Cô lập hợp chất thiên nhiên bằng phương pháp sắc kí cột

cám ơn các bác. em đang làm bài liểu luận vế cây luc bình nhưng em tìm hoài vẫn không thấy thanh phần hóa học của cây lục bình cả. nhưng dù sao cũng cảm ơn các bác đã chỉ dáo

Hi moi nguoi,

Minh cung da lam master ve hợp chất thiên nhiên nên ko biết kinh nghiệm này có giúp được cho các bạn không.

Thứ nhất về hợp chất thiên nhiên, khi bạn chọn đề tài thì bạn đã xác định họ hợp chất mà mình cần nghiên cứu. Sau đó chọn cây, hoặc họ cây. Tiếp theo là chọn phương pháp chiết các chất ra khỏi các bọ phần của cây, thượng la ngâm chiêt, chiết soxlet hoặc chiết bằng microwave. Sau đó nếu có nên đi chạy GC-MS hoặc HPLC-MS dịch chiết để xác định các chất trong dịch chiết gồm là gì, chất nào biết rồi, chất nào chưa biết, chất nào cần tách sau đó mới tìm phương pháp tách chất.

Có thể dùng sắc khí cột, dùng HPLC,… tuy nhiên trong diều kiện các bạn làm ở VN nên dùng sắc ký cột vì cái đó các bạn tự làm còn HPLC thi các ban sắc ký cột sơ bộ và gửi đi để nhờ các trung tâm tách.

Đối với sắc ký cột thì mình thấy bạn ancistrocladus đề cập khá kỹ rồi mình cũng xin lưu ý thêm về lượng chất bạn chạy, kích thước cột, lượng chất pha tĩnh cần thiết để tách được các chất vì nếu lượng chất lớn, cột nhỏ thì không thể tách chất ra khỏi nhau đươc (xem bài báo đính kèm). Bên cạnh đó, với HCTN thường tồn tại các dạng đồng phân không gian (có thể R, hoặc S, co thể cis - trans-, alpha,beta,…) những cái đó thì rất khó tách bằng sắc ký cột vì các dạng có thể chuyển đổi qua lại với nhau, nên nhiều trường hợp trong hệ dung môi này thì chỉ có 1 vạch nhưng khi chạy hệ dung môi khác thì nó lại 2 thâm chí 3 đến 4 vạch. Khi đó nên chọn hệ dung môi nào thể hiện 2 vạch rõ ràng và có thể tách bằng HPLC và các bạn chạy HPLC là có thể tách được. (chứ chỉ dựa vào sách ký cột thì thật sự khó để tách được ra chất tinh khiết).

Vấn đề giải phổ thì mình nghĩ là cũng không đến nổi khó lắm đâu. Vì hầu như hợp chât ma các ban tách đã có người nghiên cứu hoặc đề cập trước rồi. Điều cốt yếu là bạn phải có tài liệu tham khảo về nó (ở các bài báo trên các tạp chí). Hồi mình làm để tài thạc sỹ ở VN thấy giải phổ rất khó vì không có tài liệu tham khảo, nhung hiện nay làm PhD ở nước ngoài và có một thư viện tốt thì thấy chỉ cần bạn tách được chất. Đo phổ IR, UV, 13C, 1H,MS giải và so sanh kết quả với các tài liệu là thấy ngay.

Có một kinh nghiệm nữa mình thấy cũng bổ ích với một số bạn là nên đọc tài liệu nhiều trước khi bắt tay vào làm thực nghiệm. Vì nếu bạn không biết mình sẽ làm gì thi khi vào phongd TN các bạn chỉ tốn thời gian thôi. Hay các bạn không biết mình đang tách chất nào thì khi sắc ký cột rất khó mà tách được vì không biết nên chọn hệ dung môi như thế nào.

Mình xin đính kèm hai bài báo khá hay về SKC và phổ NMR nếu các bạn có thắc mắc gì về tài liêu, phổ, sắc ký thì xin cứ trao đổi nhé. (bằng tiếng anh, nhưng mình nghĩ cũng không khó đọc đâu)

Chúc các bạn thành công, Thân ái,

Cho mình hỏi TCM, AcOH là viết tắt của chất gì vậy. mọi người cho mình một số hệ dung môi thật phân cực đc ko,phân cực cỡ Bu:H20:Acid Acetic=411. Cám ơn mọi người

mình đoán TCM là tetraclorometan CCl4, AcOH là axit axetic CH3COOH, Ac là viết tắt của nhóm acetyl CH3-C=O, và bạn hỏi hệ thật phân cực để làm gì, chạy cột pha đảo C18, hay để chạy HPLC… thông tin hỏi cụ thể hơn sẽ có giải đáp cụ thể, mình đoán bạn đang tìm hệ phân cực để chạy cột tách chất, bạn có thể nêu thông tin các vết trên bảng chấm TLC của bạn, mọi người sẽ góp ý thêm, thân

Mình định tách chất trên TLC thôi vì lượng của mình chỉ có 50mg rồi cạo bản mỏng. Trên bản mỏng, với hệ Bu:H2O:AcOH=5:5:0,8 (lấy lớp trên) thì cho vết gần như hình số 8 (thật ra thì 2 vết chồng lên nhau khá khít),ngoài ra còn có tạp nữa.Mình đã thử thay đổi mọi tỉ lệ nhưng không tách đc 2 vết ra, đã chạy qua Clo:Me:H2O=65:35:7, và Bu:H2O:AcOH=5:4:1 nhưng vẫn ko tách đc. Chất của mình đc lấy ra từ cột pha đảo, có điều lạ là mình chạy hệ dung môi MeOH:H2O=1:15 mà vết vẫn ở trên đỉnh sát đường dung môi khi đốt có màu tím (chứng tỏ nó không phải là đường?) nên mình dùng hệ MeOH:H2O=1:2 (vết vẫn ở trên đỉnh).Nguồn gốc chất của mình là như vậy,bây giờ lượng còn rất ít nên chắc chỉ cạo bản thôi.

TCM la triclometan (cloroform), minh chua thay ai chay cot bang ccl4 ca.

bạn thử dùng hệ etyl acetat:acid acetic:nước (50:11:13) xem thế nào nha.Hệ này mình dùng cho pha thường.Nếu được kết quả tốt thì báo cho mình biết với nha.

Hệ EtOAc:MeOH:H2O=8:1:1 không đồng tan, mình đã thử EtOAc:MeOH:H2O=6:1:1 mà cũng ko đồng tan (mà có phải EtOAc là viết tắt Ethyl Acetat ko, hic)

chính xác EtOAc la ethyl acetat, hệ ko đồng tan bạn có thể lấy lớp trên hoặc lớp dưới thử xem

Đúng, EtOAc là Ethyl acetat. Nhưng không có chuyện hệ EtOAc:MeOH:H2O = 8 : 1 : 1 không thể hòa tan đồng thể với nhau (chỉ là hơi khó chút xíu thôi à). Bạn nên lắc thật kỹ hệ dm sau khi pha, nếu không được hãy kiểm tra lại độ tinh khiết của dm (có thể trong EtAc và nhất là MeOH trước đó đã lẫn nước). Bạn cũng có thể tăng tỷ lệ của MeOH lên 1.5 hoặc 2, 2.5,… để tìm hệ tách phù hợp với chất của bạn.

hi,

he EtOAc:MeOH:H20 = 8:1:1 chac chan dong tan. Minh da chay cot voi he do. Tuy nhien khi chay cot ban phai chung cat de thu EtoAc tinh khiet, MeOH phai lam khan voi Mg turnings and I2. H2O phai lay nuoc cat 2 lan, hoac nuoc cat de chay HPLC la tot nhat. Khong nen tang MeOh len qua 20% vi nong do MeOH cao se hoa tan silica gel.

Truong hop neu silicagel bi hoa tan, ban nen tim 1 dung moi nao do ko hoa tan silicagel nhung hoa tan chat cua ban de tach.

Chuc thanh cong,

Bạn Power ơi,MeOH ko thể chiếm quá 20% đc à, mình thấy 1 hệ rất đc mọi người yêu thích là ChCl3: MeOH: H2O=65:35:7, ko biết dùng hệ này có đc ko? Nhân đây, mình cũng có vài câu hỏi xin hỏi ý kiến mọi người vì mình mới bước chân vào nghiên cứu nên cũng …hơi ngu: Thứ nhất, vết trên bản mỏng có Rf=2-3 thì khi đưa lên cột sẽ tách tốt?thế nhưng chỗ mình vẫn hay chọn hệ dung môi cho vết khá thấp, thường chỉ khoảng 0,5 thôi. Thứ 2, tốc độ dung môi cho chạy qua cột có liên quan gì đến Rf của vết cần tách hay ko và nếu dung môi khi chạy qua bản mỏng kéo rất lâu thì khi đưa lên cột có cho dung môi chạy chậm ko? Thứ 3, vì sao khi chọn đưa dung môi lên cột thì hay cố tìm hệ dung môi nào cho vết tròn, vì mình thấy nhiều hệ dung môi cho vết hình chữ nhật dù chất khá sạch? Thứ 4, câu hỏi này hơi ngu mong mọi người đừng cười, có phải chất nào trên cột mà ra càng sau thì càng sạch, chắc chắn? Thứ 5, mình rất thích dùng hệ có acid Formic, và hay đưa lên cột với tỉ lệ dưới 5%, ai có kinh nghiệm về hệ này có gì cần lưu ý mong mọi người chỉ giúp Thứ 6, mình đưa hệ dung môi lên cột có diclorometan lên cột thì bị hỏng, không biết có phải do nhiệt độ bay hơi của DCM quá thấp? có ai từng đưa diclorometan lên cột chưa? Và cuối cùng mình xin chia xẻ với các bạn về phương pháp chiết pha rắn. Phương pháp này có thể thay thế các phân đoạn chiết trong bình gạn, hoặc sau khi mình chiết xong các phân đoạn trong bình gạn rồi thì vẫn có thể đem các phân đoạn đó chiết pha rắn với các dung môi có độ phân cực tăng dần, mình thấy phương pháp rất hay giúp tìm hệ dung môi dễ hơn nhiều, ko biết mọi người làm phương pháp này nhiều chưa. Cám ơn mọi người đã ‘chụi khó’ đọc bài mình, và thank …nhiều nhiều nếu có hồi âm cho mình!

Hi,

Thong thuong thi neu luong methanol qua 20% se hoa tan SiO2. Tuy nhien SiO2 lai ko xuat hien pic tren pho NMR va lai ko tan trong mot so dung moi chay NMR thong thuong nen mot so truong hop van co the chay cot voi MeOH tren 20% (tuy nhien ban ko the phan tich hoa hoc, hay nghien cuu cac tinh chat khac cua chat duoc tach,… nen ko nen dung qua 20%).

cau thu nhat: tuy thuoc vao chat can tách, tuy nhien nen lay dun moi xuat phat Rf cho chat can tach khoang 0,1-0,2 la tot.

Cau thu 2: Có. Tuy thuoc vao khoảng cach Rf cua các chất, va kích thước cột. Neu chạy các chất co Rf quá gần nhau thi nên chạy cột cao, va chạy thật chậm và ngược lại. Con toc do chay, kich thuoc cot, luong chat… nhu the nao thi ban xem bai bao minh dinh kem o tren.

Câu 3. Thường thì chọn dung moi cho vet tròn, Khi ban chấm vào bản mỏng bao giờ cũng hình tròn. nếu la 1 chât trong 1 hệ dung môi, cùng điều kiện thì tốc độ di chuyển phải bằng nhau nên vet thu được phải la vet tron. Tuy nhiên trong mot so trương hop, do bản mõng, do de ban mong vao binh chay cot ko can bang,… thi vet co the bi bien dang. Nhung chat sach neu dieu kien chay ban mong on dinh thi vet phai tron. Con vet ko tron thi ko sach.

Câu 4. Sạch hay ko ko phai ra truoc hay sau. Tuy theo Rf cua no ma no ra truoc hay sau trong he dm ma ban tach thoi.

Cau 5: minh chay cot voi AcOH 1% thay cung on. Nhung chung cat de thu AcOH tinh khiet cung oai lam nen it dung. Minh nghi cung giong HCOOH thoi.

Cau 6. Minh thuong xuyen chay DCM:MeOH (1-15%), chay rat tot, dac biet la tach cac hctn. Nhung ban nho chung cat DCM va MeOH de dam bao dry truoc khi chay. Ben nay minh chung cat va thu DCM trong khi Ar, dry MeOH bang Mg and I2.

A quyen, mua nay ben VN nhiet do ngoai kha cao nen chay cot voi DCM cung hoi kho. ban nen chay vao luc sang som de thoi tiet mat hon. (minh nghi vay)

Than ai

Vì sao có trường hợp trên bản mỏng cùng hệ dung môi nhưng tùy tỉ lệ khác nhau lúc thì cho 2 vết tròn, lúc lại cho 1 vết tròn 1 vết hình chữ nhật, khi nào cũng chỉ có 2 vết.

Sorry mọi người, mình ghi sai, cùng hệ dung môi nhưng tùy tỉ lệ khi thì cho 2 vết tròn khi thì cho 2 vết hình chữ nhật, như vậy nếu tính tương ứng thì vết tròn là 1 chất thì vết chữ nhật cũng là 1 chất?mà mình chạy lui chạy tới nhiều lần vẫn bị vậy à,như vậy làm thế nào để có sự ổn định Bạn Power ơi, DCM:MeOH (1-15%) nghĩa là tỉ lệ MeOH từ 1-15% hả bạn. Bài báo bạn gởi kèm sao ko thấy đường link

Hi,

Dung roi 1-15% MeOH tuy theo chat minh can tach. cai do thu TLC truoc roi tach.

Bai bao o bai viet dau tien cua minh trong topic nay. ban xem o tren a.

Than ai

Mình đúng là “chưa đi chưa thấy núi Thái Sơn”. Mình cứ nghĩ là vết nào tròn thì là một chất mới chết chứ. Không ngờ khi chạy qua chạy lại nhiều cái cột thì nó bung ra không biết bao nhiêu vết. Cảm ơn mọi người, đặc biệt là bạn power nhé!

Hi, Ko co gi dau. Nhung minh nghi ngo sao ban chay di chay lai ra nhieu chat vay? Can than keo dung moi, hoac dung cu ko sach lam hu mau cua ban.

Co gi can trao doi thi nhan lai nhe

chuc thanh cong

Các bạn ơi, cho mình hỏi có khi nào có hiện tượng với hệ dung môi 1, Rf vết A cao hơn vết B mà trong hệ dm 2 Rf vết B cao hơn vết A ko?

hi,

Cai do minh nghi la co. Tuy theo he dung moi thoi. Nhung rat hiem. Minh cung da gap 1 lan roi, nhung ko nho ro la he nao ca. Lan do minh chay lan 1 voi he dung moi 1 (lay chat ra truoc) thay tach duoc chat nhung ko sach, chay NMR xac dinh duoc chat, sau do chay lai voi he dung moi 2 va lay chat ra truoc minh dinh ninh la chat can tim va no kha sach tuy nhien sau do minh chay NMR lai la chat thu 2 cua lan 1.

Cai nay minh thay xay ra khi cac chat co Rf kha gan ngau nhau. Nhung rat hiem, nhung can than van hon