Đúng là có thể dùng cồn để đo tỷ trọng nhằm tránh bọt khí và đo các hạt nhựa poly olefine (PE, PP) có tỷ trọng nhỏ hơn 1. Phương pháp này có thể dùng đo cho hạt và có độ chính xác cũng khá cao.
Ngoài ra khi nói tỷ trọng thì đo hạt sẽ chính xác hơn vì đo tấm thì nguyên liệu đã qua một lần gia công nên lấy trị của tấm sẽ không thể hiện chính xác.
Bác Pdq thử đo tỷ trọng của dạng hạt và dạng tấm, so sánh kết quả rùi comment cho mọi người xem kết quả được không ? Nếu có thể bác lý giải nguyên nhân của sự khác nhau ấy để mọi người cùng được biết thêm, cả tại sao sao qua một lần gia công thì tỷ trọng của tấm sẽ không chính xác ???
Dạ vâng em đã đo rất nhiều lần rồi nên cũng tạm rút ra chút kinh nghiệm như vậy. Mặt khác theo lý luận của em việc vật liệu bị nén ép do nhiệt (sau 1 lần gia công) đương nhiên sẽ có tỷ trọng khác (thường là cao hơn) so với hạt nhựa ban đầu.
Ví dụ: Bạn có một khuôn dùng để ép tấm có một thể tích nhất định. Bạn có thể thay đổi lượng nhựa để ép sản phẩm (độ thay đổi có thể 3-5%) như vậy khi ép ra sản phẩm mỗi tấm sẽ có khối lượng khác nhau => tỷ trọng khác nhau. Do đó với mỗi phòng thí nghiệm nếu đo hạt sẽ có kết quả giống nhau; còn đo tấm sẽ bị khác biệt vì chế độ gia công cũng như thiết bị không giống nhau.
Do đó việc đo tỷ trọng dạng hạt như là một phép kiểm tra vật liệu trước quá trình gia công. Còn kiểm tra tỷ trọng theo tấm là phương pháp đo sau quá trình gia công ( tỷ trọng của sản phẩm).
Tuy nhiên em vẫn bảo lưu ý kiến nên đo tỷ trọng bằng mẫu dạng tấm lấy từ máy đùn hoặc tấm ép (tấm ép nên được ép từ các tấm mẫu lấy ra từ máy đùn, không nên ép từ hạt). Lý do: Từ tính toán tỷ trọng trên công thức sau đó kiểm nghiệm lại bằng thực nghiệm khi đo tỷ trọng bằng hạt luôn cho sai số cao, mẫu dạng tấm luôn cho kết quả chính xác hơn.
Mặt khác, từ kết quả thí nghiệm của bên em cũng cho thấy rằng sau một vài lần gia công nhiệt (hạt–>đùn ~170 C–>ép lần 1 ~ 200 C–>ép lần 2 ~ 200 C–>ép lần 3 ~ 200 C) thì tỷ trọng của PVC compound không có sự thay đổi đáng kể nào.
Kết quả đo tỷ trọng dạng hạt tại các phòng thí nghiệm khác nhau cho kết quả giống nhau là chưa chính xác lắm vì đo mẫu dạng hạt sai số người thực hiện là rất lớn. Ngay bên em khi thử cân tỷ trọng dạng hạt trong cùng một điều kiện(dụng cụ, nhiệt độ, mẫu), kết quả của em và đồng nghiệp đã có kết quả khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra, nếu có điều kiện bác nên dùng kính hiển vi hoặc mang mẫu đi chụp ảnh SEM(nên dùng lớp phủ để bảo vệ PVC) bác sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt giữa mẫu dạng tấm và mẫu dạng hạt. Do công nghệ chế tạo, máy móc thiết bị mà trong các hạt thường có những lỗ nhỏ, đó cũng là một phần nguyên nhân khiến mẫu dạng hạt thường có tỷ trọng thấp.
Bác cũng làm bên nhựa nên em mong có thể cùng bác trao đổi, học tập và chia sẻ thông tin cởi mở để công việc ngày một tốt hơn.
Thân mến.
Nguyễn Anh Tuấn - Kỹ sư QA
Công ty 3H Vinacom - PVC compound & XLPE Si-crosslinkable
Phone: 0942.922.456
Email: Tuannguyenanh84@gmail.com
Thực ra đã đo kiểm thì phương pháp nào cũng có sai số của nó. Dựa trên thông tin của nhà cung cấp đưa ra mà ta có những phương pháp đo phù hợp với điều kiện của mình để kiểm tra và những kết quả đó nhằm tham chiếu cho những lần đo tiếp theo. Do đó phương pháp đo của bạn sẽ đúng với nhà máy bạn.
Thực ra thì đã 7 năm nay mình không làm công tác thí nghiệm (sau cũng ngần ấy năm tiếp xúc cân đo đong đếm nhựa :24h_092:) nên có thể việc đánh giá còn phiến diện cũng như hạn chế về điều kiện và kiến thức. Rất cám ơn được bạn chia sẽ thông tin.
Cuối cùng sau bao ngày tìm kiếm cũng tìm ra được cách:
1. Về máy ép ra tấm: cái này thật ra là hai trục nó gia nhiệt nhựa rồi ép như khô mực ra dạng tấm. Cái này em mua TQ giá 9,000 tệ.
2. Cân đo tỉ trọng: ra chợ Kim Biên em nói mua cân tỉ trọng không ai biết, nhưng mua cân cân vàng thì họ bán. Giá em tìm được là 400 k cho cái thùng kiếng, cân loại sai số 0.001 g là 9-10 tr. Tổng cộng lại vẫn rẻ hơn chán so với mấy bác chặt chém.
Vài thông tin thực tế, hi vọng anh em nào cần thì có cơ sở để làm nhanh hơn mình.