Cần giúp đỡ mua máy kiểm tra nhựa PVC

Bên mình sản xuất dây cáp điện. Do nhu cầu kiểm tra hàng hóa ngày càng cao, mình được tư vấn nên mua các loại máy sau:

  1. Máy kiểm tra suất kéo đứt và độ giãn dài.
  2. Máy đo tỉ trọng nhựa
  3. Máy đo điện trở cách điện của nhựa
  4. Máy để tạo PVC tấm từ các hạt PVC compound

Mong các bạn trong diễn dàn giúp mình có thể thông tin về nhà cung cấp ở VN bán các loại máy này, mình tìm hoài mà kô thấy. Các máy trên đã đủ để kiểm tra chất lượng PVC chưa?

Mình thấy 4 máy trên cũng tương đối đủ rồi. Bạn liên lạc Mr Phong công ty LMS 0903 789 699, bên đó sẽ tư vấn máy móc thêm cho bạn chọn.

Bên LMS có bác Hà có liên lạc với em, nhưng bác ấy chỉ nói có máy số 1, còn 3 loại còn lại thì không, để mai alô bác Phong thử.

Em thì thấy là còn thêm cái máy dập mẫu dạng chày, tủ sấy và nếu có thể thì mua cả bể dầu gia nhiệt để test các chỉ tiêu chịu nhiệt ấy !!

Công ty đại ca tên la gì vậy? Thời buổi này khách hàng tinh lắm! Muốn có thương hiệu tốt thì mình phải xây dựng phòng thí nghiệm thật đầy đủ mới được.

Bạn Daigiahuy có chỗ nào mua các thiết bị này hướng dẫn dùm mình với. Công ty của mình ở TpHCM, dạng cơ sở nhỏ nhưng mình muốn làm cho đúng mọi chỉ tiêu về chất lượng.

Rât thích cách làm việc của Nicole. Em không biết chỗ mua thiết bị ở đâu nhưng sẽ gửi cho bác ảnh các thiết bị tại phòng thí nghiệm của em. Phần còn lại bác search chỗ mua ở thành phố HCM nhé, em ở ngoài bắc không giúp gì được. Bác vẫn dùng mail và số điện thoại cũ đấy chứ ?

Rất cám ơn bác 14-2, mail của mình: vinhthinh.toan@gmail.com; mobile: +84909251950 Mình nghĩ mua máy sản xuất có thể mua nhầm, nhưng nhất định khi mua máy kiểm tra sản phẩm phải mua đúng loại mình cần. Được anh em trong diễn đàn giúp thì mình cảm thấy được chút ánh sáng nơi cuối đường hầm :smiley:

Bổ sung thêm đồng hồ đo độ cứng Shore A và máy chụp màu nữa. Độ cứng thì tất nhiên rồi, còn máy chụp màu sẽ rất có ích khi bác cần phải làm mẫu theo màu của khách hàng. Bên em đang dùng cái của hãng Konica thấy cũng khá tốt, bác tìm hiểu thêm nhé, phần color meter ấy.

Chào bạn!

Chỉ tiêu kiểm tra tỷ trọng, mẫu ở dạng hạt. nhưng kiểm tra độ dãn dài, kéo đứt hoặc cách điện, độ cứng thì bạn phải tạo mẫu dạng tấm bằng máy ép nhiệt, sau đó cắt mẫu thành hình quả tạ theo tiêu chuẩn để đo các chỉ tiêu cơ lý như dãn dài, kéo đứt.

Tôi nghĩ bạn nên đến Trung Tâm kỹ thuật chất dẻo và cao su 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa để được tư vấn và địa chỉ mua máy.

Bác Polychem : Em thấy tỷ trọng thì không nên dùng hạt để để đo tỷ trọng bác ạ, nếu dùng hạt sẽ cho sai số cao. Thông thường thì dùng mẫu dạng tấm để đo sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Các pác nói rất nhiều máy, và các máy này đúng là dùng cho thí nghiệm dây điện nhưng với 1 cơ sở nhỏ thì còn nhiều máy khác cần hơn. ví dụ: Lò lão hóa để kiểm tra cơ tính sau lão hóa. chỉ tiêu này có trong tiêu chuẩn chất lượng đó và khách hàng hay đi kiểm tra lại chỉ tiêu này lam! còn chỉ tiêu về độ cứng và đo mầu sắc thì chưa quan trọng lắm. khi nào cty lớn thì mua cũng được. vì máy đo màu mắc tiền làm đó.

Đúng rồi! vì hạt was nhỏ, nên dùng mẫu cắt từ tấm ép.

Mua hết mấy cái máy nếu là máy mới tốn cỡ hơn 200t đó, tớ ko kinh doanh thứ này nhưng có biết sơ sơ thử tính nhẩm cái, bác nào biết rõ hơn thì cập nhật thông tin cho bạn ấy nhá : 1/Máy kháng kéo : cái này ko biết chính xác nhưng mèng nhất cũng hơn 10 ngàn USD 2/ Tỷ trọng thì ko cần mua nguyên cái máy, chỉ cần mua cân điện tử độ chính xác 1/1000 (0.001) và bình đo tỉ trọng là có thể cân được rồi, cân loại tốt cỡ 15t 3/ cái này ko biết giá 4/ cái này máy mới cỡ 8 ngàn USD, hàng Đài Loan nhá

@14-2 : máy chụp màu bên bác là thế nào nhỉ, mình mới nghe lần đầu đấu, có thể giới thiệu cho anh em biết dùng để làm gì và nguyên lý ko, máy này có phải dùng để so màu bằng cách phân tích quang phổ màu không. @all : mình thấy bên ngành nhựa có 1 chỉ tiêu “Độ ổn định nhiệt Congo Red” nó là thế nào vậy các bạn ?

Cái bình tỉ trọng mình hỏi thử mấy bác bên bán cân chặt đẹp quá, đòi tới 100 Usd cho một cái, cái cân hiện tại mình mua rồi, khoảng 3t cho hàng Đài Loan (Tàu). Bạn nào biết cấu tạo cái bình đo tỉ trọng chỉ mình cái để mua hàng về ráp dã chiến dùng đỡ trước.

Chào bạn boma,

Dưới nhiệt độ cao, PVC có hiện tượng phân hủy phát sinh khí HCl. Khi đạt tới một nhiệt độ nhất định nào đó, khí HCL trong PVC bắt đầu thoát ra. Khi đó, miếng giấy thử chứa chất chỉ thị Conggo Red sẽ “bắt” được khí này và đổi màu. Lúc đó, người kiểm tra có thể kết luận nhiệt độ tối đa mà PVC chịu được.

Về máy, phía dưới có một bộ phận gia nhiệt có kiểm soát, phía bên trên là một ống dẫn hơi có đậy bằng lưới . Nơi này sẽ để dành cho việc đặt miếng giấy chỉ thị lên.

Thân,

Teppi

To Boma: Mình chưa nghe tới cụm từ “Độ ổn định nhiệt Congo Red” bao giờ. Nhưng theo mình đó là thử nghiệm độ ổn định nhiệt sử dụng giấy chỉ thị Congo Red thôi. Để biết rõ chi tiết Boma có thể tra tại TCVN 5935 - Tr. 41, và TCVN 5936 - Tr. 50. Cái này theo mình biết thì chỉ áp dụng cho PVC/B thui. Mẫu được đưa vào ống nghiệm và giữ ở nhiệt độ 200± 0.5 độ C, phía trên ống nghiệm là giấy chỉ thị pH (bên mình cũng sử dụng giấy Congo Red ^_^). Thởi gian PVC “chịu đựng” được mà không bị phân hủy ra khí HCl chính là giá trị “Độ ổn định nhiệt” của nhựa PVC đó.

Có một điều lưu ý nữa là nếu mua máy để test chỉ tiêu này thì các bác nên vẫn động sao để các sếp mua loại dầu chịu nhiệt (tên thường gọi là dầu Silicon thì phải ?). Chứ máy mua về mà đổ dầu nhớt thường vô thì khi thử nghiệm sẽ lãnh đủ đó, không khác hun chuột tý nào cả (em bị mấy lần rồi giờ còn hãi, hix !!)

To bác Nicole82 : Bác thử làm thế này xem nhé, lấy một cái cốc to loại 500 ml ấy, sau đó dùng dây thép nhỏ đan mắt cáo thành một tấm lưới nhỏ sao cho đặt lọt được trong cốc sau đó “treo” vào trong cốc sao cho phần lưới không chạm vào thành hay đáy cốc. Đổ nước cất vào cốc sao cho ngập phần lưới. Khi cân, đầu tiên để cốc nước bên trong có tấm lưới nên cân, chỉnh cân về Zero. Tiếp đó đặt mẫu nhựa PVC cần đo nên trên để cân (Cốc nước vẫn ở trên cân, tấm nhựa PVC đặt ngoài cốc nước). Đo được khối lượng tấm PVC là m1. Sau đó lấy tấm nhựa PVC đó, đặt vào tấm lưới trong cốc nước sao cho nước phủ ngập hết tấm nhựa, chú ý không được để bọt khí trên tấm PVC. Giá trị đo được lúc này là m2 (nhỏ hơn m1 do được nước đẩy lên bởi lực Acsimet). Tỷ trọng D của nhựa được tính theo công thức: D= m1/(m1-m2). Độ chính xác lên tới 0.01. Còn phần lý thuyết để tính ra công thức này thì các bác cứ suy từ công thức tính lực đẩy Acsimet là ra ngay. Phép đo này có sai số nhỏ do coi khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ đo là 1 g/cm3.

Một điều nhỏ nữa mà em thấy là trong ngành nhựa khi nói đến tỷ trọng (Density) thì thường viết thêm đơn vị là (g/cm3). Điều này theo em là chưa được đúng lắm bởi tỷ trọng không có đơn vị. Nếu viêt đơn vị (g/cm3) thì cần ghi đó là Khối lượng riêng.

Chỗ treo này mới quan trọng nè, mình cũng đã thử cách này nhưng cảm thấy chưa tin tưởng lắm nên muốn hỏi thêm, theo mình thì phần treo này không nằm trên cân (các chân của phần treo sẽ phải nằm ngoài dĩa cân) , vì nếu nằm trên cân thì theo định luật bảo toàn khối lượng khi bạn cân kiểu nào khối lượng cũng là không thay đổi. Hi vọng các bạn khẳng định dùm mình 1 cái chỗ này.

Với lại theo 1 số giấy mình đọc qua thì có đề cập dùng cồn thay cho nước trong phép đo tỉ trọng, mình phân vân không biết dùng cồn có tốt hơn không, dùng cồn hình như là giải quyết được vấn đề bọt khí bám theo thì phải (do sức căng mặt ngoài của nước và cồn khác nhau). Các bạn góp ý dùm mình nghen

Chính xác là cần làm bộ phận giá đỡ để treo lưới bác Nicole82 ạ, chân giá cần đặt ngoài mặt cân. Bác xem hình em vẽ ở dưới nhé. Theo em thì nên dùng nước cất để đo tỷ trọng của PVC compound thì tốt hơn. Vì PVC compound nặng hơn nước, vấn đề bọt khí thì chỉ cần cẩn thận khi cân là sẽ được thôi, nên dùng mẫu dạng tấm sẽ bớt được bọt khí. Dùng cồn khi đo các mẫu có tỷ trọng thấp hơn 1. Chỉ cần cẩn thận và thay nước cất thường xuyên thì kết quả sẽ Ok thui.