đâu)
còn về vấn đề nhận thức thì xin chúng ta không nên đụng chạm đến nha vì đây là vấn đề nhạy cảm
lên đây là để học hỏi kinh nghiệm và trao đổi kiến thức
nên rất mong các anh chị biết gì thì hồ hởi chỉ bảo cho dàn em với nha. cám ơn các anh chị rất nhiều
Tụi tui cũng ko bít nhìu gì đâu bạn ui! Bít gì là tui nói hết cho các bạn rùi đóa.
Tui ko fủ nhận điều bạn nói là sai nhưng nếu bạn có giáo trình thì mới OK vì thầy cô đã biên tập hết rồi, đọc vô rất dễ hỉu. Nếu các bạn muốn nghiên cứu trước e rằng hơi bị khó đấy vì phải đọc hết rất nhìu sách. Bạn cứ chờ đi nhé.
Àh, tui nhớ là vô cơ 1 đặc điểm là gần giống với vô cơ đại cương (nhưng có thêm vài chương về tinh thể học, các phân nhóm chính -phụ), nghĩa là học các thuyết về liên kết (VB, VSEPR, MO), các loại liên kết (ion, CHT, Van der Waals…); tác dụng phân cưc…vv…Nói chung là các bạn nên nhồi kỹ lại vô cơ đại cương, nhồi càng kỹ thì khi học & giải quyết các vấn đề vô cơ sẽ nhẹ nhàng hơn.
Chúc học tốt! Thân!
tui cho một đề tài để thảo luận vô cơ 1 và 2 nha:
thứ nhất: phân biệt thủy tinh lỏng, thủy tinh hữu cơ và thủy tinh thường khác nhau ở chỗ nào?
thứ nhì : tại sao kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng đần theo khối lượng
:nhau ( mới đầu thì sơ sơ vậy thôi ha, bữa sau tui sẽ post nhiều hơn cho tụi mình thảo luận
chúc các bạn sẽ vui vẻ và học tốt hơn :tuongquan
Theo moi:
Câu 1:
+Thủy tinh lỏng: Na2SiO3
+Thủy tinh hữu cơ: plexiglas - polymetylmetacrylat
+Thủy tinh thường: SiO2
Câu 2: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thì dựa trên kiểu cấu trúc mạng tinh thể, năng lượng mạng, lực Van der Waals.
Các a e & tranngnuyen cho ý kiến với nhé .
các bác nói cho em biết trogn mạng tinh thể ion ứng với các mạng mà nguyên tử trung tâm có số phối trí là 12,8,6,4 thì thường thấy trong ô mạng tinh thể nào vậy?
nếu có hình thì cho em luôn nha
dạo này bận quá không có thời gian xem sách luôn nên lên đây hỏi các bác cho lẹ …hìhi
Mình chỉ nêu một vài thí dụ thôi nhé:
(1) Một trong những cấu trúc phổ biến của hợp chất dạng ABO3 là perovskite. Perovskite có thể là hợp chất 2-4 (A2+ và B4+) hay 3-3 (A3+ và B3+). Trong hợp chất loại này, cation lớn (A2+ hay A3+) có số phối trí 12 trong khi cation nhỏ (B4+ hay B3+) có số phối trí bằng 6. Một số hợp chất dạng này: CaTiO3, SrTiO3, BaTiO3, PbTiO3, LaMnO3…
(2) Trong hợp chất dạng AX thì
-Số phối trí 8 thường thấy trong các hợp chất của cation với kích thước khá lớn. Cấu trúc tiêu biểu là cesium chloride (CsCl). RbCl cũng có cấu trúc này.
-Khi cation có kích thước nhỏ hơn thì đa số hợp chất AX lấy số phối trí 6. Cấu trúc của rocksalt (NaCl) là tiêu biểu cho nhóm này. Một số hợp chất có cấu trúc này: NaF, NaCl, KCl, MgO, CaO, MnO, FeO, CoO, NiO… Cấu trúc NiAs cũng cho ra số phối trí 6 và nhiếu chalcogenides có cấu trúc này (NiS, CoS, MnSe…)
-Số phối trí 4 thưởng thấy trong những hợp chất mà cation bền vũng ở cấu hình tứ diện. Số phối trí này thường xuất hiện trong các hợp chất của Zn và Cd. Hai cấu trúc tiêu biểu nhất là sphalerite và wurtzite (cả hai đều là ZnS).
(3) Trong hợp chất dạng AX2 thì
Trong cấu trúc fluorite (CaF2), cation có số phối trí 8. Ngoài CaF2, ZrO2 ở nhiệt độ cao, CeO2 và UO2 cũng có cấu trúc này.
Trong cấu trúc rutile (TiO2), cation có số phối trí 6. Fluorides của kim loại chuyển tiếp thường có cấu trúc này.
???
Đã cho em tên gọi của những kiểu mạng tinh thể này rồi mà!
-Perovskite structure
-Cesium chloride structure
-Rocksalt structure
-Nickel arsenide structure
-Sphalerite and wurtzite structures
-Fluorite structure
-Rutile structure