Các phương pháp chuẩn độ

Mình không đồng ý lắm với ý kiến của bạn này, bạn nói là Ka1 >> Ka2 nên bỏ qua OH-, bạn đang chuẩn độ acid bằng một dung dịch chuẩn là baz. Mình sẽ nói tới 2 trường hợp

Trường hợp 1 là bạn có thể chuẩn riêng rẽ từng nấc tức là pKa1- pKa2 > 4, lúc này trước điểm tương đương 1 là một hệ đệm, pH tính theo đệm. Sau điểm tương đương 1 trước điểm tương đương 2 tức là 1.00< F <2.00, cũng có một hệ đệm khác, nên pH cũng tính theo hệ đệm. Nhưng F > 2.00, thử hỏi bạn lúc này là hoàn toàn hết acid, và bạn them baz vào dung dịch thì làm sao bạn bỏ qua OH- được.

Trường hợp 2 là bạn không thể chuẩn riêng từng nấc được, thì 1.5< F <2.00 tồn tại trong dung dịch là một hệ đệm, bạn tính pH theo đệm, nhưng khi F > 2.00, bạn làm sao mà bỏ qua OH- được vì bạn cứ tiếp tục thêm baz vào dung dịch mà.

chào các anh, tiện thể có topic dung dịch đêm, cho em hỏi luôn, khỏi phải tạo topic mới!

Em có phản ứng cacbonat hóa Na[Al(Oh)4] + CO2 => Al(OH)3

để giữ cho độ pH trong dung dịch cuối cùng là 12 thì cần dùng dung dịch đệm gì ạ? Cách tính ra sao? em có đọc trên wiki nhưng chưa hiểu lắm!

Trường hợp của bạn, muốn ổn định đệm tại pH 12 thì nên dùng hỗn hợp glycine NH2CH2COOH và NaOH. Các pha chế như sau:

  1. Dung dịch glycine 0.1N: 7.507 g glycine + 5.85 g NaCl pha thành 1 L
  2. Dung dịch NaOH 0.1N Để pha dung dịch đệm pH 12: lấy 54.45 g dung dịch 1) rồi thêm dung dịch 2) thành 100 mL. (Nguồn: Handbook ò Analytical Chemistry, J.U. Lurie, p. 253 -261)

Nếu cần pha dung dịch đệm có đệm năng cao hơn, bạn cần tăng nồng độ các dung dịch 1) và 2).

Thân ái

Cảm ơn anh, anh tra cứu hộ em, vẫn dung dịch đó, nhưng độ pH = 10 thì thế nào ạ? cảm ơn anh.

NẾu dùng hệ đệm Glycine+NaOH và muốn tạo pH=10 thì bạn lấy 38.3 mL dung dịch glycine 0.1N và thêm NaOH 0.1N đến 100 mL. Thân ái

ĐHKHTN không có bán sổ tay này đâu. Muốn tìm thì có thể đến các thư viện có sách này mà copy hoặc ra ngoài nhà sách cũ may ra sẽ có. Hồi xưa tôi phải đi nhà sách cũ liên tục nhiều năm mới có đấy. Chúc các bạn may mắn.

Thầy ơi, em thấy có cuốn của cô Vân đó thầy: Sổ tay và bài tập Hoá phân tích. Đợt đó em đi TpHCM 1 tuần mua hết các sách cần thiết, riêng quyển sổ tay này em mua 10 cuốn, về bán lại cho bạn bè lãi được khá lớn! (Hihi, hoá ra cũng có máu kinh daonh)

Xin chào các anh em, Tôi muốn hỏi là tại sao rất ít khi dùng H2SO4 để làm chất chuẩn trong quá trình chuẩn độ axit - base. Thường tôi chỉ thấy dùng HCl hoặc các axit yếu khác mà thôi. Tôi đã hỏi giáo viên và được trả lời là vì H2SO4 là đa axit nên sẽ chuẩn thành 2 nấc, trong đó nấc 2 kém hơn và khó kiểm soát được sản phẩm. Tôi không thoả mãn với câu trả lời này vì thấy không phù hợp. Anh em nào biết xin trả lời giúp

H2SO4 là axit đa chức, trong đó nấc 1 mạnh (phân li hoàn toàn), nấc 2 yếu (hay trung bình, K2 = 10^-2). Trong dung dịch H2SO4 có các cân bằng (không kể cân bằng nước): H2SO4 -> H+ + HSO4- (axit mạnh) x-----------x---------x HSO4- <-> H+ + SO42- K2 = 10^-2. (axit yếu) Như vậy ta thấy, H2SO4 giống như là một hỗn hợp gồm (1axit mạnh + 1 axit yếu), do đó việc chuẩn độ nó là khá phức tạp (tất nhiên không phải không chuẩn độ được). Vì vậy người ta thường dùng HCl để làm chất chuẩn (cũng không dùng HNO3 vì nó có tính oxi hoá mạnh. có thể oxi hoá chất chỉ thị). Một lí do nữa là H2SO4 là axit 2 nấc, do đó khi pứ có thể có tỷ lệ 1:2 nên việc tính toán cũng phức tạp hơn! Hi vọng câu trả lời này thoả mãn được yêu cầu cảu bạn! Thân!

có ai có phương pháp hay quy trình để phân tích định lượng Cl- và Br- trong cùng một dung dịch không giúp mình với

Về nguyên tắc có thể dùng KMnO4/H2SO4 để chuẩn độ hỗn hợp này, bằng cách điểu chỉnh pH thích hợp. Cơ sở lý thuyết dựa vào nguyên tắc sau: “Eo’(ox1/kh1) > Eo’(ox2/kh2) thì có thể xảy ra pư: ox1 + kh2 -> kh1 + ox2”. Ta có: Eo’(MnO4-/Mn2+) = 1,51 - 0,0944pH. Eo(Cl2/Cl-) = 1,36V; Eo(Br2/Br-) = 1,08V. Từ đó chúng ta thiết lập được khoảng pH có thể chuẩn độ Br- bằng MnO4- mà Cl- không bị chuẩn độ. Tuy nhiên, thế oxi hoá - khử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tốc độ pư, hệ số tỷ lượng…) vì vậy thực tế việc phân tích hỗn hợp Cl-, Br- (và cả I-) chỉ mới dừng lại ở phân tích định tính! Mời các bạn trao đổi thêm! Thân!

Chào bạn, Bạn dùng sắc ký trao đổi ion sẽ xác định riêng từng ion này trong dugn dịch hỗn hợp thật dễ dàng. Thân ái

Hi các anh, em có câu này về chuẩn độ hơi khó hiểu nên em xin hỏi mong các anh có gì chỉ giáo em giùm.Theo em biết thì H3PO4 chúng ta chỉ có thể chuẩn độ được 2 nấc đầu mà thôi(do nấc thứ 3 có độ phân ly quá thấp) nhưng nếu em cứ tiến hành chuẩn độ thì lúc đó độ chính xác của phép đo sẽ là bao nhiêu ạ?Và lúc đó em sẽ bắt đầu với F bằng bao nhiêu ạ?Em đã thử tính với độ chính xác 96% thế nhưng vẫn không tính ra được nấc thứ 3.Mong các anh giúp em.

Ở đây có 2 vấn đề đấy bạn ạ!

  • Thứ nhất K3 của H3PO4 quá nhỏ, việc chuẩn độ là không chính xác, vì khi đó cân bằng H2O có ảnh hưởng.
  • Thứ 2 là bạn đang dùng chỉ thị gì? Việc dùng chỉ thị là rất quan trọng, có lẽ bạn đã biết chứ? Nếu bạn trả lời được 2 vấn đề trên thì bạn có thể tiến hành. Cuối cùng tôi khuyên bạn, là hậu bối cần chiêm nghiệm, tiếp thu những kiến thức mà các bậc tiền bối đã để lại. Việc đi tìm phương pháp mới là cần thiết nhưng không thể đi ngược lại với những cái đã được khẳng định! Bạn đang thực hiện một công việc trái với điều đó chăng?

Hi cám ơn anh Bin.Tại vì bạn em có nói là gặp 1 câu chuẩn độ muối trong giáo trình thực hành pt1.Cụ thể là tính nồng độ của muối Na2HPO4 và NaH2PO4.Nó bắt buộc chọn chất chuẩn là base.Mong các anh giúp em.

Chào bạn! bạn có thể cho tôi biết câu này bạn gặp ở phân câu hỏi - bài tập hay phần thực nghiệm? Nếu phần câu hỏi - bài tập thì cụ thể nó yêu cầu cái gì? Tôi nghĩ vẫn có thể tính được nồng độ nếu nó cho pH. Khi đó chúng ta chuẩn độ xác định được nồng độ NaH2PO4, dựa vào pH có thể xác định được nồng độ của Na2HPO4. Còn nếu thực nghiệm thì bạn làm ơn hỏi thầy giotnuoc thôi! Ok?

ai bit chỉ dùm mình với! mình thắc mắc không bit "tại sao lại cần môi trường pH = 5 khi chuẩn độ trực tiếp Pb2+?"thanks mọi người nhìu nha!!!

Bạn sol7979 thân mến! Đó bạn 1?2?5 bằng bào nhiêu? Bạn không thể biết được đúng không? Vì dấu “?” đó bạn có biết là +, - , x, /… đâu đúng không? Vậy câu hỏi của bạn cũng không có ai có thể trả lời được đâu! Muốn có câu trả lời, bạn làm ơn cho biết bạn đang chuẩn độ Pb2+ bằng phương pháp gì? Kết tủa? Tạo phức? Oxi hoá - khử? hay Khối lượng? AAS? Trắc quang?.. và vui long cũng cấp đầy đủ các điều kiện tiến hành. Khi đó bạn thắc mắc cho nào (pH = 5 chẳng hạn) thì sẽ có người giúp bạn được đó! Mong nhận được bổ sung của bạn!

có phải bạn muốn hỏi tại sao khi chuẩn độ trực tiếp với chỉ thị XO bằng complexon III thì phải ở pH=5(trong sách phân tích định lượng). Theo mình thì đệm có pH=5 chỉ để giúp cho chỉ thị XO có sự chuyển màu tương phản rõ rệt, không biết có đúng không, xin mọi người cho ý kiến giúp em!!!

Hì cái đó là chuẩn độ complexon đó anh Bean.Tụi em làm chuẩn độ complexon để nhận biết nồng độ của Pb2+ trong dd.Bạn đó thắc mắc là tại sao mình dùng pH=5 mà không dùng pH khác được.