Chuyên đề nhận biết - tách chất

Bác nào cần BT nhận biết, tách chất thì download Tại Đây

Bài 1. Hãy nhận biết các chất sau trong các lọ mất nhãn : phenol, nước brom, sulfuric acid (đặc), barium chloride, sodium hidroxyl, sodium chloride, potassium hidroxyl, potassium chloride, methanol, hydrochloric acid. Biết rằng trong tay đang có một lọ C6H4(COOH)2. Không được dùng thêm chất nào khác. (Bài này là do em tự nghĩ ra, nếu sai ở chỗ nào, xin các anh chị sửa giúp…).

Nhận biết các dd sau : H2SO4 (đặc), HCl, HCHO, KMnO4, CuSO4, NaOH, MgCl2, AlCl3, CaCl2, BaCl2, KCl, NaCl, FeCl3. Chỉ cho các chất trên phản ứng với nhau. Không điện phân, không cô cạn, không quang phổ, không dùng thêm hoá chất nào khác… (lưu ý : giải bằng cách giải phổ thông).

Phiên dịch một chút nhé : nhận biết C6H5OH, nước brom, H2SO4 đặc, BaCl2, NaOH, NaCl, KOH, KCl, CH3OH, HCl, biết trong tay có một lọ C6H4(COOH)2 (phthalic acid), không dùng thêm hoá chất nào khác. Bài này không có trong sách nào đâu…

Cho em hỏi : làm sao để tách riêng biệt các chất trong hh BaSO4 và SrSO4?

Hi vọng là sẽ sớm có hồi âm:D:D :nhacto (

Cái này dùng kết tủa phân đoạn thôi. Nếu thấy có vấn đề thì để ý ở điểm “tích số tan thay đổi theo nhiệt độ nhé” Sorry nhé, đi làm về coi World Cup nên ko online, hic, lỡ cá độ nên phải theo sát.

Anh thử trình bày 1 cách cụ thể giùm em với:D Em nghe nói là có thể dùng dd Na2CO3 để tách . Anh thử giải thích giùm em nhé:D:D Thanks nhiều:D

có NaOH thì nhận được BaCl2 oài… đỗ lung tung dzô… oài coi thàng nào hòa tan được cái cục kết tủa đóa là axit oài… tách nhóm dza… còn thàng Br thì nhận được ngay oài… mày đỏ kh2 mòa… oài… em mới học lớp 9 nên biết nhiu đóa thoai anh! :leuleu (

sorry rồng vàng nhé, lần trước mình trả lời tầm bậy rồi. Ở đây chúng ta có 2 muối rắn màu trắng SrSO4, BaSO4 trộn lẫn vào nhau, cả hai đều không tan trong H2O. Vậy làm sao để tách 2 kết tủa trắng này ra khỏi nhau. Về cơ bản, chúng ta cần tìm 1 anion, 1 dd nào đó có thể hòa tan được 1 muối và không hòa tan được muối còn lại, hiện tại mình cũng không nghĩ ra là cái chi cả. Rồng vàng nói là nghe phông phanh về Na2CO3 nghĩa là dùng anion CO32-, cái này thì mình tra Ksp(tích số tan) thì BaSO4, BaCO3 là ngang nhau cỡ 10-10, còn SrCO3 là 5,6.10-10; SrSO4 là 10-7. Xem ra cũng có cơ hội vì chênh lệch đến 1000 lần. Tuy vậy, giả sử mình hòa hỗn hợp 2 muối này vào dd Na2CO3 thì chuyện gì xảy ra: SrSO4 sẽ chuyển thành SrCO3 và cũng kết tủa (trắng). Ta được hỗn hợp mới là BaSO4 và SrCO3 cần phải tách ra, lúc này cả 2 kết tủa này đều có Ksp ngang nhau. Làm sao nữa đây??? Chúng ta nung hỗn hợp này lên, SrCO3 sẽ chuyển thành SrO còn BaSO4 vẫn bền được ở điều kiện carbonat bị phân hủy, vạy là ok rồi, cho hỗn hợp vô dd HCl chẳng hạn, SrO tan vô, BaSO4 thì vẫn không tan. Tách được rồi nhé. Hic, lâu lâu làm lại các bài phổ thông thiệt mệt quá.

Thanks anh:D:D Em tìm thấy được chất có thể hòa tan được SrSO4 mà ko hòa tan BaSO4.Đó là Natri Rodizonat (Na2C6O6). Cái đó là em tìm trong cuốn Cơ Sở Hóa Học Phân Tích của A.P.Kreskov Có điều nếu chuyển SrSO4 thành SrC6O6 thì làm sao để tái tạo SrSO4???Em ko biết nên dùng chất nào ? Anh xem thử giùm em nhé ?:smiley:

Trùi, làm đơn giản như anh nói cũng ok rùi. Còn phản ứng với sodium rodizonate thì phải coi là phản ứng ở pha gì thì mới làm tiếp được. Tuy nhiên không khả thi lắm đâu em, vì anh search thấy NaC6O6 này dùng trong kỹ thuật hình sự để nhận dạng chì, nên về mặt giá thành chắc cũng mệt ah. Tuy nhiên anh cũng cám ơn em đã đề cập đến chất này, vì chấy này thú vị lắm, anh sẽ cố soạn 1 bài về chất này hén.

Nước brom là dung dịch duy nhất có màu đỏ . các dung dịch khác không màu. lọ nào để lâu thấy có màu vàng là axit sulfuric đặc. rượu metanol có mùi sốc đặc trưng. cho axit sulfuric đặc vào từng lọ, lọ có kết tủa là BaCl2, lọ tách lớp là phenol.cho acid phtalic vào các lọ còn lại, lọ nào tách lớp là HCl. cho lượng ít BaCl2 vào các lọ còn lại, lọ nào kết tủa là NaOH, KOH. còn lại là NaCl, KCl. đun nóng đồng thời NaCl, KCl, thấy KCl kết tin trước, NaCl kết tinh sau. Cho HCl vào NaOH, KOH, đem sản phẩm đun, thấy KCl kết tinh trước, vậy lọ đã dùng là KOH.

acid sulfuric để lâu có màu vàng, HCHO có mùi đặc trưng, KMnO4 màu tím, CuSO4 màu xanh dương, FeCl3 màu nâu đỏ. HCl, NaOH,MgCl2,AlCl3,CaCl2,BaCl2,KCl,NaCl.Cho CuSO4 vào thấy kết tủa xanh là NaOH. Cho NaOH vào các lọ còn lại thấy kết tủa trắng rồi tan là AlCl3,kết tủa trắng là MgCl2,CaCl2,BaCl2.Chio acid sulfuric vào thấy MgCl2 tan, BaCl2 kết tủa trước, CaCl2 kết tủa sau. KCl,NaCl đun thấy KCl kết tinh trước (cái này là đun chứ không cô cạn, được không dzậy?) Còn lại là lọ HCl. Kiểm tra lại bằng cách đun, thấy có khói mùi sốc bay lên.

Cho em hỏi dùng EDTA được không? BaSO4 tan trong EDTA còn SrSO4 không tan.

ồ , ko dùng EDTA được đâu , nồng độ Ba2+ tự do trong nước rất rất bé , thì làm sao có thể tách bằng EDTA được , cả Sr2+ tự do cũng làm gì còn. Ksp BaSO4 nhỏ lắm 10^-10.

Có điều nếu chuyển SrSO4 thành SrC6O6 thì làm sao để tái tạo SrSO4???

coi thử xem , Ksp của cái nào nhỏ hơn nhỉ. Theo tui nghĩ thì dùng H2SO4 được đó. Vì chắc Ksp của SrSO4 nhỏ hơn của SrC6O6. Cảm nhận là C6O6 2- là 1 dạng ligand tạo phức phải ko?

thật tình thì cũng chẳng biết cái SrC6O7 này tồn tại trong dd H2O hay dung môi hữu cơ nữa, có lẽ trong dm hữu cơ. Nếu vậy thì dùng các muối amin như RNH4Cl sẽ chiết Sr2+được

Các bạn thử giúp mình hoàn thành sơ đồ sau:

Bạn haiph12 coi lại pư 3 cái , sao cộng HCl/t0 mà lại tăng thêm 1 oxi?

Bạn coi lại luôn điều kiện cuả phản ứng (3) và (4) coi đúng hẳn chưa T_T??

Đề thi vòng Hữu cơ chọn đội tuyển đi thi QT năm 2003, câu 2: tổng hợp nicotin. Ở đâu bạn haiph có thứ này??? Về điều kiện phản ứng (3) và (4) là không sai, vì đây là bản đánh máy do chính tay anh đánh cơ mà (đã đối chiếu rất kỹ với đề gốc) Phản ứng (3) là cắt đứt liên kết amit CONH, phản ứng (4) là decacboxyl hóa Thế thôi, bài này xin phép không giải