Cô lập hợp chất thiên nhiên bằng phương pháp sắc kí cột

Hiện nay bạn em đang làm đề tài về hợp chất thiên nhiên và gặp khó khăn sau:

Bộ phận của cây nghiên cứu là rễ cây (loại rễ cọc) (có hoạt tính chống viêm theo kinh nghiệm dân gian).

Sau khi ly trích với Methanol trong 3 h (trích nóng) thu cao thô. Chiết cao thô với ethyl acetate và dùng cao này để chạy với các phân đoạn.

Ở phân đoạn MeOH:CHCl3 (8:2) có 1 vệt dài trong đó có 2 chấm tròn nhưng em đã dùng nhiều hệ dung môi (với các dung môi thông dụng như MeOH, CHCl3, CH3CN, H2O) nhưng vẫn không tách ra được 2 (các) chất này.

Mong các anh chị có kinh nghiệm về hợp chất thiên nhiên giúp đỡ. Em xin cảm ơn.

PS: Em cũng đang gặp khó khăn về việc định danh cây đang làm vì gửi mẫu ở 3 nơi trả về 3 kết quả khác nhau (nhưng cùng họ ô rô).

mình cũng vừa làm luận văn tốt nghiệp về hợp chất tự nhiên (ancaloit trong cây dừa cạn hoa trắng ở quảng nam), theo kinh nghiệm của tôi thì trong trường hợp này bạn nên dùng mọt hệ nhiều hơn hai dung môi. mà bạn cũng nên nói rõ bạn định táhc loại hợp châá nào trong đó chứ?

Hiện nay bạn em đã chạy được 2 bản có 1 vết tròn (bản mỏng silicagel pha thường)nhưng khi chạy pha đảo thì 1 bản có 2 vết còn 1 bản có 4 vết. Hiện đang cố gắng xử lý, nếu được anh có thể pm cho em email hoặc số điện thoại để em liên lạc cụ thể. Xin cảm ơn anh.

Bạn Hovietduc ơi ! bạn ở QN à? Bạn vừa mới làm đề tài về cây dừa cạn. Vậy bạn có thể post lên diễn đàn cho vài bài báo mà bạn đã nghiên cứu hoặc pp bạn mới vừa làm. Nếu bạn giấu nghề ko post đề tài của bạn thì có thể post cho vài tài liệu mà bạn tâm huyết về pp chiết tách, phân lập alkaloid từ cây dừa cạn (catharanthus roseus). Xin cảm ơn nhiều…

Có thể dùng những dung môi nào vậy anh? Chỉ cho tụi em biết được ko? anh có thể đưa một số bài lên diễn đàn này được ko? cảm ơn anh nhiều… :welcome ( có phải anh ở QNam ? Em là dân xứ Quảng đây??? :24h_057:

Golddawn đọc thấy bài này thì muốn góp ý kiến như sau. Bên hữu cơ có rất cán bộ trẻ, đặc biệt là trong nhóm của hai cô Liên Hoa và cô Phi Phụng. Nếu như các bạn là sinh viên của khoa thì trước tiên các bạn nên hỏi trực tiếp các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ. Thứ hai là các bạn dùng các tài liệu tham khảo của các sinh viên khóa trước. Nói về chạy cột sắc ký, golddawn mù tịt. Tuy nhiên, nguyên tắc của nó có thể tham khảo trong các tài liệu cơ bản về sắc ký. Kỹ thuật nhồi cột cũng khá quan trọng, chuẩn bị mẫu để cho vào cột… là các thứ các bạn phải làm hoàn hảo trước đã. sau đó, dựa trên sự tương đồng về khung cấu trúc của các chất các bạn cần quan tâm để lựa ra một chế độ dung môi thích hợp (ở đây là tính phân cực của dung môi). KHi phần sắc ký thô xảy ra xong rồi thì các bạn điều chỉnh độ phân cực của dung môi rửa giải để tách tốt hơn. Một vài ý kiến sơ đẳng, nằm ngoài chuyên ngành của golddawn, đơn thuần và sự gợi ý. P/S: Dân xứ Quảng Nam nổi tiếng là cần cù, chịu khó. Chúc các bạn hoàn thành tốt đề tài của mình.

Đọc được bài này hơi trễ nên không biết có giúp gì cho bạn được không :frowning: Theo dõi mấy bài của bạn viết chắc bạn cũng đã đọc nhiều sách về cô lập hợp chất thiên nhiên rồi.Vậy thì xem như bạn đã biết những cái cơ bản ( trong sách viết vậy thôi nhưng thực tế khác xa lắm ). Về vấn đề bạn hỏi các xử lý thì thật sự không thấy được sắc ký lớp mỏng của bạn nên không thể giúp gì được, nếu được bạn hãy post kết quả sắc ký lớp mỏng lên mới nói tiếp được. Một vấn đề khác là dung môi bạn sử dụng giải ly hơi lạ, KHÔNG KHI NÀO sử dụng silica gel pha thường mà sử dụng hệ MeOH : CHCl3 ( 8 : 2 ) chắc bạn viết nhầm, vì tỷ lệ dung môi MeOH khoảng 30% đã có thể hòa tan silicagel pha thuận. Và cũng chưa thấy ai dùng ACN chạy cho pha thường hết.

Đối với pha thường các hệ dung môi thường sử dụng : MeOH, Acetat etil , aceton, CHCl3 , hexan ( eter dầu ), CH3COOH ( rất ít )

Pha đảo : Nước , MeOH, ACN

Cám ơn bạn rất nhiều, ở trên mình viết nhầm, phải là CHCl3: MeOH 8:2, còn acetonitril mình dùng chạy pha đảo. Hiện nay thì bạn mình đã đi đến giai đoạn cạo bản, vì lượng chất còn quá ít nhưng vẫn bị hiện tượng là khi cạo chỉ có 1 vết nhưng sau khi giải hấp thì lại lên 2 vết, cạo lại 1 lần nữa thì 1 vết nhưng chạy pha đảo lên 4,5 vết. Bị nhiều lần vậy rồi nên bạn mình cũng thất vọng nhiều lắm nhưng thời gian còn ít nên phải chạy nước rút và cố gắng hết mình thôi, mình có đề nghị post hình TLC lên để mọi người cùng trao đổi nhưng vì nhiều lý do tế nhị nên không thực hiện được, mong các bạn thông cảm. Dù sao đi nữa cũng chân thành cám ơn các bạn rất nhiều, mong rằng đề tài này sẽ là nơi trao đổi tiếp những vấn đề về cô lập hợp chất thiên nhiên bằng sắc kí cột. Một lần nữa xin chân thành cám ơn các bạn.

Không có gì đâu, là chuyên môn nên biết chút thôi. Hiện nay ngoài cách cô lập bằng sắc ký cột, nếu hợp chất quá khó tách có thể sử dụng HPLC điều chế, phương pháp này rất hay và hiệu quả chỉ có điều do sử dụng HPLC nên giá thành khá đắt ( khoảng 1M cho mỗi mẫu, hiệu suất thu hồi khoang 70% ). Seminar chuyên ngành kỳ này có một bạn làm về HPLC điều chế ( preparative HPLC ) bạn nào muốn nghe cho biết thì 15/7 có thể đến bộ môn hóa hữu cơ để nghe chơi ( nghe thui, thắc mắc gì thì hỏi nguời hướng dẫn bạn đó nha :b )

mình có 1 hh các alkaloid được tách ra từ cây dừa cạn. Mình muốn tách từng alkaloid ra thì dùng pp nào anh SHADOW ơi ! Nếu dùng HPLC ở VN mình thì có thể cô lập được ko ? Giá cả bạn nói là 1 triệu hay 10 triệu vậy?

Alkaloid có hoạt tính chống ung thư từ cây dừa cạn đã được nghiên cứu rất nhiều , bạn thử tìm trong thư viện khoa Hóa tài liệu về cây dừa cạn thử xem người ta làm thế nào. Tui có biết một người là cô Đoàn Thị Hồng Nhung của bộ môn Hóa hữu cơ hiện cô đang công tác ở Pháp, đề tài thạc sỹ của cô là làm về cây dừa cạn. Sinh viên khóa 03HC cũng có một nhóm đã làm nhưng không thành công vì alkaloid đó hàm lượng rất thấp,rất khó cô lập. Chỉ biết đến vậy thôi vì chưa có thời gian nghiên cứu sâu hơn nên cũng không biết là alkaloid gì :24h_093: Về cách cô lập thì alkaloid do tính base của nó nên ngoài cách cô lập như các chất thông thường nó còn có quy trình cô lập riêng ( quy trình này sẽ giúp tách được các alkaloid ra khỏi các phần khác ). HPLC điều chế hiện có sử dụng đầu dò UV, nên nếu chất bạn hấp thu UV thì có khả năng có thể tách được, giá tiền là khoảng 1 triệu tùy theo mẫu ( mẫu đưa vào điều chế bằng HPLC phải tương đối sạch chứ không phải như dạng cao ban đầu ). Máy này hiện có ở phòng phân tích trung tâm ĐH KHTN, bạn có thể liên hệ với phòng để biết thêm chi tiết :hun (

Mình tò mò quá. Nếu cô lập ko thành công thì thế nào? Vì đề tài tốt nghiệp ThS mà ??? Mẫu phải tương đối sạch à? Bạn có thể cho địa chỉ của TT này ko?

Phòng phân tích trung tâm nằm tại trường đại học Khoa học tự nhiên đó, nó nằm ở B16 hay gì đó :slight_smile: Nếu không cô lập thành công thì làm cái khác chư bít sao giờ. Mà trước khi làm phải tìm tài liệu cẩn thận đã . Mấy hôm nay bận quá không tìm giúp bạn được, vô mấy thư viện tìm thử nghe !

Xin chào các bạn.Mình là thành viên mới của diễn đàn. Đọc các bài viết của các bạn, mình cũng muốn góp một câu trả lời và một câu hỏi. -Khi các bạn thử trên bản mỏng mà thấy có 2 (thường chỉ 2 mới có thể được) vệt tròn, tốt nhất là các bạn không nên cố tách nữa, mà cố gắng làm sạch để trên bản mỏng chỏ còn lại 2 vết tròn như thế là quá thành công rồi, vì chất của bạn có thể là hỗn hợp 2 chất nhưng xác xuất cao nhất là hỗn hợp 2 chất đồng phân của nhau. Hiện nay, đây là một hướng nghiên cứu rất ưa thích tại viện hoá học bở vì các chất mà chúng ta có thể tách được thì có 99% là chất cũ (đã biết) do đó hỗ hợp thì quá tuyệt vời (nhưng với điều kiện là người giải phổ cho các bạn phải là người giỏi, đặc biệt là có kinh nghiệm thâm niên, chứ nếu ko sẽ làm sailệch kq.

  • Hiện nay mình cũng đang rất quan tâm đến ankanoit,nhưng kỉ thuật về cột sắc kí pha đảo và các pp tách chiết ankanoit mình hoàn tàon mù tịt. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn, đặc biệt là bạn hovietdưc. Xin cảm ơn

Em thấy anh Shadow nói đến vấn đề sử dụng HPLC điều chế. Xin hỏi anh địa chỉ cụ thể của nơi chạy HPLC điều chế mà anh bảo để em gửi mẫu đi tách. Hiện nay em cũng đang gặp khó khăn trong đề tài của em. Cảm ơn anh!

Theo mình thì nên cố gắng tách bằng các phương pháp có sẵn trong Lab của các bạn trước khi đem đi thuê chạy trên pHPLC. Thứ nhất là vì thiết bị này chưa thịnh hành ở VN và thứ hai là tốn kém. Một số điểm bạn cần cố gắng làm trước khi bó tay ngồi chờ cứu viện của các thiết bị mà bạn không có sẵn, theo tôi như sau: -Cố gắng tách các vết ra khỏi nhau trên bản mỏng phân tích, anlytical TLC-0.25 mm , với sự khác nhau của ∆Rf ít nhất là 0.015. Khảo sát với thật nhiều hệ dung môi khác nhau vì có thể hệ này không tách nhưng sang hệ khác nó lại tách, vì để tạo ra một resolution đủ lớn thì các bạn biết rồi là nó phụ thuộc vào tính phân cực (polarity) và tính lựa chọn (selectivity factor) của hệ dung môi (còn yếu tố khác như pha tĩnh là silica gel thì đã bị cố định bởi nhà sản xuất mất rùi). Các giá trị Rf nên nằm từ 0.25 -0.55 vì trong khoảng này có sự ổn định khi chuyển sang tách trên cột silica gel (40-63 µm) với cùng 1 loại dung môi. Nếu chạy sắc ký cột nhanh FCC thì cần ∆Rf ít nhất là 0.1 thì tách mới dẽ không thì sẽ cần chạy trên cột có chiều cao và chạy chậm để tách các ∆Rf khoảng 0.03. Với các alkaloid thì người ta dùng thuốc thử Dragendoff và hay dùng hệ dung môi TCM/MeOH hoặc TCM/M/nước đôi khi cần thêm các bazo vào như là TCM bão hòa NH3 hoặc bazo hưu cơ. Để thay TCM người ta hay dùng DCM cho đỡ đôc. Như tách hiệu quả thì TCM vẫn hữu dụng hơn dù là trên TLC khoẳng cách Rf gần giống nhau, điều này là do hệ dm có TCM với hệ có DCM thể hiện tính lựa chọn khác nhau. Tính lựa chọn thể hiện rõ nhất khi tách các terpenoids đang dùng hệ dung môi H/EtOAc mà chuyển sang chạy DCM/ AC hoặc TCM/MeOH có độ phân cực tương đương (khoảng cách Rf như nhau), ở 1số ít trường hợp vết thấp chuyển vị trí cho vết cao và ngược lại, cứ như trên RP-TLC vậy.<o:p></o:p> Với các hỗn hợp phân cực như peptides, saponins, glycosides hoặc flavonoid glycoside thì khó tách hơn, người ta vẫn thích dùng TCM/MeOH/nước như 70/30/3; 30/9/1; 65/25/4; 65/35/10; BuOH/AcOH/H2O = 5/1/4; EtOAc/MeOH/H2O = 8/1/1 hoặc EtOAc/MeOH/H2O/toluene = 100/15/14/2 và rất nhiều hệ khác hiệu quả tách cao. Chúng ta chỉ cần khảo sát kỹ thì chọn được hệ dung môi thích hợp dễ tách, dễ cô cất dung môi, rẻ tiền và không độc hại.<o:p></o:p> Với các hỗn hợp nhỏ hơn 50 mg thì chay cột nhỏ từ các pipet nhỏ hoặc ai biết đổ pTLC thì càng nhanh, đưa chất lên bản mỏng và triển khai sau đó cạo ra và rửa giải trong 1 pipet nhỏ là đủ. Chỉ cần độ tinh khiết 94-95% là chạy NMR ngon lành rùi. Đôi khi hỗn hợp đồng phân 85-90 % cũng phải chịu thôi.<o:p></o:p> Cuối cùng nễu qua rất nhiều hệ dm mà vẫn không tách được trên TLC thì thôi đành test thử với RP-TLC vậy thôi. Tiếp theo là tách thử trên RP-SPE như Sep-Pak C18 trước khi dựng cột C18 lên. Nếu mà vẫn không tách được trên open ODS (Đôi khi SEPABEADS hạt nhỏ hoặc Diaion HP-20 chạy với dm MeOH/H2O hoặc Sephadex LH20 với hệ dm H/DCM/MeOH = 5/5/2; DCM/MeOH =5/5 hoặc MeOH lại có thể giải quyết được) thì đành mang ra cầu kiu pHPCL.

Mình đang làm bảo vệ tốt nghiệp về nghiên cứu thành phần hóa học cây rau sam (portulaca oleracea l.)mình đã tìm ở các thư viện Quốc gia , thư viện kỹ thuật ( 24 lý thường kiệt HN) và thư viện DH Dươc HN … nhưng chưa tìm được đề tài nào về cây này, có bạn nào biết có ai đã từng làm về cây này hay báo cáo nào về cây này có thể giúp mình không ? mình rất cảm ơn các bạn

may anh chi ơi giúp em vói em đang tim hiểu về cay lục bình ( bèo tay) anh chị nào biết trong cay lục binh thì tôn tại những chất thien nhiên gì giúp em nha …

Trên mạng và trong báo mình cũng thấy nhiều bài về cây rau sam. thường là về phần chữa bệnh. còn về khóa luận tốt nghiệp hay đề tài ở trường bạn thì mình không biết. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cái khác ngoài việc để viết đề tài thì bạn có thể tìm trên các báo: Sức khỏe đời sống, Tạp chí dược học hoặc một số sách về dược liệu hoặc dược cổ truyền là có đó. Nhưng tài liệu khá cũ vì bây giờ cây này không mang tính thời sự như cách đây mấy năm. Hi.

Hi. Cái đó em có thể tìm hiểu trong một số sách về Cây thuốc mà. Nếu là vì mục đích tìm hiểu để thêm hiểu biết thì em nên học cách tra sách, báo và bài viết sẽ tốt hơn là đi hỏi đó. Học ở trường không quan trọng việc ta nhớ được hết bài trong sách không mà với khối lượng kiến thức lớn trong trường thì ưu tiên đầu tiên là biết cách tra cứu đó em. Cố lên nha.