Vậy theo bạn nghĩ là thế nào ? Mình nghĩ nó là Baz mạnh nên chuẩn độ chung với nấc 1 của Na2CO3 .hay tại F=0.99 thì có 99% dung dịch (NaOH+Na2CO3)đc chuẩn độ.lúc đó tính pH thì vẫn còn 1%NaOH?
H(+) + OH(-) —> H2O ; K = 10^ 14 còn: H(+) + CO3(2-) —> HCO3(-) ; K = 10^10.26 H(+) + HCO3(-) —> H2CO3 ; K = 10^6.37 10^14 >> 10^10.26 => OH(-) phải pư trước
nếu vậy thì phải chuẩn riêng NaOH trước ah? Thế thì xem như chuẩn 2 chất rồi, đâu có liên quan gì đến hỗn hợp đâu
chuẩn một dd như vậy thì cần phải thu được kết quả là nồng độ OH(-) và CO3(2-) chứ. Nhưng mình nghĩ nếu chuẩn như vậy thì cũng đâu biết được nồng độ OH(-) ban đầu đâu, vì có nhiều cân bằng khác nữa. Mình thấy chỉ có cách là làm kết tủa CO3(2-) dưới dạng CaCO3 bằng CaCl2 thôi.
H Hii! Tốt nhất các bạn nên ôn bài khác đi.Baz,acid đa chức chẳng hạn.Vì bài này chỉ có ý nghĩa trong thực tế.Có NaOH thì nấc 1 của Na2CO3 chỉ chuẩn độ chính xác thấp hơn 99 %,khoảng bước nhảy khá hẹp nên phải chọn chỉ thị hỗn hợp pT=8.3,nồng độ Na2CO3 tương đối cao,fải đun đuổi khí CO2 …vv…
nhưng mà mấy bài đa acid hoặc đa baz thầy cho làm hết trên lớp ùi,bây giờ k lẻ thầy cho lại ạ? kì vậy?
trong một hỗn hợp làm sao bik khi nào chuẩn chung,khi nào chuẩn riêng ạ?dựa vào gì để bik được điều này?
Các bạn làm bài này nha: Tính pH dd NH4HCO3 0.1 M
Bài này phải tính lặp một chút (2-3 lần). Kết quả pH = 7,8.
Ý bạn này là đúng nhất. Đọc qua ý kiến các bạn tôi nghĩ các bạn cần tìm ngay cuốn: HOÁ HỌC PHÂN TÍCH - PHẦN 3: “CÁC PP PHÂN TÍCH HOÁ HỌC” của tác giả Nguyễn Tinh Dung mà đọc, trong đó có cách viết rất khác thầy Long, nhưng quan trọng là giúp được các bạn các câu hỏi trên, thầy đã phân tích rất kỹ. Sách này chủ yếu được dùng ở ĐHSP Hà Nội và ĐH Vinh.. SÁCH RẤT HAY! Theo tôi, các bạn đừng nghĩ, cách viết khác thầy Long thì không đọc, vì nó sẽ trái với ý thầy. Nhưng các bạn đang thắc mắc cơ mà, vấn đề là các bạn phải hiểu, còn áp dụng vào bài thi hay không lại là vấn đề khác. (Nói thật, thầy nào cũng chỉ thích học trò áp dụng pp của mình thôi. Hihi). Chúc các bạn học tốt!
theo minh nghi thì NaOH là một baz mạnh khi chuẩn chung với Na2CO3 thì nó sẽ dc chuẩn chung với nấc 1 của NA2CO3 và độ chính xác lấy theo Na2CO3 tiếp theo nấc 2 của Na2CO3 đc chuẩn riêng. và do PKa2-PKa1<4 nên ta chỉ xét với độ chính xác <99% vì ta xét riêng 2 nấc mà vậy tại F=o.96 d d chứa 96%(NaHCO3) 4%(Na2CO3) và 100%(NaOH) đã dc chuẩn hết các bạn nghĩ như thế nào!!! có ai biết rõ không chỉ giùm với???
5
theo mình nghĩ thì ý kiến ban đầu của bn đúng hơn vì nếu là y kiên sau thí NaOH sẽ pư với HCO3- liền hà.uhm cảm ơn bn nhiêu hem
Theo mình vầy nè.Đúng như các bạn trên đã nêu,NaOH và nấc 1 của Na2CO3 sẽ chuẩn chung do NaOH là 1 base mạnh nên sẽ đc chuẩn chung với nấc 1 Na2CO3.Lúc đó ta xem như bỏ qua NaOH trong quá trình chuẩn độ luôn,NaOH chỉ ảnh hưởng đến độ pha loãng D thôi chỉ ảnh hưởng đến các giá trị pH tại F=1,F=2,…mà thôi.Lúc F=0.99 thì NaOH do quá mạnh nên đã pứ hết rùi chỉ còn lại 1% Na2CO3 thôi.Lúc đó các bạn sẽ chuẩn độ bình thường với D sẽ thay đổi tương ứng tại các điểm cần lưu ý.Ví dụ: tại F=1.00 D=1/2;Tại F=2 thì D=1/2.5
để chuẩn độ NaOH và Na2CO3 ta có thể chuẩn độ đồng thời hoặc riêng phần Chuẩn độ đồng thời độ NaOH và Na2CO3 bằng dd HCl t/c lần lượt theo chỉ thị PP thì toàn bộ NaOH và Nấc 1 của Na2CO3 được trung hòa . Phương trình phản ứng : NaOH + HCl => NaCl + H2O Na2CO3 + HCl => NaHCO3 + NaCl tại điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu
- theo chỉ thị MO thì nấc 2 của Na2CO3 được trung hòa hết NaHCO3 + HCl => NaCl + H2O + CO2 tại điểm tương dung dịch chuyển từ màu vàng sang hồng công thức tính g/l NaOH ={mDgNaOH [(NV)pp - (NV)MO]HClVdm/Vxd1000}/Vml(mẫu) g/l Na2CO3={mDgNa2CO3[ N*(2V)MO]HCl Vdm/Vxd1000}/Vml(mẫu) :010:ko biết mình có nhầm chõ nào k ? mong các bạn góp ý
Mình thì nghĩ như thế này! NaOH sẽ có bước nhảy pH = 10.7 - 3.3 Còn N2CO3 sẽ có 2 bước nhảy pH của 2 nấc là: 10.3 - 8.6 và 5.2 - 3.6 Khi đó: -Nếu ta chọn chỉ thị PP (pT = 9) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và nấc thứ 1 của Na2CO3. -Nếu ta chọn chỉ thị MO (pT= 4) thì ta sẽ chuẩn được NaOH và cả 2 nấc của Na2CO3.
Ừ đúng như bạn Thanh viet đã nói.Nhưng đây là chuẩn hỗn hợp các base nên ta phải làm theo đúng như đề đã ra ^^.Vì vậy ta nên làm theo đúng với yêu cầu của một bài chuẩn chung hỗn hợp base.
Mình đính chính một chút nhé:
- Bước nhảy nấc 1 của Na2CO3 sao lại 10,3 - 8,6?? Tôi nghĩ là khoảng 8,6-8,0 thôi.
- Chuẩn độ B = A: PP có pT = 8,0 (chứ không phải bằng 9,0). Ok?
Cho mình hỏi H2SO4 là acid di chức nhưng nấc 1 phân ly mạnh hơn nấc 2 rất nhiều. Nên khi chuẩn độ sẽ chuẩn độ cả 2 nấc chung. Thế mình phải bắt đầu từ F=0.99 hay F=1.99. Mình nghĩ là phải bắt đầu từ F=1.99 không biết có đúng không? Hơn nữa trong đề thi pt của thầy năm trước khi chuẩn độ hỗn hợp H2SO4 và H3PO4 thì H2SO4 chuẩn độ luôn cả 2 nấc và chung với nấc 1 của H3PO4 nhưng bắt đầu từ F=0.99. Vậy chuẩn riêng H2SO4 thì sao?
Chuẩn độ hỗn hợp H2SO4 và H3PO4 xét F = 0,99 đó là xét cho H3PO4, bạn hiểu chứ? Còn chuẩn độ riêng H2SO4 thì do K2 = 10^-2 không quá nhỏ nên không thể chuẩn độ được riêng nấc 1. Vì thể chuẩn độ cả hai nấc, tất nhiên là là xét F=1,99 rùi! Thân! Chúc bạn học tốt!
theo quy tắc một chút, nếu nồng độ OH- quá bé trong dung dịch có thể bỏ qua, theo như bạn rubykhtn nói thì bạn đang chuẩn độ acid 3 chức mà chuẩn được tới nấc 2 rồi phải không ???
Bần cần phải xem kỹ khi bạn chuẩn ở trước nấc thứ 2, trong dung dịch của bạn gồm những jì, nếu là một hệ đệm thì bạn nên tính pH theo một hệ đệm với pKa tương ứng và tỷ số nồng độ [Baz]/[acid] tương ứng tại điểm F mà bạn chuẩn độ, sau điểm tương đương thứ 2, trong dung dịch của bạn còn jì. Vì bạn nói đây là acid 3 nấc, cho nên khi bạn chuẩn độ qua nấc thứ 2 thì trong dung dịch của bạn vẫn tiếp tục có hệ đệm.
Điều quan trọng ở đây, bạn phải nhận ra ở điểm F nào thì dung dịch bạn có những jì và bao nhiêu phần trăm, lúc đó bạn chỉ cần tính pH theo cái dạng đó (đệm, muối v.v…), nhưng nhớ là có hệ số pha loãng nha bạn.